Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 56 - 60)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG

2.1. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 2.1.1.1. Tình hình phát triển kinh tế và giáo dục và Đào tạo của huyện

- Về kinh tế: Trong những năm qua, đặc biệt năm 2019 là năm có sự cố gắng vươn lên vượt bậc của các cấp chính quyền và nhân dân toàn huyện trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện lần thứ XXI, thực hiện kế hoạch 5 năm (2016 - 2020) và tiếp tục mở ra những thời cơ và thuận lợi mới cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nền kinh tế của huyện Lục Nam có những chuyển biến rõ rệt, cơ cấu nền kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực với mức tăng trưởng khá.

- Về giáo dục: Qui mô trường lớp được duy trì và ổn định; công tác phổ cập GD TH đúng độ tuổi và phổ cập THCS được duy trì vững chắc; đội ngũ cán bộ quản lý, GV và nhân viên được tăng cường về số lượng, chất lượng đào tạo ngày càng cao;

công tác xây dựng CSVC trường học, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được quan tâm đầu tư đến hết năm 2019 toàn huyện đã có 75 trường học đạt chuẩn quốc gia;

chất lượng GD đang không ngừng phát triển và đạt kết quả khá cao, bước đầu đáp ứng nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, thúc đẩy các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, mục tiêu xoá đói giảm nghèo của địa phương.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được ở trên, Lục Nam còn không ít những khó khăn thách thức đó là: Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp còn cao trong cơ cấu kinh tế; thu nhập bình quân đầu người thấp. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn tuy đã được tăng cường một bước song chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; chất lượng một số tuyến đường giao thông nông thôn còn kém, giao thông đi lại còn rất khó khăn. Các điều kiện phục vụ dạy và học, nâng cao chất lượng GD toàn diện còn nhiều bất cập, chất lượng GD văn hoá chưa đồng đều giữa các xã, các vùng trong huyện. Huyện xác định phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến hết năm 2020 là phải nằm trong chiến lược phát triển của tỉnh theo hướng bền vững kinh tế - văn hóa -

xã hội. Chuyển đổi cơ cấu và thực hiện CNH, HĐH phù hợp điều kiện của huyện nhằm đưa huyện đứng vào loại khá trong tỉnh, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa Lục Nam so với các huyện, thành phố mạnh của tỉnh, cùng với cả nước chủ động tham gia hội nhập kinh tế thế giới.

2.1.2. Khái quát về giáo dục tiểu học ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 2.1.2.1. Mạng lưới trường lớp và quy mô học sinh

Hiện tại (năm học 2019 - 2020) toàn huyện có 91 trường từ MN đến THPT và 01 Trung tâm GD thường xuyên:

- Giáo dục TH: có 26 trường TH, 6 trường có 2 cấp học (TH&THCS), phân bố trên 27 xã, thị trấn (có 2 xã có 2 trường TH). Có 641 lớp, với 19678 học sinh, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp trên số trẻ trong độ tuổi là 100 %; tỷ lệ trẻ vào lớp 1 là 100

%; tỷ lệ duy trì sỹ số là 99,9 % .

Nhìn chung quy mô phát triển trường lớp ổn định, phù hợp với tình hình thực tế của từng vùng, từng địa phương trên địa bàn toàn huyện.

Bảng 2.1. Quy mô, mạng lưới trường lớp, học sinh năm học 2019-2020 STT Ngành học, cấp học Số trường Số lớp Số học sinh

1 Mầm non 28 422 12833

2 Tiểu học 26 641 19678

3 Tiểu học và Trung học cơ sở 6

356 11709

4 Trung học cơ sở 25

Cộng 105 1419 44220

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Lục Nam, Bắc Giang)

Bảng 2.2. Quy mô phát triển trường lớp, học sinh cấp Tiểu học Năm học Số trường Số lớp Số HS Tỷ lệ huy động

trẻ 6 tuổi vào lớp 1 (%)

2015-2016 34 586 15195 100

2016-2017 34 588 15857 100

2017-2018 33 600 16672 100

2018-2019 27 615 18271 100

2019-2020 26 641 19678 100

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Lục Nam, Bắc Giang)

- Nhận xét: Qua số liệu ở 2 bảng trên ta thấy quy mô trường lớp các ngành học, cấp học của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trong 5 năm qua cơ bản ổn định và đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong huyện.

- Đối với cấp Tiểu học: Trong 5 năm qua số trường học có sự thay đổi do sáp nhập các đơn vị trường; năm học 2019 - 2020 có 26 trường Tiểu học và 06 trường TH&THCS.

+ Số lớp, số học sinh tăng dần (do tăng dân số tự nhiên): năm học 2015 -2016 có 586 lớp với 15195 học sinh, đến năm học 2019 - 2020 có 641 lớp với 19678 học sinh (tăng 55 lớp, tăng 4483 học sinh).

+ Tỷ lệ huy động học sinh đủ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học duy trì và đạt trên 99%.

2.1.2.2. Tình chung về kết quả học tập và đánh giá KQHT của HS ở các trường tiểu học huyện lục nam, tỉnh Bắc Giang

* Kết quả học tập của học sinh: Trong những năm gần đây chất lượng của các ngành học, cấp học đều giữ ổn định và có chiều hướng phát triển, cụ thể:

+ Giáo dục TH: Từ năm học 2014 - 2015 việc đánh giá học sinh tiểu học theo 02 thông tư đó là Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá học sinh tiểu học theo và Thông tư 22/2016/TT- BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảng 2.3. Chất lượng GD đại trà cấp Tiểu học (Đánh giá về NL, PC) Năm học Tổng số

học sinh

Năng lực Phẩm chất Khen thưởng Tỉ lệ HS HTCTTH Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Cấp trường Cấp trên

2015-2016 15195 99,18 0,82 99,8 0,2 8300 789 99,68 2016-2017 15857 99,54 0,46 99,85 0,15 8027 1632 99,11 2017-2018 16672 99,35 0,65 99,69 0,31 8570 1750 99,87 2018-2019 18271 99,68 0,32 99,88 0,12 8620 1810 99,9

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Lục Nam, Bắc Giang)

Qua các bảng trên ta thấy chất lượng GD trong 4 năm qua của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang ở các cấp học nói chung và cấp Tiểu học nói riêng có chiều hướng phát triển tốt.

* Đội ngũ giáo viên và vấn đề đánh giá KQHT của HS

Căn cứ thực tế về số lượng biên chế được giao theo từng cấp học, sau khi rà soát định mức nhu cầu biên chế của cấp tiểu học, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho UBND huyện trình Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang điều chỉnh biên chế của các cấp học nhằm đáp ứng nhu cấp biên chế cho các cấp học. Kết quả tuyển dụng giáo viên tiểu học huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang năm học 2018 - 2019 là 78 người.

Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hạng chức danh nghề nghiệp. Cấp Tiểu học tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên là 1115, trong đó: CBQL 82, GV 945, nhân viên 88, tỉ lệ giáo viên/lớp đạt 1,47.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Căn cứ vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong năm qua Phòng Giáo dục và Đào tạo đã cử cán bộ giáo viên, nhân viên tham gia theo học các lớp bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên, nhân viên, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong dịp hè.

Từ năm học 2016-2017, việc đánh giá học sinh tiểu học được thực hiện theo thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/ 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo đó đánh giá KQHT của HS theo định hướng tiếp cận năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá KQHT của học sinh ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh. Để thực hiện thành công và hiệu quả cao hoạt động kiểm tra đánh giá KQHT của HS, trong những năm gần đây phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lục Nam luôn chú trọng công tác bồi dưỡng năng lực kiểm tra đánh giá KQHT của HS cho đội ngũ giáo viên, từng bước thử nghiệm và cải tiến các phương pháp, kỹ thuật kiểm tra đánh giá nhằm động viên, khích lệ thầy và trò không ngừng vươn lên trong giảng dạy và học tập.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn bộc lộ tồn tại, hạn chế dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra trong việc đánh giá học sinh tiểu học.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)