Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG
2.6. Đánh giá chung về quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Trong những năm trở lại đây, hoạt động quản lý công tác bồi dường NL ĐGKQHT của HS cho GV huyện Lục Nam đã có những chuyển biến theo chiều hướng tốt, đạt được một số kết quả nhất định trong việc mở rộng quy mô, cải tiến nội dung, phương thức bồi dưỡng.
Bộ máy cán bộ quản lý giáo dục được kiện toàn và nâng cao trình độ, đảm bảo 100% đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo; có kiến thức cơ bản về quản lý GD; đảm bảo thực hiện hiệu quả các kế hoạch, chương trình và các hướng dẫn của các cấp trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Phần lớn đội ngũ cán bộ, giáo viên TH huyện Lục Nam, Bắc Giang luôn có tinh thần vượt khó, cầu tiến trong các hoạt động học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, NL ĐGKQHT của HS, năng lực chuyên môn và hoàn thiện nhân cách người giáo viên trước các yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Điều này được thể hiện rõ qua nhu cầu được tiếp tục bồi dưỡng, học tập.
Các hình thức, phương pháp bồi dưỡng đã đạt hiệu quả cao và cần tiếp tục tập trung khai thác triệt để hơn nữa như hình thức bồi dưỡng thông qua nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, thông qua dự giờ thăm lớp, bồi dưỡng trực tiếp,… phương pháp thuyết trình kết hợp luyện tập, thực hành và nêu tình huống, tổ chức giải quyết theo nhóm. Kết quả khảo sát cũng cho thấy việc tổ chức bồi dưỡng thường xuyên trong năm học, bồi dưỡng trước khi vào năm học mới và bồi dưỡng trong hè là khung thời gian mà giáo viên có đủ mọi điều kiện để tham gia bồi dưỡng có hiệu quả nhất (có nhiều thời gian, có điều kiện đi thực tế, CSVC đáp ứng đủ... ), cung cấp cho giáo viên đầy đủ các kiến thức, kỹ năng để vận dụng ngay trong năm học mới.
2.6.2. Hạn chế
Kế hoạch bồi dưỡng còn chung chung chưa xuất phát từ nhu cầu của giáo viên, chưa đồng nhất từ nhà trường đến tổ chuyên môn. Xác định đối tượng tham gia bồi dưỡng còn mờ nhạt.
Nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng chưa đa dạng, phong phú, chưa phát huy được thế mạnh của công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học hiện đại vào hoat động bồi dưỡng năng lực DGKQHT của HS cho GV.
Tính thực tế của giáo trình chưa cao, chưa giúp người học có được những kỹ năng quản lý giáo dục cần thiết.
Trong giai đoạn hiện nay, trước sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ, lượng tri thức gia tăng theo cấp số nhân với thời gian. Tình trạng này làm nẩy sinh mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu vô hạn về cập nhật kiến thức của con người với một bên là quỹ thời gian và khả năng nhận thức hữu hạn mà con người có thể có được.
Thực trạng đội ngũ giáo viên TH mặc dầu đã có những thay đổi tích cực về chuẩn trình độ, tuy nhiên do cơ cấu chưa đồng bộ, trình độ công nghệ thông tin, năng lực ngoại ngữ còn hạn chế, số giáo viên lớn tuổi gặp khó khăn trong đổi mới kiểm tra đánh giá KQHT của HS, một số khác nhận thức về hoạt động đổi mới chưa tốt, làm việc theo thói quen, nếp cũ. Do đó việc tìm ra các giải pháp bồi dưỡng năng lực phù hợp với số đông giáo viên là rất khó khăn.
Nhận thức của một bộ phận không nhỏ giáo viên về vấn đề nâng cao năng lực tập trung chủ yếu vào kĩ năng dạy học, cơ cấu chương trình,... chưa coi trọng việc nâng cao năng lực về kĩ thuật KTĐGT KQHT và phương pháp KTĐG KQHT. Vì vậy, họ thường chú trọng vào việc khai thác và cập nhật kiến thức chuyên ngành mà ít chú trọng đến những kiến thức mang tính kĩ năng thực hành đặc biệt các kĩ năng xây dựng kế hoạch Đánh giá KQHT của học sinh.
