Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 45 - 52)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.4. Hiệu trưởng trường tiểu học với vai trò quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học

1.4.2. Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học

1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học

Xây dựng kế hoạch là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình quản lí bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV. Hoạt động này nhằm xác định hệ

thống mục tiêu, nội dung hoạt động, các biên pháp cần thiết để đạt được trạng thái mong muốn của bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV khi kết thúc một giai đoạn phát triển. Kế hoạch là nền tảng của quản lí, là sự quyết định lựa chọn lộ trình của bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV.

Lập kế hoạch là một hoạt động nối liền quá khứ - hiện tại - tương lai. Việc xây dựng kế hoạch bao gồm:

Phân tích thực trạng năng lực đánh giá KQHT cho GV và nhu cầu bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV.

Phân tích thực trạng của địa phương: Trong bước này cần thu thập các thông tin nội bộ (Chẳng hạn: số lượng, chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên…) và các thông tin bên ngoài (Chẳng hạn: chủ trương, chính sách, các văn bản, chỉ thị của cấp trên, sự quan tâm, ủng hộ của địa phương, các ban, ngành đoàn thể, cha mẹ học sinh, điều kiện kinh tế của đất nước, địa phương…); bổ sung và xử lý các thông tin đó. Ngoài ra, cần có những dự đoán thực tế về cơ hội cũng như các yếu tố không chắc chắn và đưa ra phương án đối phó.

Xác định các mục tiêu bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV:

Các mục tiêu đưa ra cần phải xác định rõ thời hạn thực hiện và được lượng hóa đến mức cao nhất. Cần xác định cụ thể thứ tự ưu tiên các mục tiêu.

Xác định nội dung bồi dưỡng GV và các nhiệm vụ để đạt các mục tiêu đó; các phương án để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. Xác định các nguồn lực cần thiết về cơ sở vật chất, kinh phí, nhân lực……Xác định các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc (hoàn thành) các công việc, nhiệm vụ cụ thể nhằm đạt mục tiêu chung đề ra.

Phân tích bối cảnh, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu bồi dưỡng: Tiến hành đánh giá thực trạng và phân tích những ưu điểm, hạn chế từ đó làm rõ những điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức trong bối cảnh tổ chức bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV. Để đánh giá đúng thực trạng diễn ra bồi dưỡng, cần phải thu thập đầy đủ các dữ liệu, các thông tin có liên quan về việc kết quả thực hiện các khóa bồi dưỡng trước đó, thực trạng dạy học, chất lượng học tập của học sinh, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, về CSVC, phương tiện dạy học và CNTT, các nguồn lực khác và môi trường bồi dưỡng, năng lực của đội ngũ CBQL, mục tiêu phát triển giáo dục TH của quốc gia và địa phương…

- Xác định mục tiêu bồi dưỡng: Căn cứ vào mục tiêu chung về đổi mới giáo dục, thực trạng bồi dưỡng và nhu cầu bồi dưỡng để xác định mục tiêu bồi dưỡng.

Mục tiêu bồi dưỡng phải liên kết với mục tiêu đạt được nhu cầu phát triển chuyên môn của giáo viên và mục tiêu phát triển giáo dục trung học ở địa phương.

- Xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng và hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng:

+ Về nội dung bồi dưỡng: căn cứ vào mục tiêu bồi dưỡng của khóa học để lựa chọn những nội dung bồi dưỡng cho các khóa hay lớp bồi dưỡng theo từng chủ đề, từng lĩnh vực, từng mô đun.

+ Về phương pháp bồi dưỡng: lựa chọn, tích hợp sử dụng các phương pháp bồi dưỡng một cách phù hợp, chú trọng đến các phương pháp thực hành theo điều kiện hiện có tại nơi bồi dưỡng.

+ Về hình thức bồi dưỡng: lựa chọn các hình thức bồi dưỡng phù hợp theo nội dung, phương pháp bồi dưỡng.

+ Về đánh giá bồi dưỡng: xác định nội dung đánh giá và các hình thức, phương pháp đánh giá, xác định lực lượng đánh giá.

