Giải pháp tổ chức thực hiện đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 104 - 113)

Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

4.2. Giải pháp tăng cường quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

4.2.2. Giải pháp tổ chức thực hiện đào tạo nghề

4.2.2.1. Đầu tư tài chính, cơ sở vật chất cho đào tạo nghề

Để đáp ứng được nhu cầu, nâng cao chất lượng và hiệu quả ĐTN thì cơ sở vật

chất, thiết bị dạy nghề phải được quan tâm, đầu tư phù hợp.

- Đảm bảo nguồn lực phát triển dạy nghề: Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư cho phát triển dạy nghề. Nâng tỷ trọng đầu tư cho dạy nghề trong tổng ngân sách chi cho giáo dục đào tạo. Huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển dạy nghề. NSNN tập trung đầu tư cho những CSDN trọng điểm, nghề trọng điểm (đầu tư đồng bộ), các vùng khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa; ĐTN cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người dân tộc thiểu số, nhóm yếu thế trong xã hội và phổ cập nghề cho người lao động; từng bước giảm sự chênh lệch về mức độ thụ hưởng dịch vụ ĐTN giữa các vùng, miền.

- NSNN: chiếm khoảng 40%, bao gồm: ngân sách Trung ương (các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án tài trợ đặc biệt,...), ngân sách tỉnh. Tỷ lệ chi cho thực hiện quy hoạch trong tổng chi của ngân sách tỉnh dự kiến bình quân sẽ tăng 3%

mỗi năm.

- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác dạy nghề, thu hút các nguồn lực quốc tế trong ĐTN, thông qua các chương trình, dự án phát triển dạy nghề; đồng thời huy động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, người học để phát triển dạy nghề. Tạo sự bình đẳng giữa CSDN công lập và CSDN ngoài công lập trong hoạt động ĐTN.

- Nguồn ngoài NSNN khoảng 60%, từ các nguồn: Tài trợ của các công ty, xí nghiệp trên địa bàn thông qua việc huy động các doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động trong tỉnh cùng tham gia công tác đào tạo; tài trợ của các tổ chức, chương trình phi chính phủ, nguồn vốn huy động từ cộng đồng, trợ giúp của các cá nhân, tổ chức quốc tế; nguồn từ việc tăng cường xã hội hoá; nguồn vốn vay trong và ngoài nước,...

4.2.2.2. Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

Đây là giải pháp rất quan trọng bởi đứng trước yêu cầu phát triển ĐTN giai đoạn mới, đội ngũ giáo viên dạy nghề phải được chuẩn hóa (về trình độ đào tạo, nghiệp vụ sư phạm và trình độ kỹ năng nghề), đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo.

Để có được đội ngũ giáo viên đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng như trên thì cần phải có chính sách phát triển, đãi ngộ thích hợp thu hút những người tài giỏi về giảng dạy ở nhà trường đặc biệt là những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi. Huy động

các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho LĐNT.

- Định kỳ 3 -5 năm giáo viên, giảng viên dạy nghề được bồi dưỡng, cập nhật phương pháp đào tạo, công nghệ, kỹ thuật mới và đi thực tế sản xuất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

- Đa dạng hóa chế độ sử dụng đội ngũ giảng viên (biên chế, hợp đồng, thỉnh giảng,...) để tăng cường đội ngũ cả về số lượng và chất lượng giảng viên các trường ĐH và CĐ;

- Thực hiện đào tạo tại chỗ theo hình thức cử tuyển để đáp ứng nguồn nhân lực cho các địa bàn thuộc miền núi, vùng sâu vùng xa.

- Đảm bảo mỗi nghề có tối thiểu 1 giáo viên cơ hữu; mỗi huyện, thị xã, thành phố có 01 biên chế cán bộ quản lý dạy nghề.

- Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề để bổ sung giáo viên cho Trung tâm GDNN - GDTX chưa đủ giáo viên cơ hữu;

- Xây dựng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Nghiên cứu kiện toàn tổ chức, biên chế của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, đặc biệt chú trọng đến trường của cấp tỉnh;