Quản lý nội dung bồi dưỡng cho GV còn mơ hồ. Mặc dù lãnh đạo các trường đã nắm vững kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của Bộ, Sở, Phòng về đánh giá KQHT của HS nhưng quá trình tổ chức thực hiện còn mang tính đại trà, hình thức ở một số đối tượng cán bộ giáo viên.
Công tác tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy quản lý bồi dưỡng NL ĐGKQHT của HS cho GVTH vẫn còn những hạn chế nhất định. Việc xác định mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ, hợp tác giữa các bộ phận, thành viên trong bộ máy quản lý bồi dưỡng NL ĐGKQHT của HS cho giáo viên là chưa tốt, chưa thống nhất, còn chồng chéo cả về chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên. Mối quan hệ giữa các bộ phận, giữa các thành viên còn lỏng lẻo, thiếu tích cực.
Việc chuẩn bị kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng NL ĐGKQHT cho giáo viên hàng năm còn chưa thực sự cụ thể do khung thời gian thực
hiện; Một số cán bộ quản lý còn chưa nắm rõ trong việc nắm mục đích của kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng NL ĐGKQHT cho giáo viên. Đặc biệt một số nguồn minh chứng cho việc đánh giá còn chưa thật cụ thể, rõ ràng do các quy định hồ sơ trường học chồng chéo. Bên cạnh đó còn có ý kiến cho rằng hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa đảm bảo tính hài hòa giữa lý thuyết với thực hành. Ý kiến khác lại cho rằng: công tác kiểm tra, đánh giá chưa thực chất vì chưa đảm bảo tính thường xuyên và xuyên suốt quá trình hoạt động; thậm chí có ý kiến cho rằng công tác kiểm tra, đánh giá còn mang tính hình thức.
Kết luận chương 2
Trên cơ sở tìm hiểu điều kiện kinh tế - xã hội, khái quát tình hình giáo dục tại các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi đã phân tích thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực DGKQHT của HS cho GV và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DGKQHT của HS cho GV. Kết quả phân tích thực trạng cho thấy:
Về công bồi dưỡng năng lực ĐGKQHT của HS cho GV tại các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực, áp dụng nhiều nội dung, Phương pháp và kỹ thuật trong kiểm tra, đánh giá kết KQHT của học sinh. Tuy nhiên, trong tiến trình thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập cần có những sự điều chỉnh và định hướng một cách đồng bộ cả về nhận thức, nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng mới đáp ứng được yêu cầu hiện nay.
Về công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ĐGKQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang cũng có những bước khởi đầu, đạt được những kết quả nhất định. Song, trong công tác quản lý cũng còn tồn tại nhiều bất cập từ quản lý xây dựng kế hoạch, quản lý việc tổ chức thực hiện hoạt động động bồi dưỡng năng lực ĐGKQHT của HS cho GV, quản lý việc chỉ đạo, triển khai hoạt động bồi dưỡng, Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng còn có mặt chưa đáp ứng được thực tiễn tại các trường tiểu học hiện nay và xu hướng phát triển giáo dục trong tương lai. Những yếu kém và bất cập này có nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến việc quản lý , chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng, Việc đánh giá rút kinh nghiệm và sử dụng kết quả kiểm tra sau bồi dưỡng;
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đến hiệu quả công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ĐGKQHT của HS cho GV trong đó phải kể các yếu tố chủ quan như:
Năng lực quản lý của người Hiệu trưởng, nhu cầu bồi dưỡng và tính tích cực của giáo viên trong quá trình bồi, cơ chế quản lý của nhà trường; yếu tố khách quan như cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị dạy học, môi trường văn hóa của nhà trường…
Thực trạng trên đòi hỏi, cần thiết phải xây dựng các biện pháp quản lý bồi dưỡng nhằm nâng cao NL ĐGKQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang ở chương tiếp theo.
Chương 3