Kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 76)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.3. Thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.3.3. Kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề

Trong quá trình quản lý nói chung và quản lý hoạt động đào tạo nghề nói riêng thì việc kiểm tra, đánh giá là hoạt động cần phải thực hiện thường xuyên và liên tục.

Việc làm này nhằm điều chỉnh mọi hoạt động đi đúng hướng, từng bước thực hiện các kế hoạch đã đề ra và cuối cùng là để đạt được mục tiêu của đơn vị.

Năm 2018, căn cứ vào kế hoạch và tình hình thực tế, UBND huyện phối hợp với phòng LĐ – TBXH tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề, tập trung chủ yếu vào đào tạo nghề nông thôn theo Nghị quyết 32/NQ-HĐND của HĐND huyện về chương trình hoạt động giám sát năm 2018; Kế hoạch số 01/QĐ-

HĐND của Thường trực HĐND huyện về giám sát chuyên đề, Thường trực HĐND huyện Đại Từ đã thành lập đoàn giám sát và tổ chức giám sát công tác dạy nghề cho LĐNT mục đích để chỉ ra được mặt mạnh, những thiếu sót, khuyết điểm cần khắc phục trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp, nâng cao chất lượng đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả của Quyết định số 1956/QĐ – TTg. Trong đó nội dung kiểm tra tập trung vào:

- Công tác thông tin, tuyên truyền; điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề và tư vấn học nghề cho lao động nông thôn.

- Công tác tổ chức lớp học và triển khai các mô hình điểm có hiệu quả về dạy nghề lao động nông thôn.

- Các điều kiện đảm bảo tốt công tác dạy nghề theo quy định: cơ sở vật chất tổ chức dạy nghề (phòng học lý thuyết, xưởng/phòng thực hành nghề), trang thiết bị, chương trình, giáo trình, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý tham gia công tác dạy nghề lao động nông thôn.

- Kết quả, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (thực tế công tác giải quyết việc làm; thực tế thu nhập ổn định của người lao động sau học nghề) đối với phát triển kinh tế - xã hội và công tác xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

- Công tác kiểm tra, giám sát cấp xã.

- Việc sử dụng kinh phí (đánh giá tính hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng chế độ tài chính).

Kết quả, qua kiểm tra tại Trung tâm GDNN - GDTX của huyện cơ bản đảm bảo tốt các điều kiện công tác đào tạo nghề. Tất cả các giáo viên đều đủ tiêu chuẩn, có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm và chứng chỉ dạy nghề theo quy định, một số trang thiết bị phục vụ cho việc dạy các nghề như: may, chăn nuôi - thú y, sửa chữa máy nông nghiệp, xây dựng dân dụng, điện tử bước đầu đáp ứng nhu cầu người học; địa điểm đào tạo nghề theo hình thức lưu động ở địa bàn các xã, thị trấn thuận lợi cho việc đi lại của người học; công tác đào tạo tập trung vào các ngành nghề phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu của người học như: Trồng và nhân giống nấm, Quản lý dịch vụ tổng hợp, Sửa chữa máy nông nghiệp,Trồng rau an toàn, Sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Đa số lao động sau khi học nghề xong đều có kiến thức

đáp ứng được phát triển ngành nghề đã học và tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho bản thân, gia đình, một số lao động sau khi học xong đã tự mở xưởng sửa chữa máy móc hoặc có việc làm thông qua đi làm cho các nhà xưởng, cửa hàng… Công tác đào tạo nghề tại Trung tâm GDNN – GDTX huyện Đại Từ cơ bản đã đạt được hiệu quả nhất định, lao động sau khi học nghề tự tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, góp phần vào công tác giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế góp phần vào thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, Trung tâm gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh, việc đa dạng các ngành nghề đào tạo theo xu hướng thị trường và kết nối với các đơn vị tuyển dụng lao động chưa đạt hiệu quả cao. Các lao động sau đào tạo vẫn chủ yếu tự tạo việc làm. Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục định hướng nghề nghiệp, tiếp tục rà soát chương trình đào tạo nghề để lựa chọn, bổ sung các chương trình đào tạo nghề đáp ứng với yêu cầu phát triển năng lực và phẩm chất của học viên, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và điều kiện dạy học của trung tâm.

