Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
1.2. Cở sở thực tiễn về quản lý đào tạo nghề
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước
Kinh nghiệm quản lý đào tạo nghề của huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang Công tác phát triển chất lượng nguồn nhân lực nói chung, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm nói riêng được Huyện ủy, UBND huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và được cụ thể hóa thành các chỉ tiêu, mục tiêu trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện; đồng thời, vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh để ưu tiên, khuyến khích học sinh, người lao động tham gia các lớp đào tạo nghề, đi xuất khẩu lao động ngoài tỉnh... Bên cạnh đó, công tác này cũng được các sở, ban, ngành và các địa phương phối hợp triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên số lao động được giải quyết việc làm hàng năm đều tăng cả về số lượng và chất lượng. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống nhân dân, người lao động có việc làm ổn định, thu nhập ngày càng nâng lên, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn.
Trung tâm GDTX – GDNN huyện Vị Xuyên đã chủ động xây dựng mới, chỉnh sửa chương trình, giáo trình các nghề thống nhất trên địa bàn theo chủ trương tăng thời gian thực học; mời các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề. Huyện đã có những cơ chế, chính sách linh hoạt khuyến khích, động viên các nhóm đối tượng tham gia học nghề, cụ thể: với những học sinh, sinh viên thuộc đối tượng hưởng chính sách nội trú, được miễn hoặc giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập, lệ phí tuyển sinh, được cấp học bổng khuyến khích học tập theo quy định hiện hành. Hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng đối với người thuộc diện được hưởng chính sách ưu
đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số…
Không chỉ vậy, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong huyện cũng từng bước mở rộng quy mô, lĩnh vực đào tạo, đổi mới cải tiến nội dung nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, thiết thực và phù hợp, cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong tỉnh, các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp trong nước và đi xuất khẩu lao động. Hệ thống thông tin thị trường lao động cũng được đa dạng hóa và hoàn thiện, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp được các cấp, các ngành quan tâm. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh khi tuyển dụng lao động đã ưu tiên tuyển lao động tại chỗ và người địa phương. Hệ thống văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện được ban hành kịp thời, phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương, tạo cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động có sự năng động và sáng tạo, dần dần không thụ động trông chờ vào Nhà nước, người lao động đã tự tạo việc làm hoặc tìm kiếm việc làm, không phân biệt thành phần kinh tế.
Điểm nổi bật trong công tác giải quyết việc làm ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang là việc tỉnh thành lập các đoàn đi khảo sát, tiếp cận thị trường lao động và ký kết cung ứng lao động với các tỉnh như: Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên và thành phố Hải Phòng... Do đó, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã đến Hà Giang tuyển dụng lao động, như: Sam Sung, Canon, Bujeon, LG Display, Tập đoàn May, Công ty may Tinh Lơi... tuyển dụng hàng chục nghìn lao động trên địa bàn. Các huyện, thành phố thành cũng lập đoàn khảo sát, tiếp cận các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động, đồng thời chủ động tổ chức ngày hội việc làm, ngày hội khởi nghiệp và việc làm với sự tham gia của doanh nghiệp, người lao động; qua đó tạo kết nối cung - cầu lao động, giúp người lao động tiếp cận với các đơn vị tuyển dụng để có sự lựa chọn việc làm, học nghề phù hợp.
Bằng các giải pháp triển khai đồng bộ thông qua những cơ chế, chính sách mới, linh hoạt đã tạo thêm động lực, là “cú hích” để chương trình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm ở huyện đi vào thực chất. Cơ cấu lao động, cơ cấu việc làm chuyển dịch theo hướng tích cực từ khu vực nông, lâm nghiệp sang khu vực công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Qua khảo sát thực tế cho thấy, người lao động được giải quyết việc làm đã thu nhập ổn định với mức từ 3 - 8 triệu đồng/người/tháng tùy vào từng vị trí việc làm; cá biệt có lao động làm việc tại các Công ty của Tập đoàn Than khoáng sản Việt nam từ 15 – 20 triệu đồng, làm tại Công ty Sam Sung trên 10 triệu đồng… (Nguyễn Chí Tâm (2019)
Kinh nghiệm quản lý đào tạo nghề của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã từng bước thực hiện đổi mới gắn đào tạo nghề với nhu cầu của xã hội. Mô hình đào tạo nghề kết hợp với đào tạo văn hóa đang trở thành xu hướng được nhiều học viên quan tâm bởi giúp tiết kiệm chi phí và thời gian đào tạo, đồng thời dễ kiếm được việc làm hơn sau khi ra trường. Báo Tuyên Quang trân trọng giới thiệu với bạn đọc những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh.
