Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 42)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Theo phương pháp này các thông tin được thu thập từ:

- Sách, báo, giáo trình, công trình nghiên cứu có liên quan về hoạt động đào tạo nghề và quản lý đào tạo nghề tại địa bàn.

- Các tài liệu thống kê đã công bố về hoạt động đào tạo nghề và quản lý đào tạo nghề tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2016-2018.

- Báo cáo về tình hình phát triển KT-XH huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2016-2018.

- Tài liệu giới thiệu về hệ thống các trường đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên: quy mô, số lượng, lĩnh vực đào tạo....

- Bài học kinh nghiệm về hoạt động đào tạo nghề và quản lý đào tạo nghề tại các trường đào tạo nghề của một số tỉnh được thu thập từ website.

- Quan điểm, mục tiêu, định hướng về quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp a. Đối tượng điều tra:

Hiện nay trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên có 01 cơ sở đào tạo nghề chính được UBND huyện Đại Từ giao nhiệm vụ tổ chức đào tạo nghề cho người

lao động có nhu cầu tại Huyện là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên, Trung tâm này còn liên kết với nhiều trường Đại học và Cao đẳng để đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn như:

- Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

- Trường ĐH Kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên - Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật

- Trường ĐH Việt Bắc

- Trường Cao đẳng Thương Mại - Trường Cao đẳng Việt Đức

- Trường Cao đẳng nghề Than và Khoáng sản Tác giả tiến hành 2 đối tượng sau đây:

- Người học tại cơ sở đào tạo nghề

- Cán bộ viên chức tại cơ sở đào tạo nghề.

b. Mẫu phiếu điều tra:

Tác giả thiết kế phiếu hỏi gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin chung đối tượng trả lời như họ tên, giới tính, tuổi, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn,…

Phần 2: Thông tin khảo sát, các câu hỏi được thiết kế theo chủ đề nghiên cứu.

c. Chọn mẫu:

Hiện nay số người học nghề tại cơ sở là 600 người và số cán bộ viên chức tại cơ sở này là 34 người.

Số lượng người học được điều tra áp dụng theo công thức Slovin và số cán bộ viên chức, HĐLĐ điều tra sẽ là 100% (36 người).

Áp dụng công thức chọn mẫu của Slovin cho người học:

N =

N 1+N.e2 Trong đó:

n là lượng mẫu cần lấy, N là số lượng tổng thể, e là sai số cho phép (e=5%)

- Từ công thức trên, tác giả tính toán kết quả quy mô mẫu như sau : Số lượng người học sẽ điều tra : n = 218 người.

- Số lượng cán bộ viên chức sẽ điều tra : 34 người.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin 2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin

a. Phương pháp phân tổ thống kê

Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian đã qua và đi tới kết luận. Từ đó có những đánh giá chính xác nhất đối với quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

b.Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả tính điểm trung bình để đánh giá quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

c. Phương pháp bảng thống kê

Sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Về hình thức, bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêu đề và số liệu thu thập được. Về nội dung, bảng thống kê sẽ giải thích các chỉ tiêu công tác quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

d. Phương pháp đồ thị thống kê

Sử dụng đồ thị thống kê là dùng các hình vẽ, đường nét khác nhau để mô tả các số liệu thống kê, có thể ở dạng hình cột, đường thẳng,... căn cứ vào nội dung nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp so sánh

Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết luận về quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua và đề ra các định hướng cho thời gian tới. Trong luận văn tác giả sử dụng 2 kỹ thuật:

- So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích: Được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

Cụ thể so sánh về tình hình KT – XH huyện, quy mô đào tạo nghề, số lượt lao động tham gia học nghề, số lượng tuyển sinh các ngành nghề,... qua các năm.

b. Phương pháp xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên chương trình Excel. Công cụ phần mềm này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên thông qua các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)