Hệ thống các trường đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 54)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.1.4. Hệ thống các trường đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm qua, được sự quan tâm của đảng, Nhà nước, sử chỉ đạo của Chính phủ và sự cố gắng của các cấp, các ngành, địa phương và các CSDN, công tác đào tạo nghề trong huyện đã từng bước được đổi mới và phát triển với các mô hình dạy nghề năng động, linh hoạt gắn đào tạo với sử dụng lao động theo hướng cầu của thị trường lao động, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, cho sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Sơ đồ 3.1. Tổ chức quản lý ĐTN của huyện Đại Từ

Hệ thống mạng lưới dạy nghề đã được đổi mới và phát triển, chuyển từ hệ thống dạy nghề trình độ thấp với hai cấp trình độ đào tạo là ngắn hạn và dài hạn sang hệ thống dạy nghề với ba cấp trình độ là CĐN, TCN và SCN. Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề được phát triển theo quy hoạch rộng khắp trên toàn huyện, đa dạng về loại

UBND huyện Đại Từ

Phòng LĐ TB - XH

Trung tâm GDTX - GDNN huyện Đại Từ

hình sở hữu và hình thức, ngành nghề đào tạo. Trong đó có 1 cơ sở đào tạo chính là Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ. Trung tâm được thành lập ngày 03/11/2016 tại Phố Chợ 1 – Thị trấn Đại Từ - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở hợp nhất Trung tâm dạy nghề huyện Đại Từ và Trung tâm GDTX huyện Đại Từ.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm được thực hiện theo quy định tại thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/102015 của liên bộ Lao động Thương binh và xã hội - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ, cụ thể hóa tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDNN - GDTX huyện Đại Từ được ban hành kèm theo Quyết định số 8233/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 của Chủ tịch UBND huyện Đại Từ.

Được sự quan tâm chí đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đại Từ, của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả đều khắp trên cả 3 mảng là; Giáo dục thường xuyên, Giáo dục Hướng nghiệp, Đào tạo nhân lực trưc tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở trình độ sơ cấp, đào tạo nghề dưới 3 tháng cho người lao động trong doanh nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Ngoài ra, Trung tâm chú trọng đến việc liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh để mở các lớp Đại học, Cao đẳng, Trung cấp theo nhu cầu của người học, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Căn cứ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực hiện có và định hướng phát triển của Trung tâm. Nếu xét thấy cần thiết, Giám đốc trung tâm có quyền thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động cụ thể của các tổ sản xuất, dịch vụ, phục vụ đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm:

1. Giám đốc và 02 Phó Giám đốc

2. Các tổ chuyên môn, nghiệp vụ: Tổ Giáo vụ; Tổ Hành chính - Tổng hợp; Tổ Đào tạo nghề - Hướng nghiệp; Tổ Giáo dục thường xuyên.

3. Tổ sản xuất, dịch vụ, phục vụ đào tạo nghề nghiệp.

Các tổ chức đoàn thể gồm: Tổ chức Công đoàn; Tổ chức Đoàn Thanh niên

cộng sản Hồ Chí Minh; Chi hội Chữ thập đỏ; Hội Khuyến học.

Sau hơn 2 năm sát nhập Trung tâm GDNN – GDTX huyện Đại Từ luôn chú trọng đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp đào tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trung tâm thực hiện phân phối chương trình một cách hợp lý, đảm bảo đúng các quy định đề ra; kết hợp giữa việc kiểm tra, đánh giá chất lượng đầu vào với thường xuyên đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học sao cho đúng, chính xác. Bên cạnh đó Trung tâm liên kết đào tạo với các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh để đào tạo lao động ở các ngành nghề khác nhau phù hợp với nhu cầu xã hội. Trung tâm bám sát kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương đã tích cực, chủ động triển khai tuyển sinh và liên kết đào tạo cho 2.000 lao động các ngành nghề, đã cung cấp nguồn lao động cho Nhà máy may TNG Đại Từ khoảng 400 lao động, và theo dự kiến năm 2020 Trung tâm sẽ đào tạo nghề may và cung cấp cho nhà máy khoảng 2.000 lao động, góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu trong lao động trong nông nghiệp, nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên từ khi sáp nhập, mặc dù đã có sự đầu tư, quan tâm từ tỉnh tới huyện nhưng cơ sở vật chất của Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đại Từ vẫn còn thiếu thốn, chưa đầy đủ. Từ phòng làm việc của cán bộ, giáo viên tới các phòng chức năng như thư viện, thiết bị thí nghiệm, văn phòng đoàn, công đoàn hầu như vẫn thiếu hoặc chưa có; phòng học cũng không đủ nên học sinh vẫn phải học 2 ca. Hiện nay, đội ngũ giáo viên giảng dạy theo chương trình GDTX và theo chương trình dạy nghề còn thiếu ở một số môn, Trung tâm thường xuyên phải ký hợp đồng thỉnh giảng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của đơn vị. Bên cạnh đó, do việc nhận thức học nghề của người dân trên địa bàn chưa cao, dẫn đến việc triển khai các chương trình dạy nghề cho người lao động nông thôn của Trung tâm còn gặp nhiều bất cập, nhất là dạy nghề phi nông nghiệp gắn với giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, công tác tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động làm việc tại các khu công nghiệp cũng như xuất khẩu và việc phân bổ chỉ tiêu còn chậm, nguồn kinh phí để đào tạo còn gặp nhiều hạn chế, việc xây dựng và phát triển các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm chưa đáp ứng được nhu cầu, đó cũng là những khó khăn hiện nay của Trung

tâm.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)