Kết quả khảo sát công tác kiểm tra đào tạo nghề tại Trung tâm như sau:

Phân tích kết quả khảo sát chúng ta thấy hiện Trung tâm GDNN - GDTX huyện Đại Từ đã và đang thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quản lý các hoạt động đào tạo nghề tại Trung tâm.

CBQL đã thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch đào tạo nghề của cán bộ, giáo viên để kịp thời có những điều chỉnh, định hướng giải quyết từ đó giúp cán bộ, giáo viên thực hiện tốt các kế hoạch đào tạo nghề đã đề ra trong năm hoặc trong từng giai đoạn. Cùng với đó là hoạt động thực hiện các nội dung trong hoạt động đào tạo nghề từ tuyển sinh, đào tạo, kiểm tra đánh giá học viên đều được các CBQL của Trung tâm theo dõi, kiểm tra, đánh giá định kỳ để nắm bắt tình hình và từ đó có những định hướng cụ thể đảm bảo các nội dung trong hoạt động đào tạo nghề của Trung tâm được thực hiện một cách xuyên suốt, đồng bộ.

Bảng 3.11. Kết quả khảo sát công tác kiểm tra, đánh giá đào tạo nghề ĐVT: Người

Nhận định Yếu Trung

bình Khá Tốt Rất tốt TB Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế

hoạch đào tạo nghề 0 0 7 18 9 4,06

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội dung trong hoạt động đào tạo nghề

0 0 13 17 4 3,74

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các

hình thức và phương pháp đào tạo 0 0 14 16 4 3,71 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các

điều kiện phục vụ hoạt động đào tạo nghề

0 0 8 21 5 3,91

Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ của GV 0 0 16 15 3 3,62

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chế độ chính sách trong hoạt động đào tạo nghề

0 2 17 14 1 3,41

(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra) Định kỳ hàng tuần, hàng tháng đều có những cuộc họp để kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện nhiệm vụ của giáo viên trong hoạt động đào tạo nghề để kịp thời điều chỉnh, đôn đốc, nhắc nhở giúp các giáo viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao của mình. Song song với đó là hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với các lớp đào tạo nghề; đảm bảo các chế độ, chính sách này phải được thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả, không để xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chế độ chính sách trong hoạt động đào tạo nghề chỉ đạt mức khá với điểm trung bình 3,41 bởi theo đánh giá của CBVC tại trung tâm thì hoạt động này chỉ mang tính hình thức, chưa có sự thay đổi sau khi đánh giá.

Tuy nhiên hoạt động kiểm tra, đánh giá tại Trung tâm đang gặp nhiều khó khăn, do phần lớn giáo viên thuê ngoài, các lớp đào tạo ở khắp các xã trên địa bàn huyện, cở sở vật chất thiếu thốn, thiết bị thực hành hạn chế,... Do đó công tác kiểm tra, đánh giá hiện tại chỉ ở mức khá.

Do đó để hoạt động đào tạo nghề của Trung tâm thực sự mang lại hiệu quả cao, đảm bảo chất lượng của học viên sau khi tốt nghiệp thì CBQL của Trung tâm phải luôn chú trọng việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hình thức phương pháp đào tạo và các điều kiện phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề đảm bảo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn lực tốt nhất cho hoạt động này; thường xuyên kiểm tra đánh giá để điều chỉnh sao cho cách hình thức phương pháp đào tạo nghề phải được thực hiện một cách linh hoạt nhất, tạo mọi điều kiện để các học viên có thể được tham gia học nghề, hoạt động giảng dạy - học tập đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)