4.2.2.3. Phát triển mạng lưới đào tạo nghề

Xây dựng các cơ sở dạy nghề, đầu tư từ cơ sở hạ tầng đến cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Mở rộng quy mô đào tạo cũng như phát triển số lượng học sinh, đa dạng hóa các cơ sở dạy nghề với nhiều ngành nghề hơn, nhất là các ngành nghề thị trường đang cần. Mở thêm nhiều trường dạy nghề hơn trên địa bàn các khu vực nông thôn. Nâng cấp các trường dạy nghề thường xuyên, nhất là đảm bảo chất lượng giảng dạy, có các phòng thực hành cho học viên, liên kết với các cơ sở sản xuất để học viên thực hành ngay tại xưởng đồng thời có hợp đồng cung cấp lao động sau khi đào tạo nghề cho các xưởng sản xuất vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động vừa thu hút người lao động đi học nghề. Dạy nghề thực chất là thực hành, do vậy thực hành sẽ chiếm một tỷ lệ lớn trong cả khóa học. Vì vậy không thể dạy nghề mà không có trang thiết bị thực hành được, đầu tư trang thiết bị cho tất cả các cơ sở dạy nghề là một việc làm cần thiết để phát triển mạng lưới đào tạo nghề.

Xây dựng một số cơ sở dạy nghề lưu động đáp ứng nhu cầu học tập nghề nghiệp của lao động vùng sâu, vùng xa và vùng núi cao, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng và tạo cơ hội cho mọi người có mong muốn học tập nghề nghiệp.

- Đối tượng cần đào tạo là lực lượng lao động nông thôn hiện đang sinh sống, lao động trên địa bàn huyện. Căn cứ độ tuổi, nhu cầu, mục đích học tập của người lao động có thể phân thành các nhóm đối tượng sau đây:

+ Nhóm 1: Học nghề nông nghiệp để trực tiếp lao động sản xuất trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. Nhóm đối tượng này không giới hạn về độ tuổi và trình độ đầu vào.

+ Nhóm 2: Học nghề để tham gia sản xuất phi nông nghiệp ngay tại địa phương. Nhóm này cũng không giới hạn độ tuổi và trình độ đầu vào.

+ Nhóm 3: Học nghề đi làm công ăn lương; tuổi dưới 35 và trình độ hết bậc Tiểu học.

+ Nhóm 4: Học nghề để đi lao động nước ngoài; tuổi từ 18-35 và trình độ đầu vào tốt nghiệp THCS trở lên.

+ Nhóm 5: Lao động chất lượng cao, công nhân kỹ thuật; tuổi từ 18-35 và trình độ đầu vào tốt nghiệp THPT, phải qua thi tuyển.

+ Nhóm 6: Học nghề, tập huấn nghề, bồi dưỡng kiến thức cán bộ, công chức xã, bản; tuổi từ 25-40 và trình độ đầu vào tốt nghiệp THPT.

- Về quy mô và ngành nghề đào tạo: Bình quân mỗi năm đào tạo, huấn luyện trên 30 lượt lao động, trong đó đào tạo trên 1.300 lao động (đào tạo dài hạn chiếm trên 23%).

- Hình thức đào tạo: Trên cơ sở các đặc điểm về điều kiện tự nhiên về độ tuổi, tính đặc thù về trình độ văn hóa, nhận thức, điều kiện học tập của thôn bản, văn hóa dân tộc của lao động nông thôn. Phân nhóm đối tượng học nghề theo các tiêu chí sau:

+ Đào tạo tập trung dài hạn tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học nghề để tạo nguồn lao động có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu lao động xã hội;

+ Đào tạo nghề tập trung ngắn hạn tại Trung tâm GDNN - GDTX huyện;

+ Đào tạo, tập huấn nghề lưu động: dạy nghề được thực hiện tại trung tâm học tập cộng đồng, các thôn, bản, khu dân cư đáp ứng nhu cầu học nghề của người dân

tại địa phương mà không cần phải đến các cơ sở dạy nghề như hình thức tập trung.

+ Tập huấn nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ xã, bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.

4.2.2.4. Lựa chọn mô hình đào tạo nghề

Dạy nghề cho LĐNT vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Chính vì vậy, phải tổ chức dạy nghề thiết thực với bà con nông dân, vừa đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội. Do tính đặc thù của LĐNT, việc ĐTN cho LĐNT cần phải có những cách thức tổ chức phù hợp với từng nhóm đối tượng. Để xây dựng các mô hình dạy nghề phù hợp phải triển khai những hoạt động như:

- Trước hết, cần phải triển khai các hoạt động điều tra, khảo sát nhu cầu sử dụng nhân lực qua lao động qua ĐTN trong các ngành kinh tế, vùng kinh tế và từng địa phương.

- Thứ hai, đồng thời với việc nắm thông tin về nhu cầu sử dụng lao động, cần thiết phải khảo sát nhu cầu học nghề của đối tượng, nghĩa là cần có sự phân nhóm đối tượng để tổ chức các khoá đào tạo phù hợp.

