Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG
2.3. Thực trạng về hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
2.3.2. Nội dung bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học
Để khảo sát về nội dung hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV các trường tiểu học huyện Lục Nam, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 (Phụ lục 1). Kết quả được thể hiện ở bảng 2.6:
Bảng 2.6. Nội dung bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
TT Nội dung bồi dưỡng
Ý kiến đánh giá
∑ X Thứ bậc Thường
xuyên Đôi khi Chưa thực hiện SL Điểm SL Điểm SL Điểm
1
Giúp giáo viên nắm vững yêu cầu về phẩm chất và thái độ cần thiết đối với người giáo viên trong quá trình Kiểm tra, đánh giá KQHT của HS
80 240 57 114 33 33 387 2.28 2
2
Bồi dưỡng giáo viên nội dung, phương pháp và kỹ thuật đánh giá thường xuyên
21 63 72 144 77 77 284 1.67 4
3
Bồi dưỡng giáo viên nội dung, phương pháp và kỹ thuật đánh giá định kỳ
80 240 87 174 3 3 417 2.45 1
4
Bồi dưỡng giáo viên cách thức phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá khác nhau để đảm bảo đánh giá toàn diện KQHT của HS
18 54 100 200 52 52 306 1.80 3
5
Bồi dưỡng GV về cách thức vận dụng phương pháp, kỹ thuật đánh giá kết quả học tập vào việc phát hiện năng lực và phát triển năng lực học tập cho học sinh
9 27 93 186 68 68 281 1.65 5
X 1.97
Nhận xét bảng 2.6:
Bảng 2.6 cho thấy: Theo đánh giá của các khách thể điều tra thì việc thực hiện các nội dung bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Lục Nam đạt mức trung bình (x=1.97). Tuy nhiên mức điểm đánh giá dành cho các nội dung khác nhau trong bảng có sự khác nhau. Cụ thể:
-Nội dung 3 “Bồi dưỡng giáo viên về nội dung, phương pháp và kỹ thuật đánh giá định kỳ” được đánh giá ở mức cao (x =2,45), xếp thứ bậc 1. Kết quả này cho thấy hiện nay, hoạt động bồi dưỡng năng lực ĐGKQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện lục Nam tập trung vào việc bồi dưỡng về nội dung, phương pháp, kỹ thuật đánh giá định kỳ của HS tiểu học; CBQL, GV các nhà trường đã quan tâm nhiều đến việc đánh giá quá trình học tập, đặc biệt là việc đánh giá kết quả học tập cuối năm của học sinh vì đó là chứng cứ quyết định việc học sinh có hoàn thành hay không hoàn thành chương trình môn học, lớp học ở cấp tiểu học.
- Các nội dung 1,2,4,5 có mức điểm đánh giá ở mức trung bình (với ĐTB lần lượt là: x =2.28, x =1.67, x =1.80, x =1.65). Các nội dung này đã được CBQL các nhà trường quan tâm đưa vào nội dung bồi dưỡng, xong việc quan tâm chưa đúng mức, kết quả đánh giá kiểm tra định kỳ có tính chất quyết định việc hoàn thành chương trình môn học, lớp học nhưng cơ sở để KQ ĐGĐK chính xác khách quan lại phụ thuộc chủ yếu vào đánh giá thường xuyên hằng ngày của giáo viên trên lớp. Mặt khác theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, nếu kết quả ĐGĐK bất thường, không phù hợp với KQ ĐGTX thì có thể tổ chức cho HS làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh. Như vậy ĐGTX không trực tiếp tham gia vào việc xét hoàn thành chương trình môn học, lớp học nhưng là nhân tố quan trọng đối với KQĐGĐK.
- Việc bồi dưỡng giáo viên kết hợp nhiều phương pháp, cách thức trong kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh nhằm đánh giá toàn diện và phát hiện và bồi dưỡng năng lực đặc biệt của học sinh ở các trường hiện nay còn nhiều hạn chế.
Qua trao đổi với đ/c N.V.Q hiệu trưởng trường tiểu học Lan Mẫu huyện Lục Nam thì được biết: “Nhiều năm gần đây, với chủ trương bỏ không thi học sinh giỏi văn hóa cấp tiểu học; không tổ chức trường chuyên, lớp chọn như trước đây vì thế việc phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi, học sinh năng khiếu chưa được CBQL,GV các nhà trường quan tâm đúng mức”. Việc thực hiện bỏ trường chuyên lớp chọn và các kỳ thi học sinh giỏi ở cấp tiểu học là để đảm bảo sự công bằng trong giáo dục, giảm áp lực cho học sinh và phụ huynh học sinh trong các kỳ thi, để từ đó thay đổi cách nghĩ, cách học, cách đánh giá, chuyển từ hình thức dạy học tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, chứ không phải chúng ta bỏ một nhiệm vụ quan trọng là phát
hiện và bồi dưỡng những học sinh năng khiếu, có năng lực đặc biệt về một lĩnh nhất định. Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng vì vậy CBQL,GV các trường tiểu học cần quan tâm việc phát hiện những học sinh có năng lực đặc biệt để có kế hoạch bồi dưỡng, tạo nguồn cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các cấp học cao hơn.
Từ kết quả phân tích và khảo sát cho thấy: Cùng với việc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp dạy học. Nội dung, phương pháp, kỹ thuật đánh giá KQHT của HS huyện Lục Nam đã có nhiều thay đổi theo hướng đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh.
Tuy nhiên nội dung bồi dưỡng chưa đầy đủ, chưa phong phú vì vậy năng lực đánh giá KQHT của học sinh đối với giáo viên còn có những mặt hạn chế nhất định. Thực tiễn đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu bổ sung nội dung bồi dưỡng NL ĐGKQHT của HS cho GV để nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay.