Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.3.3. Nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học
1.3.3.1.Nội dung bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học
Dựa vào Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ giáo dục và Đào tạo Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư 30/TT-BGDĐT ngày 20/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng ta có thể hình dung nội dung bồi dưỡng đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học bao gồm những nội dung cụ thể như sau:
*Giúp giáo viên nắm vững yêu cầu về phẩm chất và thái độ cần thiết đối với người giáo viên trong quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học.
Theo thông tư 22/2016/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh tiểu học thì học sinh chủ yếu được đánh giá bằng nhận xét ( Lớp 1,2,3: có 6/8 môn học được đánh
giá bằng nhận xét; Lớp 4,5: có 6/9 môn học được đánh giá bằng nhận xét), thông qua những hoạt động như quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra giáo viên đưa ra những nhận xét về quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên, giúp đỡ học sinh hoàn thành mục tiêu của bài học, môn học. Như vậy, việc nhận xét, đánh giá học sinh được thực hiện chủ yếu bằng lời nói, câu nhận xét của giáo viên và mang nặng màu sắc cá nhân. Trong đánh giá bằng nhận xét thì vai trò của giáo viên là quan trọng nhất vì vậy việc đánh giá học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có thái độ nghiêm túc, khách quan, công bằng đầy trách nhiệm trong quá trình đánh giá, nội dung nhận xét (bằng lời nói hoặc viết) phải mang tính sư phạm, tạo động lực, thể hiện sự tôn trọng, tình yêu thương, sự thiện chí của người thày dành cho học trò trong đánh giá có như vậy thì người thày mới phát hiện ra những ưu điểm của học trò trong quá trình học tập và rèn luyện từ đó tạo điều kiện để các em phát huy tốt nhất tính sáng tạo, khả năng và năng lực của bản thân. Khi nhận xét, giáo viên tránh dùng những từ ngữ gây tổn thương học sinh làm nhụt ý chí phấn đấu và tinh thần cầu thị tiến bộ của các em.
Như vậy việc đánh giá học sinh không chỉ được thực hiện bằng những phương pháp, công cụ đánh giá cứng nhắc mà còn có cả thái độ và phẩm chất nghề nghiệp của người GV trong quá trình đánh giá.
*Bồi dưỡng giáo viên về nội dung, phương pháp và kỹ thuật đánh giá thường xuyên KQHT của HS
- Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục. Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh nhằm hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
Về mặt này, nội dung bồi dưỡng bao gồm các khía cạnh sau
- Bồi dưỡng giáo viên nội dung về Đánh giá thường xuyên KQHT của HS:
Giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời;
Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn;
Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.
- Bồi dưỡng giáo viên về Phương pháp và kỹ thuật đánh giá thường xuyên KQHT của HS:
+ Phương pháp quan sát: Quan sát là nhóm phương pháp chủ yếu mà GV thường sử dụng để thu thập dữ liệu kiểm tra đánh giá. Quan sát bao hàm việc theo dõi hoặc xem xét HS thực hiện các hoạt động (quan sát quá trình) hoặc nhận xét một sản phẩm do HS làm ra (quan sát sản phẩm).
Quan sát quá trình: đòi hỏi trong thời gian quan sát, GV phải chú ý đến những hành vi của HS như: phát âm sai từ trong môn tập đọc, sự tương tác (tranh luận, chia sẻ các suy nghĩ, biểu lộ cảm xúc...) giữa các em với nhau trong nhóm, nói chuyện riêng trong lớp, bắt nạt các HS khác, mất tập trung, có vẻ mặt căng thẳng, lo lắng, lúng túng,.. hay hào hứng, giơ tay phát biểu trong giờ học, ngồi im thụ động hoặc không ngồi yên được quá ba phút...
Quan sát sản phẩm: HS phải tạo ra sản phẩm cụ thể, là bằng chứng của sự vận dụng các kiến thức đã học. Những sản phẩm rất đa dạng: bài luận ngắn, bài tập nhóm,
… HS phải tự trình bày sản phẩm của mình, còn GV đánh giá sự tiến bộ hoặc xem xét quá trình làm ra sản phẩm đó. GV sẽ quan sát và cho ý kiến đánh giá về sản phẩm, giúp các em hoàn thiện sản phẩm.