Tại huyện Sơn Dương, từ năm 2013 sau khi thực hiện sáp nhập giữa Trung tâm Dạy nghề và Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp thành Trung tâm Dạy nghề huyện, sau đó năm 2017 đổi tên thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện đã tạo nên sự chuyển biến rõ nét. So với trước đây, Trung tâm Dạy nghề chỉ thực hiện dạy nghề và hoạt động hướng nghiệp tại các trường THPT. Đến nay, Trung tâm đã song hành đào tạo nghề kết hợp dạy văn hóa. Các học viên ở xa được bố trí chỗ ở tại nhà ở nội trú của Trung tâm. Cùng với đó, Trung tâm còn thực hiện liên kết với trường Cao đẳng nghề số 1 Bộ Quốc phòng để đào tạo nhiều ngành nghề như: Điện công nghiệp, công nghệ ô tô, công nghệ hàn... trình độ trung cấp nghề cho các học viên có nhu cầu. Học nghề xong, 100% học viên sẽ được trường Cao đẳng nghề số 1 giới thiệu việc làm. Hiện nay, Trung tâm đang đào tạo 340 học viên vừa học nghề kết hợp học văn hóa, khi học xong được cấp bằng THPT và bằng nghề, nhờ đó giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Quá trình sắp xếp, đổi mới hoạt động Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên được cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất. Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, huyện đã huy động các nguồn lực xã hội hóa nhằm nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy nghề, dạy
văn hóa tại Trung tâm. Từ đó tạo môi trường học tập tốt nhất cho con em các dân tộc trên địa bàn đến học nghề. Huyện luôn xác định công tác đào tạo nghề là yếu tố quan trọng giúp lao động nông thôn có việc làm ổn định, góp phần nâng cao thu nhập, giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.
Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên các huyện đã thực hiện từ lâu, song đào tạo hệ vừa học nghề kết hợp với học văn hóa mới chỉ thực hiện từ năm 2014 đến nay. Đây là một hướng đi đúng giúp các học viên cùng lúc giải quyết 2 mục đích. Đó là, học viên học xong THCS đăng ký học nghề và học văn hóa, sau khi học xong vừa được cấp bằng tốt nghiệp THPT và bằng nghề, nhờ đó có thể đi làm ngay, góp phần giảm gánh nặng về chi phí học tập cho gia đình. Năm 2018, 6 trung tâm tại các huyện đã đào nghề cho 2.945 học viên, tỷ lệ học viên sau học nghề tìm được việc làm ngày càng được nâng lên.
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Dương là đơn vị đầu tiên trên địa bàn tỉnh thực hiện tuyển sinh hệ đào tạo vừa học nghề vừa học văn hóa. Đến nay, sau 5 khóa tuyển sinh đã có hàng trăm học viên các xã trên địa bàn huyện đến đăng ký học tập, nhiều học viên đã được cấp bằng tốt nghiệp lớp 12 và bằng trung cấp nghề, trong số đó hầu hết đã xin được việc làm ổn định.
Đơn vị luôn coi trọng công tác tuyển sinh và định hướng nghề nghiệp cho lao động nông thôn, học sinh trung học là yếu tố quan trọng nhằm hoàn thành mục tiêu tuyển sinh mỗi năm học. Trung tâm thường xuyên phối hợp với các trường học tổ chức hoạt động tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh để các em xác định rõ nhu cầu và có sự lựa chọn chính xác nghề nghiệp cho tương lai.
Trung bình mỗi năm, Trung tâm đào tạo nghề cho hơn 500 lao động nông thôn và trên 100 học viên trình độ trung cấp nghề. Qua khảo sát, tỷ lệ học viên học nghề xong có việc làm ngay đạt trên 70%. Có được kết quả trên là nhờ công tác đào tạo nghề mở lớp đã dựa trên nhu cầu thực tế của lao động tại địa phương cũng như tìm hiểu thị trường lao động hiện nay, từ đó mới tiến hành liên kết đào tạo ngành nghề để đảm bảo tỷ lệ học viên ra trường có việc làm ổn định.
