Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 95)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.3. Thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.3.4.1. Nhân tố khách quan a. Thị trường lao động

Nguồn lao động tại Đại Từ khá dồi dào với lực lượng lao động chiếm tới 55%

dân số, tuy nhiên cơ cấu lao động bất hợp lý khi 94% là lao động nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 6%.

Những năm gần đây, huyện Đại Từ đã phát triển thêm một số nghề mới như thêu ren, trồng nấm, chế biến lâm sản... Bước đầu,đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lao động. Tuy nhiên, việc phát triển các ngành nghề này còn manh mún, chưa thật sự bền vững. Đến thời điểm này, Đại Từ chưa có một làng nghề nào được công nhận. Do vậy, việc định hướng để ngành nghề nông thôn phát triển đang là một yêu cầu cần thiết.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Đại Từ, toàn huyện hiện có trên 2.300 cơ sở tham gia sản xuất tại khu vực nông thôn với 5 nhóm ngành nghề khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu vào nhóm ngành sản xuất (gạch, cây giống chè, gia công cơ khí, thêu ren, đồ mộc...), nhóm nghề chế biến và bảo quản nông sản (chè, mỳ, miến, đậu, bún...) và nhóm nghề vận tải. Các ngành nghề này đã

thu hút trên 4.600 lao động nông thôn (tăng 19,1% so với năm 2010) với mức thu nhập bình quân 17-18 triệu đồng/người/năm, gấp 2-3 lần so với lao động thuần nông, nhờ vậy đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Không những vậy, sự phát triển của các ngành nghề nông thôn còn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Hiệu quả là vậy, tuy nhiên các ngành nghề này hiện đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là một số ngành nghề còn đứng trước nguy cơ mai một dần.

b. Định hướng cung – cầu Lao động

Tỉnh Thái Nguyên nói chung, huyện Đại Từ đang phấn đấu xây dựng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong bối cảnh đó, cùng với việc thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, nhu cầu về nguồn lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng cao. Tuy vậy, trên thực tế vẫn tồn tại nghịch lý là trong khi các doanh nghiệp đang “khát” nhân lực nhưng số lao động không có việc làm ổn định vẫn ở mức cao.

Những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp, công ty, nhà máy sản xuất tại huyện Đại Từ đang gia tăng với tốc độ nhanh. Huyện đã tiếp nhận nhiều dự án đầu tư mới với quy mô lớn thuộc nhiều lĩnh vực như: điện tử, may mặc, xây dựng… Nhu cầu tuyển dụng lao động vào làm việc tại các dự án này là rất lớn. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy nhiều doanh nghiệp đang gặp khó trong vấn đề tuyển dụng lao động.

Trong khi đó nguồn lao động của huyện vẫn còn tương đối dồi dào

Nhìn thẳng vào thực tế có thể thấy, giữa cung – cầu trên thị trường lao động Đại Từ đang tồn tại bất cập. Trong khi các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động nhưng vẫn không tuyển đủ và ngược lại, người lao động muốn tìm việc làm nhưng vẫn không tìm được công việc phù hợp với trình độ, chuyên môn và tay nghề của mình. Chính điều này không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp mà còn khiến cho người lao động tự đánh mất cơ hội việc làm cho bản thân.

Đa phần người lao động đến ứng tuyển là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo bất cứ một ngành, nghề nào. Số khác đã từng làm việc ở nơi khác nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ cao, làm việc trong các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Để giải quyết thực trạng này, nhiều doanh nghiệp đã trực tiếp tuyển dụng lao động chưa có tay nghề để đào tạo. Việc này giúp người lao động vừa nhanh chóng thích nghi với môi trường sản xuất, đáp ứng nhu cầu có việc làm vừa giúp doanh nghiệp dễ dàng tuyển dụng lao động hơn.

Mặc dù địa phương đã tổ chức nhiều cuộc tuyên truyền, tư vấn giáo dục nghề nghiệp và việc làm cho lao động nông thôn; tổ chức rà soát lại các nghề đào tạo, bảo đảm các nghề phải phù hợp nhu cầu thực tế, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp; nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tuy vậy, để giải bài toán cung - cầu lao động, vẫn cần sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các cấp, ngành, địa phương trong việc liên kết đào tạo và cung ứng lao động giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp để gắn kết đào tạo nghề với giải quyết việc làm; kết nối giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo nghề, thị trường lao động.

Các doanh nghiệp cũng cần quan tâm hơn nữa tới việc đảm bảo quyền lợi của người lao động; tuyên truyền, khuyến khích, động viên người lao động có ý thức trong việc học tập, nâng cao kiến thức, tay nghề cho bản thân. Từ đó, góp phần đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của huyện.

c. Chính sách và đầu tư của nhà nước cho đào tạo nghề

Chính sách của Nhà nước ta về phát triển giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 6 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 với nội dung như sau:

- Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, đa dạng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp và liên thông với các trình độ đào tạo khác.

- Đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nhân lực. Ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên trong tổng chi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục, đào tạo; được phân bổ theo nguyên tắc công khai, minh bạch, kịp thời.

- Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy hoạch; tập trung đầu tư hình thành một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trọng điểm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, nhu cầu học tập của người lao động và từng bước phổ cập nghề cho thanh niên.

- Nhà nước có chính sách phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.

- Ưu tiên đầu tư đồng bộ cho đào tạo nhân lực thuộc các ngành, nghề trọng điểm quốc gia, các ngành, nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực, quốc tế;

chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng ven biển; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hóa.

- Nhà nước thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng đào tạo đối với những ngành, nghề đặc thù; những ngành, nghề thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn; những ngành, nghề thị trường lao động có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hóa. Các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp không phân biệt loại hình đều được tham gia cơ chế đấu thầu, đặt hàng quy định tại khoản này.

- Hỗ trợ các đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, ngư dân đánh bắt xa bờ, lao động nông thôn là người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ được học tập để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục nghề nghiệp.

- Nhà nước tạo điều kiện cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Trong thời gian qua, Huyện Đại Từ luôn quan tâm, đầu tư cho đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đào tạo nghề cho đối tượng yếu thế. Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 đã được UBND huyện phê duyệt có kinh phí gần 200 tỷ đồng. Ngoài ra, lao động nông thôn và đối tượng yếu thế còn được hưởng hỗ trợ theo Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng. Bên cạnh đó, ngân sách nhà nước còn bố trí đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua các chương trình

mục tiêu quốc gia, chương trình cho vay giải quyết việc làm, cho vay vốn hộ nghèo,…

Năm 2019, kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn được bố trí trong kinh phí xây dựng nông thôn mới, dự toán khoảng 10 - 20 tỷ đồng.

Nhờ sự đầu tư từ ngân sách nhà nước và từ nguồn lực xã hội, đào tạo nghề trong thời gian qua có sự chuyển biến rõ rệt. Năm 2018, tỷ lệ người lao động ở khu vực nông nghiệp đã giảm dần, từ 62% đến nay chỉ còn 58,3%. Cùng với đó số lao động có quan hệ lao động, hợp đồng lao động tăng dần lên, đạt 45,3%.

Mặc dù vậy, cũng phải thừa nhận một thực tế là chất lượng nguồn nhân lực hiện nay còn thấp. Theo số liệu khảo sát của phòng Thương binh và Xã hội, chỉ có khoảng 56% lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc.

Trước bối cảnh diễn biến nhanh chóng của cuộc CMCN 4.0 cùng với bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi phải đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đối tượng yếu thế. Đối với việc bảo vệ người lao động yếu thế trước tác động của cách mạng công nghệ, Huyện chủ trương tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách và đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng yếu thế (lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, lao động bị thu hồi đất, người nghèo...). Đồng thời, tập trung vào hai nhóm giải pháp. Thứ nhất là phát triển các nghề mới đáp ứng yêu cầu CMCN 4.0; giải pháp thứ hai là đào tạo, đào tạo lại cho người lao động đang làm việc, đặc biệt là lao động tránh thất nghiệp tuổi trung niên; trong đó chú trọng đào tạo lại để chuyển đổi nghề nghiệp sang những lĩnh vực có nhu cầu cao như thương mại, dịch vụ, du lịch, khách sạn, chăm sóc sức khỏe...

Cùng với đó, huyện chủ trương xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ giữa đào tạo nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động ở các cấp để đảm bảo cho các hoạt động của hệ thống giáo dục nghề nghiệp hướng vào việc đáp ứng nhu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực. Trong đó, tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho lao động của doanh nghiệp hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp để cùng đào tạo, đặt hàng đào tạo. Đồng thời trực tiếp tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, xác định danh mục nghề, xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập của người học nghề,…

Lao động yếu thế là những người chịu ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc cách mạng công nghệ đang diễn biến nhanh chóng hiện nay, do đó, đòi hỏi phải đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề để đảm bảo việc làm cho những đối tượng này.

d. Nhận thức của xã hội về dạy nghề và học nghề

Hiện việc thay đổi nhận thức của xã hội, trong đó có các bậc phụ huynh về việc học văn hóa, học nghề… vẫn còn là bài toán khó của nhiều địa phương, đòi hỏi không chỉ nỗ lực của ngành giáo dục mà còn từ thực tế những ngành nghề này được coi trọng và trả lương xứng đáng. Tâm lý xã hội của Việt Nam nói chung và huyện Đại Từ nói riêng vẫn còn coi trọng bằng cấp, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp nên nhiều phụ huynh vẫn hướng con em vào đại học sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông; công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp bậc trung học chưa thực hiện hiệu quả, chưa đi sâu vào nhận thức của xã hội…

Hiện nay sau THCS học sinh có rất nhiều lựa chọn. Các em có thể tiếp tục học văn hóa theo hướng THPT nhưng cũng có thể kết hợp học văn hóa với học nghề…

Hướng đi nào cũng trang bị cho các em kỹ năng và năng lực để gia nhập thị trường lao động.