Các kỹ thuật thường sử dụng trong quan sát: Thông thường trong quan sát, GV có thể sử dụng các loại kĩ thuật sau để thu thập thông tin. Đó là: ghi chép các sự kiện thường nhật; sử dụng thang đo; sử dụng bảng kiểm tra (bảng kiểm)/ bảng tham chiếu; sử dụng phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí.
+ Phương pháp vấn đáp (đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi): Vấn đáp là nhóm phương pháp chủ yếu thứ hai mà GV thường sử dụng để thu thập dữ liệu trong kiểm tra đánh giá trên lớp. Đây là phương pháp GV đặt câu hỏi và HS trả lời câu hỏi (hoặc ngược lại), nhằm rút ra những kết luận, những tri thức mới mà HS cần nắm, hoặc nhằm tổng kết, củng cố, kiểm tra mở rộng, đào sâu những tri thức mà HS đã học.
+ Một số kỹ thuật trong việc sử dụng phương pháp vấn đáp:
Đặt câu hỏi: Kĩ thuật then chốt của phương pháp vấn đáp là kĩ thuật đặt câu hỏi, đây vừa là một vấn đề khoa học, vừa là một nghệ thuật. Để HS phát huy được tính tích cực và trả lời đúng vào vấn đề thì GV phải:
Chuẩn bị trước những câu hỏi sẽ đặt ra cho HS: xác định rõ mục đích, yêu cầu của vấn đáp, các câu hỏi cần tập trung vào những nội dung/những vấn đề quan trọng của bài học, làm đối tượng sẽ hỏi.
Khuyến khích HS tham gia đặt câu hỏi: đặt câu hỏi tự vấn mình và câu hỏi cho các bạn học.
Sử dụng đa dạng các loại câu hỏi để thu thập thông tin.
Nhận xét bằng lời : Nhận xét tích cực bằng lời nói có tác dụng điều chỉnh hành vi. Các kết quả nghiên cứu cho thấy những đánh giá dưới dạng nhận xét tích cực bằng lời của GV, của bạn cùng lớp về một sản phẩm học tập nào đó… có tác dụng nuôi dưỡng những suy nghĩ tích cực, hình thành sự tự tin ở HS. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó giúp HS tự “cài đặt” lại suy nghĩ/niềm tin tích cực cho chính mình. Vì vậy lời nhận xét của GV phải mang tính xây dựng, thể hiện sự tin tưởng, kỳ vọng để giúp HS tạo dựng niềm tin, đồng thời giúp các em tự điều chỉnh hành vi theo sự kì vọng của GV.
Ưu, nhược điểm của vấn đáp: Nếu được vận dụng khéo léo, phương pháp vấn đáp sẽ có những ưu điểm sau:
Kích thích tính cực độc lập tư duy ở HS để tìm ra câu trả lời tối ưu trong thời gian ngắn nhất.
Bồi dưỡng cho HS năng lực diễn đạt bằng lời nói; bồi dưỡng hứng thú học tập qua kết quả trả lời. - Giúp GV thu tín hiệu ngược từ HS một cách nhanh gọn kể kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình, mặt khác có điều kiện quan tâm đến từng HS, nhất là những HS giỏi và kém.
Tạo không khí làm việc sôi nổi, sinh động trong giờ học.
Nếu vận dụng không khéo léo, phương pháp vấn đáp có thể có ít nhiều hạn chế:
Dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch lên lớp cũng như mất nhiều thời gian để soạn hệ thống câu hỏi.
+ Phương pháp viết: Phương pháp viết là nhóm phương pháp đề cập đến cách thức, kĩ thuật đánh giá thể hiện qua việc phân tích bài viết luận, các sản phẩm mà trong đó HS phải viết câu trả lời cho các câu hỏi hoặc vấn đề vào giấy. Đây chính là nhóm phương pháp kiểm tra đánh giá kiểu truyền thống nó được sử dụng cả trong đánh giá định kì (với 2 dạng chính là bài kiểm tra tự luận và kiểm tra trắc nghiệm).
Nhóm phương pháp này cũng được sử dụng phổ biến trong ĐGTX. ĐGTX sử dụng các kĩ thuật viết như: ghi chép ngắn, viết thư, viết lời nhận xét, viết lời bình ... viết ra những suy nghĩ (yêu cầu, mong muốn/ước mơ... khó khăn, suy ngẫm cá nhân).
