Đánh giá kết quả đạt được, mặt hạn chế trong công tác quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 101)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.4. Đánh giá kết quả đạt được, mặt hạn chế trong công tác quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.4.1. Kết quả đạt được

- Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo được thực hiện theo quy định, làm tốt việc xây dựng kế hoạch hoạt động đào tạo nghề phù hợp với tình hình thực tế của đơn

vị, của ngành, của địa phương. Khi xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, Trung tâm căn cứ vào nhu cầu học nghề của lao động trên địa bàn, kết quả tuyển sinh năm trước, cơ sở vật chất nguồn ngân sách được cấp và nguồn nhân lực có khả năng thực hiện.

- Công tác tổ chức thực hiện đào tạo: Hoạt động quản lý đào tạo của Trung tâm đã đi vào nề nếp, thể hiện qua các công tác từ tuyển sinh thực hiện đa dạng hoạt động tư vấn tuyên truyền, phối hợp với các tổ chức đoàn thể, trung tâm học tập cộng đồng các xã để thực hiện tuyển sinh; thực hiện đa dạng nhiều phương pháp giảng dạy trong hoạt động đào tạo, kiểm tra đánh giá kỹ năng nghề của học viên khi kết thúc khóa học đều được các cán bộ quản lý, giáo viên và học viên đánh giá cao. Thể hiện:

+ Về phát triển về quy mô và cơ cấu đào tạo nghề: Quy mô tuyển sinh năm 2016 là 1.390 học sinh các hệ; năm 2017 tăng lên 1.530 học sinh tương ứng tăng 10,07% so với năm 2016; năm 2018 tăng lên 1.757 học sinh tương ứng tăng 14,84%

so với năm 2017. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2018 là 12,45%/năm. Đối với lao động nông thôn tốc độ tăng trưởng trung bình của lao động tham gia đào tạo nghề trên địa bàn huyện là 8,86%/năm trong đó tốc độ tăng trưởng của lao động tham gia đào tạo của phi nông nghiệp là 16,33%/năm; của nông nghiệp chỉ tăng 3,24%/năm.

+ Về phát triển chất lượng đào tạo nghề: Công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên được các cơ sở đào tạo nghề quan tâm đầu tư, thực hiện tốt. Đội ngũ giáo viên tiếp tục được bổ sung mới, được đào tạo bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy mới để đạt chuẩn. Cơ sở vật chất, nhất là các trang thiết bị phục vụ cho đào tạo nghề, phương tiện học tập được đầu tư thêm, các chương trình đào tạo nghề theo ba cấp trình độ được xây dựng và hoàn thiện. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 96% so với quy mô tuyển sinh; số người học nghề đạt kết quả khá, giỏi chiếm 29%, số người học nghề đạt kết quả trung bình khá 38% và trung bình đạt 33%; số người tìm kiếm được việc làm sau khi học nghề chiếm khoảng 75%.

+ Về phát triển ngành, nghề đào tạo: Huyện đang tổ chức đào tạo nghề ở 12 lĩnh vực nghề chủ yếu, trong đó lĩnh vực nông- lâm-thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất. Có 25 nhóm nghề đang được đào tạo, trong đó nhóm nghề có quy mô tuyển

sinh nhiều nhất là: Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Nông nghiệp; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Công nghệ thông tin,…ngành nghề đào tạo trên địa bàn huyện khá đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của người lao động, doanh nghiệp và xã hội.

+ Về đa dạng hóa phương thức đào tạo nghề: Phương thức đào tạo nghề trên địa bàn huyện đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Bao gồm đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc, đào tạo theo kiểu học nghề, đào tạo theo kiểu chương trình hóa, tự đào tạo. Bên cạnh đó, hoạt động hỗ trợ lao động nông thôn học nghề đã đi vào nề nếp, đúng đối tượng, thực hiện đúng chính sách.

- Công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện thường xuyên và liên tục. Việc làm này nhằm điều chỉnh mọi hoạt động đi đúng hướng, từng bước thực hiện các kế hoạch đã đề ra và cuối cùng là để đạt được mục tiêu của đơn vị.

3.4.2. Những hạn chế

Với những kết quả như trên trong công tác quản lý đào tạo nghề của huyện Đại Từ vẫn còn những hạn chế sau:

Thứ nhất: Nhận thức về học nghề của người lao động chưa đúng đắn, chưa có thông tin một cách đầy đủ về thị trường lao động việc làm, cũng như ngành nghề, phương pháp, quy mô đào tạo và hình thức tuyển sinh của các trường cao đẳng, trung cấp; về việc làm và thu nhập sau khi tốt nghiệp. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, THPT vào học nghề quá ít. Số lượng học sinh học nghề hiện nay học do bắt buộc nên không hứng thú trong học nghề, chỉ có mặt để đối phó. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có nguyên nhân từ công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS, THPT chưa được thực hiện đồng bộ, triệt để. Công tác giáo dục hướng nghiệp hiện nay còn mang nặng tính hình thức, không thể hiện đúng mục tiêu. Bên cạnh đó nhiều lao động nông thôn, nhất là lao động người dân tộc thiểu số, lao động vùng sâu, vùng xa có trình độ văn hóa thấp, chưa nhận thức đúng về lợi ích của học nghề nên chưa nhiệt tình tham gia học nghề;

Thứ hai: Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy nghề còn lạc hậu, thiếu thốn dẫn tới người học không được thực hành như trong chương trình xây dựng. Qua phân tích

thực trạng ở trên cho thấy, hiện nay, tại Trung tâm GDNN – GDTX chỉ đầu tư thiết bị thực hành ở một số nghề như may mặc, CNTT,... còn lại đa số các ngành học khác không có thiết bị thực hành cho người học, do đó đối với đào tạo nghề Trung tâm thường liên kết với các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, hộ nông dân để xây dựng chương trình thực hành phù hợp tuy nhiên người học chỉ được quan sát hoặc thực hành với thời gian hạn chế. Khó khăn do ngân sách Nhà nước bố trí cho dạy nghề chưa tương xứng với yêu cầu tăng quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề.