- Xác định các công việc cơ bản và thứ tự các công việc sẽ thực hiện trong quá trình bồi dưỡng: Sau khi lựa chọn được giải pháp tối ưu để tiến hành bồi dưỡng, các nhà quản lý giáo dục cần xác định các công việc và sắp xếp thứ tự các công việc sẽ thực hiện, cụ thể: lựa chọn địa điểm, thời gian bồi dưỡng, tính toán các nguồn lực cần thiết cho các hoạt động; phân công trách nhiệm cho các đơn vị, tập thể, cá nhân; xác định cơ chế phối hợp; thực hiện chế độ báo cáo, rút kinh nghiệm, tổng kết, đánh giá kết quả.

- Xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng: Dự kiến đội ngũ CBQL phụ trách công tác bồi dưỡng, lựa chọn giảng viên, chuyên gia; lựa chọn đội ngũ GVCC và tuyển chọn những lực lượng khác liên quan; đề xuất các phương án chuẩn bị CSVC và thiết bị dạy học; xác định các nguồn kinh phí và khả năng đáp ứng cho các hoạt động diễn ra một cách thuận lợi.

- Tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng: Sau khi khóa bồi dưỡng kết thúc các bộ phận, các cá nhân thực hiện báo cáo quá trình thực hiện và kết quả đạt được. Từ nội dung báo cáo, các nhà QLGD phân tích những ưu điểm, hạn chế

trong việc xác định mục tiêu, lựa chọn, nội dung, phương pháp, KTĐG bồi dưỡng, huy động các nguồn lực... biết được tính khoa học và thực tiễn và những tồn tại trong việc lập kế hoạch, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch cho những khóa bồi dưỡng mới.

1.4.2.2. Tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực ĐGKQHT của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học.

Để các quyết định đề ra trong kế hoạch trở thành hiện thực, yếu tố quyết định là dựa vào việc tổ chức thực hiện. Nhiệm vụ chủ yếu của Hiệu trưởng trong quản lý việc tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS ở các trường TH bao gồm:

- Tổ chức thực hiện nhân lực thực hiện bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho giáo viên:

+ Người được bồi dưỡng (Đội ngũ GV được chọn, cử và được triệu tập tham gia khóa bồi dưỡng). Nó trả lời câu hỏi họ là ai, triệu tập họ như thế nào, số lượng là bao nhiêu... Nói tóm lại là tổ chức thực hiện đội ngũ người học trong hoạt động bồi dưỡng.

+ Ai là chủ thể bồi dưỡng, ai sẽ là người trực tiếp tham gia giảng dạy cho đối tượng bồi dưỡng về mục tiêu, nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS.

- Tổ chức thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV bao gồm:

+ Nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng dạy học tích hợp cho giáo viên TH bao gồm các kiến thức, quan điểm về đổi mới KTĐG kết quả học tập bậc TH, nguyên tắt vận dụng các PP đánh giá, cách thức đánh giá HSTH theo Thông tư 22 đặc biệt là đánh giá định kỳ để phát hiện sự tiến bộ của HS, phương pháp, hình thức và các mức độ năng lực đánh giá KQHT của HS. Đặc biệt bồi dưỡng cho ĐNGV biết cách vận dụng năng lực đánh giá KQHT của HS với các PPDH hiện đại khác vào bài giảng

+ Nâng cao trách nhiệm trong dạy học tích hợp cho giáo viên TH: Cần tổ chức các hình thức, phương pháp bồi dưỡng đa dạng để GVTH có thức về lợi ích, ý nghĩa nâng cao năng lực đánh giá KQHT của HS trong giai đoạn hiện nay. Từ đó thôi thúc GV tìm hiểu, vận dụng, kết hợp các PPDH và vận dụng có hiệu quả để nâng cao năng lực đánh giá KQHT của HS vào dạy học.

