Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG
3.2. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
3.2.1. Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp này nhằm tác động đến thái độ, ý thức của CBQL và GV về vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho đội ngũ giáo viên để từ đó nâng cao năng lực sư phạm, năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV đáp ứng sự đổi mới giáo dục cấp tiểu học.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
- Phổ biến đến giáo viên TH những yêu cầu mới về năng lực chuyên môn…
đặc biệt là yêu cầu về năng lực đánh giá KQHT của HS mà công cuộc đổi mới giáo dục TH đang đòi hỏi. Từ đó, giáo viên xác định được những nhiệm vụ của mình trong thực hiện bồi dưỡng để nâng cao năng lực đánh giá KQHT của HS.
- Khơi dậy lòng tự trọng, danh dự, ý thức phấn đấu của giáo viên trong việc bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho bản thân để giảng dạy và giáo dục tốt hơn trong nhà trường.
- Giúp cho mỗi CBQL và giáo viên hiểu rằng, bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS là phương thức quan trọng để củng cố, bổ sung kiến thức, kỹ năng sư phạm giúp giáo viên đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ dạy học trong nhà trường.
Giáo viên nếu chỉ được đào tạo một lần, trong quãng đời công tác không được bồi dưỡng, không tự bồi dưỡng thì không thể đáp ứng nhiệm vụ do thực tiễn đòi hỏi.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp - Đối với hiệu trưởng:
+ Tổ chức cho CBQL, giáo viên, học sinh học tập quán triệt các nghị quyết của Đảng, nhà nước, các chỉ thị của ngành, của địa phương về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; về nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên; về trách nhiệm của giáo viên đối với việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, chủ động, tích cực trong giáo dục;
+ Cụ thể hóa nội dung bồi dưỡng năng lực ĐGKQHT của HS cho GV trong các nghị quyết của Chi bộ Đảng, của đoàn thể và đặc biệt trong nghị quyết của hội nghị cán bộ viên chức hàng năm.
+ Làm tốt công tác tuyên truyền đến đội ngũ giáo viên về ý nghĩa của việc bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS để nâng cao ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và CBQL nhà trường.
+ Thông qua những tấm gương tiêu biểu trong hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS để khuyến khích lòng tự trọng, ý chí của mỗi giáo viên trong hoạt động bồi dưỡng.
- Đối với tổ chuyên môn:
Đưa yêu cầu, nội dung của hoạt động bồi dưỡng năng lực ĐGKQHT của HS thành tiêu chí đánh giá xếp loại GV của tổ mình cuối năm.
Thường xuyên kiểm tra chuyên đề về công tác ĐGKQHT của học sinh để từ đó nâng cao ý thức của GV trong tổ về hoạt động bồi dưỡng năng lực ĐGKQHT của HS.
- Đối với giáo viên:
Thấy rõ tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của học sinh trong hoạt động dạy và học từ đó chủ động tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực ĐGKQHT của HS cho bản thân mình.
Tích cực đầu tư, dành thời gian nghiên cứu tài liệu; tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực Kiểm tra, đánh giá KQHT của học sinh
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng cần xây dựng quy chế động viên, khen thưởng, biểu dương đối với những giáo viên có nhiều thành tích trong công tác bồi dưỡng chuyên môn và bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS để khích lệ tinh thần học hỏi và phấn đấu của các giáo viên khác.
Cán bộ quản lý ở trường TH cần trở thành tấm gương về bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho các giáo viên trong nhà trường học hỏi và thực hiện theo.
Nhà trường cần đưa ra các biện pháp hành chính để giáo viên tự bồi dưỡng và bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
3.2.2. Chỉ đạo lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học phù hợp với tình hình thực tiễn
3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp
Giúp cán bộ quản lý chủ động trong công tác bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho đội ngũ giáo viên, đảm bảo tính khoa học, liên tục và hệ thống, thực hiện tốt các nội dung trọng tâm cần bồi dưỡng trong từng thời gian và thống nhất các lực lượng tham gia bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho đội ngũ giáo viên TH; Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân để thống nhất trong quá trình chỉ đạo.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
- Căn cứ vào tình hình thực tiễn về CSVC, đội ngũ giáo viên và nhu cầu bồi dưỡng của GV nhà trường, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho đội ngũ giáo viên trường mình.
- Kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV cần xác định rõ: Mục tiêu, nội dung, chương trình bồi dưỡng, thời gian thực hiện và phương thức thực hiện; Dự kiến nguồn lực thực hiện và Dự kiến kết quả đạt được.
- Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên toàn trường, căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng chung của nhà trường, thực trạng đội ngũ giáo viên của tổ, những năng lực đặc thù trong hoạt động bồi dưỡng đánh giá KQHT của HS, nhu cầu bồi dưỡng của giáo trong tổ, những tồn tại, hạn chế của bản thân xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của học sinh và kế hoạch tự bồi dưỡng của cá nhân.
3.2.2.3. Cách thức tiến hành biện pháp:
- Đối với hiệu trưởng:
Trực tiếp xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho giáo viên trường mình theo các bước sau đây:
Bước 1: Phân tích bối cảnh và nhận diện các vấn đề bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH.
Bước 2: Xác định các liên đới, con người, nhân vật, yếu tố tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch.
Bước 3: Phân tích môi trường, điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức đối với hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH.
Bước 4: Rút ra và khắc họa những vấn đề tồn đọng nhất, những khâu yếu nhất, những vấn đề ưu tiên nhất cần tập trung giải quyết trong kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH.
Bước 5: Xác định các định hướng chiến lược, mục đích trọng tâm và các mục tiêu cụ thể của hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH.
Bước 6: Xác định các chiến lược hoạt động và hành động cụ thể bao gồm các chiến lược hành động, các biện pháp bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH mà trường đã và đang làm hiệu quả để tiếp tục duy trì, phát huy các chiến lược hành động, các biện pháp mới được đề xuất bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH phù hợp với bối cảnh và tình hình mới.
Bước 7: Theo dõi tiến triển của kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT cho GVTH, xem xét giải quyết những vấn đề nảy sinh (nếu có).
Để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT cho GVTH, trước tiên cần tiến hành điều tra nhu cầu bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT cho GVTH.
* Hàng năm, vào dịp cuối năm học, nhà trường tiến hành rà soát trình độ, nhu cầu bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT cho GVTH bằng hệ thống biểu mẫu và phiếu trưng cầu ý kiến. Đồng thời, thông qua việc tiến hành thường xuyên trò chuyện, phỏng vấn giáo viên trong các hội thi, hội giảng hoặc trong chính các đợt bồi dưỡng, tập luấn cho giáo viên.
* Xử lý số liệu điều tra và các thông tin để xác định đúng nhu cầu thực tế của đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
Khi xử lý số liệu cần phân loại trình độ đào tạo, phân loại tuổi nghề, tuổi đời, phân loại nội dung bồi dưỡng theo nguyện vọng cá nhân và chú ý những đề xuất của giáo viên trong nhà trường.
Sau khi có kết quả điều tra, Hiệu trưởng cần tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT cho GVTH. Việc xây dựng kế hoạch dựa trên các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, điều kiện thực tế của nhà trường, cơ sở vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng…, ý kiến đóng góp của các tổ chuyên môn. Sau khi thống nhất thì trình lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH sẽ được triển khai trong toàn trường.
Để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV đạt hiệu quả cao, cán bộ quản lý trường TH cần căn cứ vào khung chương trình bồi dưỡng thường xuyên, quy chế bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT cho GVTH, kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của các cấp quản lý để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV trong trường mình đảm bảo tính pháp lý, tính thống nhất.
- Đối với tổ chuyên môn:
+ Tổ trưởng chuyên môn căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng chung của nhà trường, tổ chức cho GV tổ mình nghiên cứ kỹ nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng, tham gia đóng góp ý kiến, sử đổi, bổ sung những nội dung còn thiếu và các điều kiện đảm bảo tính khả thi của kế hoạch.
+ Xác định những rõ những nội dung trọng tâm, thời gian, phương pháp, hình thức bồi dưỡng phù hợp với đặc thù của tổ mình.
+ Đầu năm học, tổ chức duyệt kế hoạch cá nhân của GV trong tổ chú ý biện pháp và nội dung tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực đánh giá KQHT của mỗi GV.
- Đối với giáo viên:
Trực tiếp nghiên cứu thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và thông tư 22/2016/TT- BGDĐT về Quy đinh đánh giá học sinh tiểu học tự phát hiện những vấn đề khó, những vấn đề giáo viên còn lúng túng trong đánh giá KQHT của HS, những vấn đề giáo viên hay mắc trong việc sử dụng phương pháp và kỹ thuật đánh giá… để có kế hoạch khi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn cùng nhau bàn bạc, tháo gỡ.
Căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng của tổ chuyên môn, thực trạng học sinh lớp được phân công chủ nhiệm, xác định những hạn chế của bản thân trong hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của HS xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng cảu cá nhân 3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Công tác kế hoạch hóa là một công tác quan trọng của cán bộ quản lý nhà trường. Muốn làm tốt công tác kế hoạch hóa hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH việc đầu tiên là cán bộ quản lý nhà trường cần nắm chắc tình hình giáo viên, điều kiện của nhà trường từ đó đề ra phương án bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH phù hợp và sát thực. Kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH được xây dựng phù hợp sẽ quyết định tốt đến hiệu quả và chất lượng bồi dưỡng, kế hoạch sẽ được triển khai thực hiện một cách thuận lợi.
Để xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho giáo viên, CBQL, GV phải nắm vững quy trình xây dựng kế hoạch một cách khoa học, bài bản từ kế hoạch chung của nhà trường, kế hoạch tổ chuyên môn đến kế hoạch cá nhân của từng giáo viên, có như vậy thì kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV mới có tính khả thi.