+Một số kỹ thuật khi sử dụng phương pháp viết:
GV viết nhận xét: Viết nhận xét là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong ĐGTX. GV thường phải viết nhận xét vào vở, bài kiểm tra, các sản phẩm học tập.
Viết nhận xét cần mang tính xây dựng, chứa những cảm xúc tích cực, niềm tin vào HS... Như vậy khi viết nhận xét, GV cần đề cập đến những ưu điểm trước... những kỳ vọng... sau đó mới đề cập đến những điểm cần xem xét lại, những lỗi... cần điều chỉnh. Tránh những nhận xét chung chung, vô hồn: “chưa đúng/sai/làm lại...”; “chưa đạt yêu cầu”;.. Khi viết nhận xét nên sử dụng lời lẽ nhẹ nhàng, thể hiện thái độ thân thiện, tôn trọng, tránh xúc phạm... HS sẽ dễ tiếp nhận hơn, tập trung vào một số những lỗi/ sai sót có tính hệ thống, điển hình cần sớm khắc phục.
HS viết lời nhận xét: GV cần hướng dẫn HS cách viết nhận xét mang tính xây dựng, tập trung phát hiện những điểm tích cực đã làm được... thay vì chỉ chú ý những điểm hạn chế/chưa làm được.
Hồ sơ học tập: Hồ sơ học tập là một tập hợp đại diện sản phẩm học tập của một người học, thường bao gồm những sản phẩm tốt nhất cho tới nay và một số sản phẩm đang được hoàn thành… để thể hiện quá trình nỗ lực học tập của người học.
+ Phương pháp tự đánh giá: Người giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá bản thân, tham gia đánh giá bạn và nhóm bạn, điều này sẽ giúp các em thấy được những mặt mạnh - yếu của mình, thấy được sự tiến bộ (hay thụt lùi) so với thời gian trước. Đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc học tập, rèn luyện tu dưỡng. Giáo viên có thể giao phiếu kiểm kê, thang xếp hạng, đáp án biểu điểm để học sinh tự đánh giá mình, đánh giá bạn và nhóm bạn.
* Bồi dưỡng giáo viên về nội dung, phương pháp và kỹ thuật đánh giá định kỳ KQHT của HS
Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Về mặt này, nội dung bồi dưỡng cụ thể như sau:
- Bồi dưỡng GV về nội dung đánh giá định kỳ KQHT của HS:
Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
Đánh giá định kỳ là quá trình đánh giá kết hợp giữ đánh giá định lượng và định tính (kết hợp giữa điểm số và nhận xét) cụ thể:
+ Giữa học kỳ I và giữa học kỳ II :
Các môn học đánh giá bằng định tính( Nhận xét): Toán, Tiếng việt, TNXH (Lớp 1,2,3), khoa học, Lịch sử và địa lý (lớp 4,5), Đạo đức, âm nhạc, mĩ thuật, thủ công, thể dục (Lớp 1,2,3,4,5)
Các môn đánh giá bằng định lượng kết hợp với định tính (Điểm số và nhận xét): Toán, tiếng việt (Lớp 4,5)
+ Cuối học kỳ I và cuối năm:
Các môn học đánh giá bằng định tính (nhận xét): TNXH (Lớp 1,2,3), Đạo đức, âm nhạc, mĩ thuật, thủ công, thể dục (Lớp 1,2,3,4,5)
Các môn đánh giá bằng định lượng kết hợp với định tính (Điểm số và nhận xét): Toán, tiếng việt (Lớp 1,2,3,4,5), Khoa học, lịch sử và địa lý (Lớp 4,5).
- Bồi dưỡng GV phương pháp,kỹ thuật đánh giá định kì KQHT của HS : +Đánh gia bằng nhận xét: Đối với việc đánh giá bằng nhận xét giáo viên phải căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên xem hằng ngày học sinh có đạt được các yêu cầu về chuẩn kiến thức kỹ năng của từng bài học đối với môn học đó hay không;
cuối học kỳ I và cuối năm đối chiếu với chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn học, lớp học và ra quyết định đánh giá học sinh đó hoàn thành ở mức độ nào hay chưa hoàn thành các yêu cầu học tập của môn học đó (Hoàn thành tốt; hoàn thành; chưa hoàn thành).