- Thứ ba, đối với nhóm đối tượng nông dân đào tạo để có thể làm nông nghiệp hiện đại, do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, người nông dân làm việc theo mùa vụ, nên các khoá đào tạo cần gắn với việc vừa học, vừa làm việc của người nông dân, hoặc phải lựa chọn thời gian nông nhàn của người dân để tổ chức khoá học cho phù hợp. Mặt khác, do tính đa dạng của vật nuôi, cây trồng nông nghiệp, các khoá học nên được tổ chức gắn với thời kỳ sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng.

- Thứ tư, mục tiêu của dạy nghề cho LĐNT là tạo cho họ có một nghề để có thể tự tạo việc làm trong nông nghiệp (tăng năng suất lao động) hoặc tìm được việc làm phi nông nghiệp (ở nông thôn hoặc ngoài nông thôn). Nói cách khác, dạy nghề cho LĐNT phải gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Theo tác giả, đây là vấn đề cốt lõi đối với dạy nghề cho LĐNT, nhất là đối với nhóm lao động cần phải chuyển sang làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp, công nghiệp.

Qua những phân tích nêu trên, để nâng cao hiệu quả đào tạo, việc tổ chức các khoá học với các hình thức và phương thức khác nhau đối với LĐNT rất quan trọng.

Trước mắt cần phải tổ chức đào tạo thí điểm cho các nhóm đối tượng, với hình thức và phương thức đào tạo khác nhau để tìm ra được những mô hình đào tạo phù hợp nhất đối với các nhóm đối tượng lao động khác nhau để từ đó nhân rộng ra tất cả các vùng, miền trong cả nước. Có thể có một số mô hình sau:

a) Mô hình cho lao động trong các vùng chuyên canh

- Mô hình 1: Cơ quan Nhà nước phối hợp với các CSDN trên địa bàn tổ chức dạy nghề cho các nghề chuyên canh. Trong quá trình thực hiện có sự tham gia của các doanh nghiệp chuyên ngành.

- Mô hình 2: là mô hình Cơ quan Nhà nước (Tổng Cục dạy nghề, Sở LĐTB&XH,...) phối hợp với các tổng công ty có các vùng chuyên canh (như chè, khoai lang...), thông qua các trung tâm kỹ thuật của các tổng công ty, trực tiếp tổ chức đào tạo các khoá đào tạo cho nông dân các vùng chuyên canh.

b) Mô hình cho lao động thuần nông

- Mô hình 1: Cơ quan Nhà nước phối hợp với các CSDN trên địa bàn tổ chức dạy nghề cho các nghề cho lao động nông nghiệp. Trong quá trình thực hiện có sự tham gia của các hội đoàn thể ở địa phương.

- Mô hình 2: Cơ quan Nhà nước phối hợp với hội đoàn thể, hội nghề nghiệp ở địa phương (VACVN, Hội nông dân, Hội phụ nữ…) tổ chức dạy nghề cho các hội viên.

- Mô hình 3: Cơ quan Nhà nước phối hợp với UBND cấp huyện tổ chức dạy nghề cho bà con nông dân. Trong mô hình này, UBDN cấp huyện có vai trò như ”chủ thầu”, chịu trách nhiệm trước Tổng Cục dạy nghề hoặc Sở lao động để tổ chức dạy nghề. Trong quá trình thực hiện có sự tham gia của các CSDN, các đoàn thể, hội nghề nghiệp ở địa phương .

c) Mô hình cho lao động trong các làng nghề

- Mô hình 1: Cơ quan Nhà nước phối hợp với các CSDN chuyên ngành trực tiếp dạy nghề cho các lao động trong làng nghề. Trong quá trình thực hiện có sự tham gia của các nghề nhân của làng nghề.

- Mô hình 2: Cơ quan Nhà nước phối hợp với từng làng nghề để dạy nghề cho bà con. Người dạy nghề là nghệ nhân, người có kỹ năng nghề cao trực tiếp truyền nghề. Trong quá trình thực hiện có sự tham gia của các giáo viên của các CSDN chuyên ngành.

- Mô hình 3: Cơ quan Nhà nước phối hợp với các CSDN trên địa bàn tổ chức dạy nghề cho lao động trong các làng nghề. Trong quá trình thực hiện có sự tham gia của các nghệ nhân làng nghề.

d) Mô hình cho lao động chuyển đổi nghề:

- Mô hình dạy nghề ngắn hạn: Cơ quan Nhà nước phối hợp với các CSDN ở địa phương để dạy nghề phù hợp với nhu cầu của người lao động. Trong quá trình thực hiện có sự tham gia của UBND huyện, trung tâm giới thiệu việc làm.