- Tổ chức thực hiện các điều kiện và phương tiện kỹ thuật cho hoạt động bồi dưỡng:

+ Chuẩn bị trụ sở nơi bồi dưỡng (phòng học, phòng hoặc bãi tập, máy móc và thiết bị dạy học, điện nước, tổ chức thực hiện nơi ở, chỗ ăn, phương tiện giao thông...).

+ Chuẩn bị nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng (tiền soạn thảo chương trình, giáo trình, tiền phụ cấp giảng cho GVTH, tiền văn phòng phẩm, tiền thuê các thiết bị...) và các khoản chi phí khác để phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng.

- Sử dụng các đa dạng các hình thức bồi dưỡng: bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá KQHT của HS có thể được thực hiện theo các hình thức gồm:

Một là, bồi dưỡng bằng tự học của GV kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường.

Hai là, bồi dưỡng tập trung theo lớp - bài để hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung khó, mới đối với GV; Để thực hiện hình thức này, Hiệu trưởng phải lựa chọn được báo cáo viên phù hợp. Tạo điều kiện cho GV có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng.

Ba là, khai thác triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng năng lực DHTH, đặc biệt sử dụng mô hình “trường học kết nối”, tạo các diễn đàn học tập để giúp GV trao đổi, học hỏi phát triển chuyên môn.

Bốn là, phân công GV cốt cán kèm cặp giúp đỡ GV trong quá trình bồi dưỡng;

Năm là tổ chức thực hiện cho GV tham quan, thực tế học hỏi từ các trường bạn.

- Phân công công việc cụ thể cho nhóm và cá nhân, có sự phối hợp ràng buộc giữa các bộ phận trong nhà trường trong tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV.

1.4.2.3. Chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học.

Đây là việc làm thực hiện nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch đã có nhằm thực nhiện nội dung và chương trình bồi dưỡng. Trong đó thực hiện việc giảng dạy lý thuyết, tổ chức thực hiện các hoạt động thực hành, đánh giá kết quả học tập của người được bồi dưỡng (theo các hình thức đã định).

Chỉ đạo là quá trình tác động đến các thành viên của tổ chức thực hiện làm cho họ nhiệt tình, tự giác nỗ lực phấn đấu đạt các mục tiêu của tổ chức thực hiện, bao gồm các công việc sau:

- Thực hiện việc giảng dạy lý thuyết, tổ chức thực hiện các hoạt động thực hành, đánh giá kết quả học tập của người được bồi dưỡng (theo các hình thức đã định).

- Trao đổi chủ thể, đối tượng bồi dưỡng về các nội dung, chương trình, mục tiêu cần bồi dưỡng phù hợp với trình độ, thời gian, điều kiện và đối tượng bồi dưỡng.

Chú trọng chỉ đạo sử dụng đa dạng phương pháp và hình thức bồi dưỡng:

Trong tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng cần lưu ý nhiều nhất đến phương pháp bồi dưỡng. Bởi vì một nội dung quan trọng nhất trong công tác bồi dưỡng đội ngũ GV là bồi dưỡng để họ có những kỹ năng đa dạng khi sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học; cho nên vấn đề lựa chọn và sử dụng các phương pháp trong việc bồi dưỡng là có ý nghĩa quan trọng để nâng cao việc sử dụng phối hợp các phương pháp KTĐG đặc biệt đánh giá qua quan sát, đánh giá thực đánh giá định kỳ kết hợp đánh giá thường xuyên, sử dụng, kết hợp các phương pháp, cách thức lồng ghép các phương pháp, hình thức KTĐG của giáo viên cho người được bồi dưỡng.

