Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG
2.3. Thực trạng về hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
2.3.4. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Để khảo sát về phương pháp bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV các trường tiểu học huyện Lục Nam, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 (Phụ lục 1).
Kết quả được thể hiện ở bảng 2.8:
Bảng 2.8. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
TT Phương pháp bồi dưỡng
Ý kiến đánh giá
∑ X Thứ bậc Thường
xuyên
Đôi khi
Không sử dụng SL Điểm SL Điểm SL Điểm
1 Phương pháp thuyết trình 112 336 41 82 17 17 435 2.56 1 2 Phương pháp thảo luận nhóm 92 276 48 96 30 30 374 2.36 2 3 Phương pháp giải quyết tình
huống 47 141 72 144 51 51 336 1.98 3
4 Phương pháp vấn đáp 16 48 53 106 101 101 255 1.50 4 5 Phương pháp tự nghiên cứu 2 6 45 90 123 123 219 1.29 5
X 1.94
Nhận xét bảng 2.8:
Bảng 2.8 cho thấy: Theo đánh giá của khách thể điều tra, việc sử dụng các phương pháp bồi năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học
huyện Lục Nam đạt mức trung bình (x=1.94). Tuy nhiên mức điểm đánh giá dành cho các phương pháp khác nhau trong bảng có sự khác nhau. Cụ thể:
- Các phương pháp 1,2: “phương pháp thuyết trình”; “Phương pháp thảo luận nhóm” là hai phương pháp giữ vai trò chủ đạo được đánh giá ở mức cao (x=2.56;
x=2.36)
Để tìm hiểu nguyên nhân, Chúng tôi sử dụng phương pháp đàm thoại để trao đổi với một số CBQL, GV của trường tiểu học Nghĩa Phương 1 huyện Lục Nam về việc tại sao lại thường xuyên sử dụng phương pháp thuyết trình và phương pháp thảo luận nhóm thì được biết: Các trường tiểu học hiện nay cơ bản thực hiện dạy 2 buổi trên ngày vì vậy thời lượng dành cho hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp của giáo viên rất ít (2 buổi/ tháng) hơn nữa nội dung bồi dưỡng thì nhiều. Với ưu điểm của phương pháp thuyết trình là trong một thời gian ngắn có thể truyền tải tới giáo viên một lượng lớn về kiến thức, giúp giáo viên nhận biết, hiểu và nắm vững được nội dung cần bồi dưỡng và CBQL cũng hoàn thành nhiệm vụ của mình; Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh là vô cùng quan trọng, nếu thực hiện quy trình đánh gia sai sẽ đến dẫn đến kết quả đánh giá sai vì vậy khi tập huấn năng lực đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên chúng tôi thường sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để giáo viên có cơ hội được chia sẻ, học tập những kinh nghiệm từ đồng nghiệp, được tự tay thực hiện các quy trình, phương pháp đánh giá dưới sự giúp đỡ của CBQL và các GV trong nhóm, như vậy khi thực hiện đánh giá TX và đánh giá ĐK KQHT của học sinh trên lớp sẽ tránh được những sai sót đáng tiếc.
- Phương pháp 3: “Phương pháp giải quyết tình huống” được đánh giá ở mức trung bình (x=1.98);
- Các phương pháp 4,5: “Phương pháp vấn đáp”; “Phương pháp tự nghiên cứu” được đánh giá ở mức thấp (với ĐTB lần lượt là: x=1.50; x=1.29),
Kết quả khảo sát trên cho thấy việc sử dụng các phương pháp trong hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Lục Nam chưa đồng đều, linh hoạt chưa có sự kết hợp chặt chẽ, bổ sung hỗ trợ lẫn nhau để nâng cao hiệu quả trong hoạt động bồi dưỡng.
Do vậy, trong thời gian tới các nhà trường tiểu học huyện Lục Nam cần vận dụng đa dạng các phương pháp trong đó vừa linh hoạt vừa phối hợp các phương
pháp để phù hợp với từng chuyên đề bồi dưỡng, phát huy năng lực ĐGKQHT của mỗi GV tham gia bồi dưỡng đặc biệt tăng cường phương pháp tự bồi dưỡng, tự đào sâu, suy nghĩ.