- Mô hình dạy nghề dài hạn:

+ Mô hình 1: Cơ quan Nhà nước phối hợp với các trường TCN, CĐN phù hợp trên địa bàn (hoặc lân cận) tổ chức dạy nghề với những nghề các doanh nghiệp đăng ký nhu cầu. Trong quá trình thực hiện có sự phối hợp của các doanh nghiệp và giám sát của địa phương.

+ Mô hình 2: Cơ quan Nhà nước phối hợp hoặc đặt hàng với các doanh nghiệp, trường trong doanh nghiệp để dạy nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Có thể có nhiều mô hình tổ chức dạy nghề khác, trong quá trình thực hiện cần có sự đánh giá kết quả để điều chỉnh mô hình và nhân rộng những mô hình có hiệu quả.

Trước mắt, theo chúng tôi, cần triển khai một số mô hình với một số nhóm đối tượng ở những địa bàn điển hình để rút kinh nghiệm trước khi triển khai rộng.

4.2.2.5. Đẩy mạnh liên kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp

Hiện nay, các CSDN vẫn chủ yếu đào tạo theo khả năng "cung" chưa thực sự ĐTN theo "cầu" của doanh nghiệp. Trong khi đó 90% các doanh nghiệp thường xuyên thay đổi công nghề, tổ chức lại sản xuất và thay đổi cơ cấu sử dụng lao động. Vì vậy, nhiều lao động qua ĐTN, kỹ năng thực hành không đáp ứng với sự thay đổi công nghệ của doanh nghiệp, không có khả năng sự dụng được những thiết bị hiện đại. Do đó cần phải liên kết giữa cơ sở ĐTN và doanh nghiệp trong ĐTN cho người lao động để khắc phục những hạn chế nêu trên.

Nhiều địa phương thiếu CSDN, thiếu trang thiết bị, thiếu chương trình, giáo viên và chính sách cho người học chưa hoàn thiện. Những cái thiếu triên không đáng lo bằng thiếu đầu ra cho người học. Phải có nơi đặt hàng, có nhu cầu tuyển dụng. Nếu không thì dù đủ các yếu tố nêu trên, việc dạy nghề cho nông dân cũng không hiệu

quả. Doanh nghiệp phải đặt hàng CSDN cho nông dân vì chỉ họ mới biết họ cần lao động như thế nào, chất lượng ra sao, ngành nghề gì. Nếu doanh nghiệp và cơ sở đào tạo không liên kết với nhau, nông dân học nghề xong, có ép doanh nghiệp cũng không nhận.

Để đáp ứng được những nhu cầu trên, cần chỉ đạo thực hiện tốt một số giải pháp:

- Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp thành lập trường nghề, liên kết với trường nghề trong ĐTN và giải quyết việc làm; nhận học sinh, sinh viên của nhà trường đến doanh nghiệp thực hành, thực tập.

- Phát triển mạnh các CSDN tại doanh nghiệp để ĐTN cho doanh nghiệp và cho xã hội; khuyến khích phát triển dạy nghề tại dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.

- Tăng cường vai trò đại diện của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chính sách, chiến lược, kế hoạch và triển khai hoạt động dạy nghề.

- Mở rộng hình thức dạy nghề theo hợp đồng đào tạo hoặc đặt hàng giữa CSDN với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm đảm bảo cho người học nghề xong có việc làm;

- CSDN thành lập bộ phận (phòng/trung tâm) tư vấn tuyển sinh để tư vấn cho người học; hình thành bộ phận marketting, quan hệ với doanh nghiệp để thường xuyên nắm bắt nhu cầu lao động qua ĐTN của doanh nghiệp, dự báo thị trường lao động tư vấn, giới thiệu việc làm.

- Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu sử dụng lao động qua ĐTN về quy mô, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ cho các CSDN để mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo đáp ứng thị trường lao động.

- Huy động sự tham gia của doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình khung; biên soạn, sắp xếp nội dung, chương trình linh hoạt, thời gian học tập giữa lý thuyết và thực hành hợp lý; tham gia giảng dạy, thực tập sản xuất và đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên; xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề.

Nguồn nhân lực là vấn đề “sống còn” của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Để giải quyết được bài toán “thừa mà thiếu lao động”, đòi hỏi các cơ sở đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 104 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)