Trong đó, học sinh tốt nghiệp THCS có thể đăng ký học TC với thời gian đào tạo là 3 năm. Ra trường vừa có bằng TC nghề và giấy chứng nhận văn hóa. Đồng thời các em cũng có thể lựa chọn học hệ liên thông CĐ với chương trình đào tạo là 4 năm, vừa học văn hóa, vừa học chương trình TC và liên thông CĐ.

Ưu điểm của lựa chọn này là khi 19 tuổi, các em có thể có bằng CĐ và gia nhập thị trường lao động, trở thành những người thợ lành nghề hoặc học tiếp lên ĐH.

Xét trong bối cảnh mới, ngoài dạy chữ, học sinh còn cần phải được chú trọng trang bị kỹ năng sống, kỹ năng hội nhập xã hội, kỹ năng học tập, làm việc để có thể có việc làm tốt thì những lựa chọn như trên là một hướng đi có thể cân nhắc.

Để quản lý đào tạo nghề thì người lao động cần tự ý thức được ý thức đó là cần thiết và nó mang lại hiệu quả lao động cao hơn nên dần dần hình thành trong từng người lao động, từng ngành làm việc, từng khu vực làm việc đã có những quy định rõ ràng như đi làm đến nơi làm việc đúng giờ, ý thức về thời gian làm việc phải đủ, đúng giờ, về tác phong nhanh nhẹn... Quá trình CNH-HĐH đòi hỏi mỗi lao động phải

chủ động, tích cực học tập, đáp ứng đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra.

Bằng cách thông qua chương trình đào tạo nghề cho họ, họ phải áp dụng thành công những bài học và đạt tiêu chuẩn của kết quả đầu ra của quá trình sản xuất. Có như vậy năng suất lao động mới tăng lên hàng năm, chất lượng sản phẩm, chất lượng tay nghề lao động nông thôn ngày càng hoàn thiện. Nếu bản thân người lao động nông thôn nhận thức được sẽ là bước đà để phát triển kinh tế địa phương trên mọi mặt.

Thời gian tới huyện sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thay đổi nhận thức của xã hội về dạy nghề và học nghề, giúp thanh niên có nhận thức đúng về định hướng nghề nghiệp; tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp trong nhà trường, góp phần giảm thiểu tình trạng sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm.

3.3.4.2. Nhân tố chủ quan

a. Thực trạng nhân tố chủ quan tác động tới công tác đào tạo nghề

* Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề

Chất lượng của các trang thiết bị, cơ sở vật chất đòi hỏi phải theo kịp tốc độ đổi mới hiện đại hoá của ngành nghề được đào tạo. Đây là yếu tố hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp lên chất lượng đào tạo ứng với mỗi nghề dù đơn giản hay phức tạp cũng cần phải có các máy móc, trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho giảng dạy và học tập. Trang thiết bị giúp cho học viên có điều kiện thực hành để hoàn thành kỹ năng sản xuất. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề càng tốt, càng hiện đại bao nhiêu, theo sát với máy móc phục vụ cho sản xuất tốt thì người học viên có thể thích ứng, vận dụng nhanh chóng với sản xuất trong doanh nghiệp bấy nhiêu.

Về cơ sở vật chất: Trang thiết bị dạy nghề của các các cơ sở rất thiếu thốn, lạc hậu và không đồng bộ.

Đối với Trung tâm GDNN - GDTX huyện do mới được sát nhập nên cơ sở vật chất hiện vẫn chưa được cố định. Sau hơn 2 năm sáp nhập, mặc dù đã có sự đầu tư, quan tâm từ tỉnh tới huyện nhưng cơ sở vật chất của Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đại Từ vẫn còn thiếu thốn, chưa đầy đủ. Từ phòng làm việc của cán bộ, giáo viên tới các phòng chức năng như thư viện, thiết bị thí nghiệm, văn phòng đoàn, công đoàn hầu như vẫn thiếu hoặc chưa có; phòng học cũng không đủ nên học sinh vẫn phải học 2 ca.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)