Trong quá trình triển khai đào tạo nghề, huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang mạnh dạn thí điểm một số mô hình tiêu biểu dạy nghề cho lao động nông thôn gồm các nghề: xây dựng dân dụng, sửa chữa xe gắn máy, mây tre đan kỹ nghệ... Do không cần đòi hỏi cao về trình độ lại đơn giản dễ áp dụng vào thực tế, kinh phí đầu tư không lớn, dễ chăm sóc, quản lý tại hộ gia đình nên các đối tượng tham gia học nghề đông và thu nhập bình quân 3 - 4 triệu đồng/người/tháng. Hiện tại mô hình đang được nhân rộng và đã được một số tỉnh thành đến học hỏi kinh nghiệm để triển khai. Bên cạnh đó, tỉnh cũng rất chú trọng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các cơ sở dạy nghề.
Đến nay, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và ban hành chương trình, giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn ở trình độ sơ cấp nghề (chương trình, giáo trình dạy nghề nông nghiệp và chương trình, giáo trình dạy nghề phi nông nghiệp), trong đó chú trọng đến những nghề có thế mạnh, truyền thống của địa phương để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tạo việc làm sau đào tạo. Trên thực tế, giải quyết tốt vấn đề đào tạo nghề và việc làm cho người lao động, cần có sự đánh giá nhu cầu của người học và yêu cầu tuyển dụng của thị trường lao động. Đây là việc làm cần thiết, thường xuyên đánh giá để đảm bảo tính cập nhật được sự biến đổi và xây dựng kế hoạch đào tạo kịp thời, tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ như hiện nay.
Bên cạnh đó, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã, trong đó tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng quản lý, điều hành. Đồng thời, qua đào tạo, bồi dưỡng trình độ cán bộ, công chức xã từng bước được chuẩn hóa theo yêu cầu vị trí, chức năng, nhiệm vụ góp phần bổ sung, kiện toàn bộ máy cấp xã để hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới (Trần Huy Hoàng, 2019).
Kinh nghiệm quản lý đào tạo nghề của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Ở tỉnh Nghệ An, thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg, Tỉnh ủy tỉnh Nghệ An có Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 07/6/2010 về việc tăng cường công tác ĐTN cho LĐNT, đồng thời đưa nội dung ĐTN cho LĐNT của Tỉnh vào trong Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ giai đoạn 2016 - 2020; tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo Đề án
1956 do phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban chỉ đạo, lãnh đạo Sở LĐ- TB&XH làm Phó ban trực, cùng các ngành và UBND 20 huyện, thị, thành phố làm thành viên; hiện nay tất cả các huyện, thị xã, thành phố đều có Ban chỉ đạo cấp huyện; hầu hết các xã, thị trấn trong tỉnh đã thành lập BCĐ, Tổ công tác thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT.
Sau 4 năm thực hiện huyện Quỳnh Lưu là đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo được chuyển biến mạnh mẽ về ĐTN. Huy động được 12 cơ sở tham gia dạy nghề cho LĐNT; Đầu tư trên 11,3 tỷ đồng để tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề cho 2 CSDN công lập; Có 20.686 lao động nông thôn được đào tạo và cấp chứng chỉ nghề, trong đó có 11.403 lao động nữ; 14.773 40. 31 LĐNT có việc làm sau học nghề đạt tỷ lệ 71,6%; Hoàn thành tổ chức thí điểm các mô hình dạy nghề cho LĐNT; Nâng tỷ lệ lao động qua ĐTN của tỉnh từ 37% năm 2016 lên 48% năm 2019, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động CN - XD, dịch vụ; Các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm có hiệu quả được nhân rộng ra ở nhiều địa phương trong huyện; Ban chỉ đạo huyện khẳng định ĐTN cho LĐNT đóng vai trò rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động, tạo ra thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo, góp phần phát triển KT - XH, giữ vững an ninh trật tự ở nông thôn; tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân; Chuyển đào tạo nghề cho LĐNT từ đào tạo theo năng lực sẵn có của CSĐT sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của LĐNT và yêu cầu của thị trường lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, thì công tác chỉ đạo, triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn còn tồn tại một số hạn chế, như: Việc triển khai công tác dạy nghề một số nơi còn chậm, chưa đồng bộ, một số nghề chưa phù hợp với đặc điểm của từng vùng, chưa gắn với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH, quy hoạch nông thôn mới, nhất là quy hoạch sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ CN, dịch vụ; Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách về dạy nghề cho LĐNT còn thiếu tích cực, chưa hiệu quả; Một số địa phương, CSDN chưa quan tâm gắn dạy nghề với giải quyết việc làm, chọn
ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tế nên một số lao động sau đào tạo chưa tìm được việc làm phù hợp; vẫn còn thiếu cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề hoặc đầu tư chưa đồng bộ đã ảnh hưởng đến chất lượng ĐTN; CSDN ngoài công lập và DN tham gia ĐTN còn ít; tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề còn thấp.