Lập kế hoạch đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 68)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.3. Thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.3.1. Lập kế hoạch đào tạo nghề

HĐND huyện Đại Từ cũng đã phê duyệt quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo trong đó với lĩnh vực giáo dục nghề nghị cũng đã chỉ rõ: Đến năm 2016 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt hơn 50%, trong đó lĩnh vực nông-lâm nghiệp là 30%; Đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt hơn 60%, trong đó lĩnh vực nông-lâm nghiệp là 40%.

Từ những quy hoạch chung của UBND tỉnh và thực hiện nghị quyết của HĐND huyện thì UBND huyện Đại Từ cũng đã xây dựng cho mình kế hoạch để thực hiện việc phát triển nguồn nhân lực đó là: Giai đoạn 2016- 2020 đào tạo cho 10.000 LĐNT, trong đó đào tạo trình độ Trung cấp nghề, cao đẳng nghề từ 15-20%, cơ cấu 35-40% học nghề nông nghiệp, từ 60-65% học nghề phi nông nghiệp.

Để thực hiện được các Nghị quyết, Kế hoạch của cấp trên thì tháng 12 hàng năm các cán bộ giáo viên trong Trung tâm GDNN- GDTX huyện thường xây dựng kế hoạch cho mình trong năm tiếp theo sẽ phải làm những gì? tuyển sinh những lớp nghề nào? giảng dạy những lớp nghề gì? Tham gia hoạt động tư vấn tuyên truyền công tác đào tạo nghề tại đâu? Sau đó nộp cho Tổ trưởng để tổng hợp và điều chỉnh thành kế hoạch chung của tổ trình lãnh đạo phê duyệt để thực hiện trong năm tiếp theo. Hàng tháng tổ sẽ họp để đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch để ra từ đó kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.

Để hoạt động đào tạo nghề đi đúng hướng, đảm bảo mục tiêu để ra, đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động và đáp ứng nhu cầu của xã hội thì mỗi cơ sở đào tạo nghề nói chung và Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đại Từ nói riêng cần phải

xây dựng cho mình kế hoạch hoạt động đào tạo nghề từng bước đạt được mục tiêu đề ra của ngành cũng như của đơn vị.

Khi xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, Trung tâm căn cứ vào nhu cầu học nghề của lao động trên địa bàn, kết quả tuyển sinh năm trước, cơ sở vật chất nguồn ngân sách được cấp và nguồn nhân lực có khả năng thực hiện.

Kế hoạch đào tạo được chia theo từng giai đoạn bao gồm: Kế hoạch tuần, kế hoạch tháng, kế hoạch năm và kế hoạch chiến lược. Trong đó tập trung vào 3 hình thức đào tạo cơ bản: Giáo dục hướng nghiệp nghề phổ thông, giáo dục thường xuyên – Phổ cập giáo dục, đào tạo sơ cấp nghề.

Bảng 3.6. Tổng hợp chỉ tiêu tuyển sinh theo kế hoạch giai đoạn 2016 – 2018

ĐVT: Học sinh

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Tổng 1.400 1.500 1.700

1 Cao đẳng nghề 80 80 80

2 Trung cấp nghề 860 900 1.080

3 Sơ cấp nghề 200 220 250

4 Dưới 3 tháng 260 300 290

(Nguồn: Trung tâm GDNN – GDTX huyện Đại Từ) Sau khi đã có kế hoạch cho một giai đoạn, cho từng năm, để thực hiện được kế hoạch đó lãnh đạo Trung tâm đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn triển khai lập kế hoạch cụ thể để thực hiện. Kế hoạch chi tiết này yêu cầu phải thể hiện được các hoạt động của từng tuần, từng tháng thực hiện như thế nào, thực hiện những hoạt động gì. Như vậy với mỗi cán bộ, giáo viên đều có thể biết được việc mình cần làm trong tuần, trong tháng như thế nào; Với cán bộ quản lý cũng sẽ dễ dàng quản lý, chỉ đạo kịp thời việc thực hiện các hoạt động để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch đào tạo nghề đã đưa ra, đồng thời có thể điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của Trung tâm.

Bảng 3.7. Trích Kế hoạch hoạt động năm học 2018 – 2019

Tháng Nội dung công việc Bộ phận

thực hiện

Ghi chú

8/2018

- Chiêu sinh năm học mới.

- Chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới.

- Các tổ lên kế hoạch chuyên môn của tổ.

- GVBM-GVCN tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn hè; học chính trị hè.

- Dự Hội nghị Tổng kết 2017-2018 và Phương hướng 2018-2019.

BGĐ Các bộ phận

Toàn TT

9/2018

- Khai giảng năm học mới 2018 – 2019. Phát động Tháng An toàn giao thông.

- Báo cáo số liệu đầu năm về Sở GD-ĐT.

- Triển khai kế hoạch năm học (CM, BDTX, KTNB...) các bộ phận thực hiện kế hoạch năm học nộp BGĐ.

- Các tổ CM-NV họp tổ đăng ký thi đua, góp ý HN CBCC.

- GV hoàn chỉnh các hồ sơ sổ sách theo quy định - Kiểm tra trang thiết bị dạy học, THTN, Y tế, TV - Góp ý kế hoạch năm học 2018 – 2019.

BGĐ-CĐ

Toàn TT BGĐ

Bộ phận CM

Tổ CM-NV

BGĐ-CĐ- TN

(Nguồn: Trung tâm GDNN – GDTX huyện Đại Từ) Để đánh giá về công tác xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, tác giả tiến hành điều tra cán bộ giáo viên tại Trung tâm. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.8. Kết quả khảo sát công tác xây dựng kế hoạch đào tạo nghề ĐVT: Người

Nhận định Yếu Trung

bình Khá Tốt Rất tốt TB Có kế hoạch tổ chức hoạt động đào tạo

nghề phù hợp với tình hình thực tế của ngành, địa phương và của đơn vị

0 0 10 20 4 3,82

Có kế hoạch tổ chức hoạt động đào tạo nghề chi tiết, bám sát tình hình thực tế của đơn vị

0 0 7 17 10 4,09

Có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề, nghiệp vụ giảng dạy theo các chuyên đề cho GV

0 4 8 14 8 3,76

Có kế hoạch xây dựng nội dung, hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp với nhu cầu, điều kiện của đơn vị và địa phương

0 0 5 20 9 4,12

Có kế hoạch xác định các nguồn lực đảm bảo cho việc triển khai tốt hoạt động đào tạo nghề

0 0 6 18 10 4,12

(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra) Hàng năm Trung tâm đã làm tốt việc xây dựng kế hoạch hoạt động đào tạo nghề phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, của ngành, của địa phương điều này đã được đối tượng khảo sát đánh giá với 24/34 người đánh giá tốt và rất tốt, đây là mức đánh giá cũng tương đối cao. Trong đó 2 nội dung được đánh giá cao nhất là có kế hoạch xây dựng nội dung, hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp với nhu cầu, điều kiện của đơn vị và địa phương; Có kế hoạch xác định các nguồn lực đảm bảo cho việc triển khai tốt hoạt động đào tạo nghề với điểm trung bình 4,12. Để làm tốt điều này, Trung tâm thường xuyên nhận được sử chỉ đạo sát sao từ phía chính quyền địa phương cũng như từ phía Sở LĐTBXH. CBQL của Trung tâm cũng luôn chỉ đạo sát sao các cán bộ, giáo viên phải thường xuyên khảo sát, nắm bắt nhu cầu

học nghề của lao động trên địa bàn huyện, từ đó có những hoạt động quản lý phù hợp chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề theo từng giai đoạn và kế hoạch cho từng năm.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)