2.3.5. Ý kiến của HS về mức độ hài lòng đối với hình thức kiểm tra đánh giá KQHT ở nhà trường
Để khảo sát ý kiến của học sinh về hình thức Kiểm tra đánh giá KQHT của học ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (Phụ lục 2). Kết quả được thể hiện ở bảng 2.9
Bảng 2.9: Ý kiến của học sinhcủa HS về hình thức kiểm, tra đánh giá KQHT ở nhà trường
TT Hình thức KTĐG
Ý kiến đánh giá
∑ X Thứ bậc Rất hài
lòng
Hài lòng
Không hài lòng SL TĐ SL TĐ SL TĐ 2 Kiểm tra vấn đáp (Trả lời câu
hỏi của thày cô) 25 75 43 86 82 82 243 1.62 3 3 Kiểm tra hồ sơ học tập ( kết
quả làm bài tập trên vở) 60 180 52 104 38 38 322 2.14 2 4 Kiểm tra Định kỳ (làm bài
viết 1 tiết) 85 255 54 108 11 11 374 2.49 1
X 2.08
Nhận xét bảng 2.9:
Bảng 2.9 cho thấy: Theo đánh giá của học sinh thì việc thực hiện các hình thức Kiểm tra đánh giá KQHT của học ở các trường tiểu học huyện Lục Nam đạt mức trung bình (x=2.08). Tuy nhiên mức điểm đánh giá dành cho các hình thức khác nhau trong bảng có sự khác nhau. Cụ thể:
- Hình thức 4: “Kiểm tra Định kỳ (làm bài viết 1 tiết)” là nội dung có điểm đánh giá ở mức cao (x = 2.49). Có thể thấy kết quả đánh giá của học sinh phù hợp với kết quả đánh giá của CBQL,GV về nội dung bồi dưỡng “Bồi dưỡng giáo viên nội dung, phương pháp và kỹ thuật đánh giá định kỳ” (x=2.45), điều đó chứng tỏ nội dung bồi dưỡng nào được CBQL,GV quan tâm tập trung bồi dưỡng thì kết quả tương
ứng sẽ đạt cao. Kết quả khảo sát cho thấy GV các trường tiểu học huyện Lục Nam đã có kỹ năng trong việc ra đề kiểm tra định kỳ (Kiểm tra 1 tiết) lượng kiến thức phù hợp với thời gian, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Qua đó cũng thể hiện nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của kết quả kiểm tra, đánh giá định kỳ đặc biệt là đánh giá cuối năm.
- Hình thức 2 ”Kiểm tra hồ sơ học tập” được đánh giá ở mức độ trung bình (x = 2.14), đây là hình thức đánh giá thường xuyên hằng ngày trên lớp của người giáo viên.
- Hình thức 1: “Kiểm tra vấn đáp -Trả lời câu hỏi của thày cô” hình thức này được đánh giá ở mức thấp (x = 1.62). Để làm rõ nguyên nhân, tác giả có trò chuyện với một số học sinh (Có KQHT ở mức TB- Hoàn thành) ở trường tiểu học Bình Sơn và trường tiểu học Nghĩa Phương 1, huyện Lục Nam thì được biết: Đa số các em không thích hình thức kiểm tra vấn đáp (trả lời câu hỏi) theo em N.T.A HS lớp 5A trường tiểu học Bình Sơn: “ Câu hỏi cô ra thường khó, một lúc phải trả lời nhiều câu hỏi, chúng em chưa kịp nghĩ hoặc không biết, khi không trả lời được lại phải đứng đó để nghe các bạn khác trả lời; cô giáo cũng ít gọi chúng em, chỉ gọi các bạn giơ tay”, còn đối với hình thức kiểm tra hồ sơ học tập của học sinh thì em H.Q.T HS lớp 4B trường tiểu học Nghĩa Phương 1 cho biết : “ Chúng em không hay được chấm vì chưa làm xong ; cô hay nhận xét chưa hoàn thành nhiệm vụ; cô bảo về nhà làm tiếp mai cô chấm nhưng cô lại không chấm...”
Kết quả khảo sát nêu trên cho thấy, năng lực kiểm tra, đánh giá KQHT của HS ở giáo viên tiểu học còn nhiều hạn chế. Điều này được thể hiện rõ qua kỹ thuật đặt câu hỏi nhằm kích thích sự sáng tạo của HS, kỹ thuật viết lời nhận xét về mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS. Theo Chương trình GDPT mới cần tăng cường KTĐG theo định hướng phát triển năng lực, trong đó không chỉ trọng tâm vào kiểm tra định kỳ mà còn coi trọng kiểm tra thường xuyên trong đó chú trọng việc kiểm tra kết quả làm bài của HS trong vở ghi, vấn đáp có như vậy thì hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học mới đạt mục tiêu đề ra.