Sau khi xây dựng kế hoạch, cơ cấu bộ máy đã được hình thành, nhân sự đã được sắp xếp, thì phải có người lãnh đạo điều khiển. Đó là quá trình tập hợp, liên kết các thành viên trong tổ chức, theo dõi các hoạt động, hướng dẫn chỉ đạo để đạt được hiệu quả cao, khuyến khích GV tích cực học tập nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Hiệu trưởng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT cho HS dựa trên kế hoạch, chỉ đạo của Phòng GD&ĐT từ đó triển khai bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT cho HS về mục tiêu, nội dung bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng, thời điểm bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng, phương pháp BD, địa điểm BD, phân công trách nhiệm cho từng phòng, ban, yêu cầu cần đạt sau BD, và theo đúng lộ trình đã đề ra. Các trường chỉ đạo từ Hiệu trưởng xuống phó hiệu trưởng đến các tổ trưởng chuyên môn phải nắm được kế hoạch, nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho giáo viên

Trong bất kỳ hoạt động quản lý nào cũng không thể thiếu được khâu kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT

của HS nên tiến hành ở tất cả các khâu như: Lập kế hoạch BD có tính khả thi, phù hợp với thực trạng và đáp ứng nhu cầu của GV không? Nội dung BD có phù hợp với thực trạng và đáp ứng nhu cầu của GV không? Cách thức tổ chức tiến hành BD như thế nào để có hiệu quả? Chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động BD có thỏa đáng không? ...

Để đánh giá được kết quả bồi dưỡng thì cần có hoạt động kiểm tra trong quá trình tổ chức BD. Hoạt động kiểm tra sẽ giúp cho các cấp QLGD theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động, từ đó sẽ có những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Kiểm tra bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT cho HS cần thực hiện các nội dung sau:

- Thu thập thông tin phản hồi. Chỉ có kiểm tra mới mới có được những thông tin phản hồi đáng tin cậy. Việc xử lý đúng đắn các thông tin giúp cho người quản lý tác động kịp thời vào các tổ chức, điều chỉnh mục tiêu và ra quyết định cho chu trình quản lý mới.

- Phát hiện được thực hiện tiếp nối quá trình đánh giá, bao gồm phát hiện những yếu tố tích cực, những kinh nghiệm tốt và những lệch lạc trong hoạt động thực tiễn, đo chính xác mức độ sai lệch và xác định nguyên nhân sai lệch.

- Điều chỉnh: phát huy thành tích; uốn nắn sửa chữa những lệch lạc; xử lý những vi phạm.

* Các hình thức kiểm tra:

- Theo thời gian: Kiểm tra đột xuất; Kiểm tra định kỳ - Theo nội dung: Kiểm tra toàn diện; Kiểm tra chuyên đề - Theo phương pháp: Kiểm tra trực tiếp; Kiểm tra gián tiếp

- Theo số lượng của đối tượng kiểm tra: Kiểm tra toàn bộ; Kiểm tra có lựa chọn Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS, cần kiểm tra số lượng và đối tượng tham gia bồi dưỡng. Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch, nội dung, hình thức, điều kiện tổ chức và tính hiệu quả của hoạt động này. Sau đó tiến hành đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT cho HS trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra, từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp để cải thiện thực trạng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT cho HS.

- Kiểm tra đánh giá kết quả sau khi bồi dưỡng thông qua các bài kiểm tra kết quả học tập của HS. Kết quả này là một trong những kênh phản ánh thực tế kết quả sau khi bồi dưỡng. Thông qua những kết quả này, các cấp QLGD sẽ biết được GV nào đã ứng dụng tốt những kiến thức được bồi dưỡng vào giảng dạy, từ đó có những điều chỉnh, uốn nắn kịp thời nhằm làm cho hoạt động bồi dưỡng ngày càng có hiệu quả thiết thực hơn.

- Kiểm tra hoạt động tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, các sáng kiến kinh nghiệm. Nhà QLGD có thể cơ bản nắm được hoạt động tự bồi dưỡng của GV thông qua kết quả các tiết dự giờ, thao giảng, các sáng kiến kinh nghiệm.

- Kiểm tra đánh giá các điều kiện CSVC phục vụ cho bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT cho HS. CSVC phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng GV có những đóng góp quan trọng vào chất lượng của hoạt động này.

Do đó, việc kiểm tra đánh giá các điều kiện CSVC là cần thiết nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động bồi dưỡng diễn ra trơn tru và làm hài lòng những người tham gia vào hoạt động này.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)