Như vậy để đánh giá định kỳ bằng hình thức định tính đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng thì đòi hỏi người giáo viên phải làm tốt việc đánh giá thường xuyên hằng ngày trên lớp đối với tất cả các môn học và học sinh của lớp mình.
+Đánh gia bằng định lượng (Điểm số): Để có điểm số tham gia vào việc đánh giá định kỳ thì giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm đối với những môn học đáng giá bằng điểm số kết hợp với nhận xét giáo viên phải tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra viết, thời lượng từ 30-40 phút.
Căn cứ vào điểm số đạt được của bài KT viết giáo viên đánh giá định kỳ kết quả học tập của học sinh theo các mức:
Hoàn thành tốt: Điểm bài KTĐK đạt (9-10) điểm Hoàn thành: Điểm bài KTĐK đạt (5-8) điểm
Chưa hoàn thành: Điểm bài KTĐK đạt dưới 5 điểm
+ Kỹ thuật ra đề kiểm tra đánh giá định kỳ KQHT của HS:
Để có điểm số chính xác tham gia vào đánh giá định kỳ KQHT của học sinh thì giáo viên phải có kỹ thuật ra đề kiểm tra: Đề kiểm tra định kì phải phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
Mức 1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học;
Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân;
Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống;
Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt;
Nếu kết quả bài KT định kì chưa phù hợp với các nhận xét, đánh giá thường xuyên, GV cần xem xét, tìm hiểu nguyên nhân và tổ chức cho HS làm lại bài KT khác để xác định thực chất năng lực HS.
* Bồi dưỡng giáo viên cách thức phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá khác nhau để đảm bảo đánh giá toàn diện KQHT của HS
- Đối với đánh giá thường xuyên KQHT của HS:
Khi học tập để biết cách sử dụng các phương pháp, kỹ thuật, công cụ dùng để ĐGTX thì cần tách biệt từng phương pháp, kỹ thuật, công cụ. Tuy nhiên khi vận dụng những phương pháp và kỹ thuật đánh giá cần và nên phối hợp một số kỹ thuật, công cụ trong việc đánh giá ở mỗi bài học, mỗi chủ đề học tập. Mỗi kỹ thuật có thế mạnh và phát huy tác dụng tốt trong việc đánh giá một số chủ đề, nội dung học tập nào đó, nhưng chưa chắc đã phù hợp với những chủ đề, nội dung khác.
Các phương pháp quan sát, vấn đáp và viết bổ sung cho nhau trong quá trình ĐGTX trên lớp học và ngoài lớp học. Hãy tưởng tượng khi phải ra quyết định trong lớp học mà GV không thể quan sát vẻ mặt, phản ứng, sự thể hiện kĩ năng học tập môn học của HS, không thể đặt câu hỏi hoặc không thu thập được các thông tin phản hồi của HS trong lớp học từ phương pháp viết... thì sẽ như thế nào. Mỗi loại thông tin thu được từ các phương pháp, kĩ thuật đánh giá khác nhau, đều cần thiết để thực hiện đánh giá đầy đủ và ý nghĩa từng HS trong lớp học.
Mỗi phương pháp có những kỹ thuật khác nhau, mỗi kĩ thuật lại có những công cụ khác nhau, một công cụ (phiếu đánh giá) có thể sử dụng vài kĩ thuật. Vì thế, việc GV cần nắm vững tất cả các phương pháp, kĩ thuật thu thập thông tin thường xuyên là rất quan trọng. Đồng thời cân nhắc, chọn lựa, phối hợp các kĩ thuật cho phù hợp với mục đích, mục tiêu đánh giá và đối tượng đánh giá
Tùy thuộc vào nội dung, chủ đề học tập, tùy thuộc vào phương pháp đánh giá đã chọn, GV có thể phối hợp một số kỹ thuật ĐGTX để đánh giá trong quá trình HS học một bài học
- Đánh giá định kỳ KQHT của học sinh
Hình thức KT, đánh giá định kì thường là KT viết (trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm kết hợp với tự luận) mỗi hình thức KT đều có các ưu,