Thứ ba: Năng lực của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề chưa đáp ứng được nhu cầu học tập. Qua phân tích cho thấy số lượng giáo viên của Trung tâm hạn chế, đội ngũ giáo viên ĐTN của huyện còn thiếu về số lượng (do sự gia tăng về tuyển sinh, quy mô đào tạo), năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học thấp, chưa đảm bảo về cơ cấu chủng loại; Cán bộ quản lý kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau nên thời gian và chất lượng đầu tư cho công việc không mang lại hiệu quả cao.

Thứ tư: Mạng lưới đào tạo nghề của Trung tâm ở phạm vi hẹp, chưa tương xứng với nhu cầu của người học. Quy mô, hình thức đào tạo còn manh mún, nhỏ lẻ, nguồn nhân lực nông thôn hiện nay so với yêu cầu vẫn còn hạn chế và bất cập đó là:

lực lượng lao động ở nông thôn chủ yếu là lao động phổ thông chiếm 94,1% lao động cả huyện, hầu hết lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, số lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chỉ chiếm 5,9%. Sản lượng thu nhập hàng năm thấp, chất lượng hạn chế. Hiện tại công tác đào tạo nghề tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề của lao động, nhất là những nghề đào tạo dài hạn. Hình thức đào tạo lưu động tại xã, chi phí cho việc đi lại của giáo viên rất đáng kể. Đặc biệt việc đi lại, ăn nghỉ cho giảng viên lớp dạy nghề tổ chức tại các xã vùng xa, vùng 135 của huyện gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, Trung tâm GDNN – GDTX của huyện thường có ít giáo viên và giáo viên không chuyên sâu về dạy nghề nông nghiệp. Các đơn vị dạy nghề như Trung tâm KNKN, Trung tâm giống cây trồng... đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên chuyên sâu về các nghề nông nghiệp thì lại không được bổ sung kinh phí để đào tạo nghề.

Thứ năm: Số lượng doanh nghiệp, hộ sản xuất liên kết đào tạo nghề với Trung

tâm còn ít, chưa mang lại lợi ích cho cả 2 bên.

Việc liên kết và giới thiệu lao động đào tạo dài hạn còn nhiều hạn chế, số lao động được đào tạo nghề từ trung cấp trở lên là quá ít. Liên kết giữa các CSDN với Trung tâm GDNN - GDTX huyện và các doanh nghiệp trên địa bàn hiệu quả chưa cao. Do đó công tác ĐTN chưa gắn với nhu cầu TTLĐ và yêu cầu của người sử dụng lao động, nên dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu gây lãng phí kinh phí đào tạo và thiệt hại cho người học. Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong quá trình đào tạo nghề chưa tốt, số lượng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia còn ít, thậm chí với các nghề nông nghiệp còn chưa có sự tham gia của doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất.

Thứ sáu: Việc định kỳ hàng năm thực hiện rà soát, điều chỉnh các nội dung chương trình đào tạo còn bất cập, thường chỉ tiến hành rà soát đối với một số nghề, còn lại một số nghề khác chưa tiến hành rà soát điều chỉnh và cũng chưa làm định kỳ hàng năm.

Thứ bảy: Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa thực sự linh hoạt, chưa có sự phân phân loại cao, chưa có hoạt động đánh giá riêng cho những học viên chưa có kỹ năng nghề và những học viên đã có một phần kỹ năng nghề, vẫn còn đánh giá chung giữa 2 nhóm học viên này.

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Kinh phí dành cho đào tạo cho lao động tại huyện còn hạn chế, một số chương trình dự án trọng điểm lao động được hỗ trợ kinh phí miễn phí nên tham gia đông đảo, còn một số các chương trình đào tạo do huyện đề ra còn phải đóng một phần kinh phí nên hạn chế người học tham gia.

- Chưa đổi mới mạnh mẽ về nội dung chương trình đào tạo, chưa chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hành.

- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chưa thực hiện phân cấp hợp lý, cơ sở vật chất còn hạn chế; đội ngũ giảng viên không đồng đều, còn thiếu về số lượng, yếu về kiến thức thực tiễn, kỹ năng sư phạm.

- Thiếu cơ chế tạo sự cạnh tranh trong đào tạo, bồi dưỡng nên cơ sở đào tạo,

bồi dưỡng thiếu năng động trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

- Bản thân người lao động chỉ quan tâm đến kinh phí được các cấp cho miễn phí nên chưa có động lực tham gia học tập.

- Cán bộ công chức các xã chưa thực sự tư vấn tốt cho lao động trong khâu chọn ngành nghề đào tạo, thiên về số lượng để dồn đủ lớp, còn chất lượng chưa quan tâm chú trọng.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)