Đối tượng khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 105 - 111)

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.3.3. Đối tượng khảo nghiệm

Đối tượng thăm dò bao gồm 150 CBQL, GV các trường tiểu học huyện Lục Nam trong đó: CBQL: 40 người; giáo viên: 110 người.

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý

Stt Tính cần thiết

Mức độ

Tổng

điểm ĐTB Thứ bậc Rất cần

thiết

Cần thiết

Không cần thiết SL % SL % SL %

1

Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm qua trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học

135 405 15 30 435 2.9 1

2

Chỉ đạo lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học phù hợp với tình hình thực tiễn

125 375 25 50 425 2.83 2

3

Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học

124 372 26 52 398 2.65 4

4

Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học

101 303 49 98 401 2.67 3

5

Chỉ đạo hoàn thiện cơ chế quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học

77 231 73 146 377 2.51 6

6

Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của HS cho GV ở trường tiểu học

101 303 49 98 401 2.65 4

X 2.70

Qua kết quả khảo sát cho thấy, cả 6 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ cao (X=2.70), không có biện pháp nào được đánh giá ở mức trung bình hoặc thấp.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Stt Tính khả thi

Mức độ

Tổng

điểm ĐTB Thứ bậc Rất khả

thi Khả thi Không khả thi

SL % SL % SL %

1

Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm qua trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học

130 390 20 40 430 2.86 1

2

Chỉ đạo lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học phù hợp với tình hình thực tiễn

125 375 25 50 20 11.8 425 2.83 3

3

Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học

72 216 78 156 0.0 372 2.48 4

4

Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học

128 384 13 22 44 11.8 406 2.70 2

5

Chỉ đạo hoàn thiện cơ chế quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học

81 243 69 138 0.0 381 2.54 4

6

Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học

75 225 75 150 375 2.50 6

X 2.65

Qua kết quả khảo sát cho thấy, cả 6 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ cao (X=2.65), không có biện pháp nào được đánh giá là không khả thi.

Hình 3.1. Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp Như vậy, những giải pháp tác giả nêu trên rất phù hợp với tình hình quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Lục Nam. Việc đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Lục Nam là hết sức cần thiết, nhằm khắc phục những hạn chế và những bất cập hiệu quả quản lý trước đó, góp phần vào việc nâng cao hiệu quản quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Lục Nam. Với kết quả thu được qua phiếu khảo sát chứng tỏ hệ thống các nhóm giải pháp mà tác giả đề xuất là phù hợp và có khả năng thực hiện cao. Tuy nhiên, để nhóm các giải pháp đó thực sự là những cách làm mới có hiệu quả đối với nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng, cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các cơ quan hữu quan, tạo nên sự đồng bộ và thống nhất trong quá trình thực hiện các nhóm giải pháp.

Mặt khác, hiệu trưởng nhà trường phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình đội ngũ GV hiện có và điều kiện cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường.

Kết luận chương 3

Trong chương này, luận văn đã lý giải và xác định các nguyên tắc có tính chỉ đạo trong việc xây dựng và lựa chọn các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ĐGKQHT của HS cho GV. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác này, đặc biệt dựa trên những tồn tại, yếu kém của hoạt động bồi dưỡng năng lực ĐGKQHT của HS cho GV và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ĐGKQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý.

Qua kết quả khảo nghiệm lấy ý kiến của cán bộ quản lý giáo dục, GV ở các trường tiểu học có kinh nghiệm trong quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ĐGKQHT của HS cho GV cho thấy: 6 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ĐGKQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang có tính cần thiết và tính khả thi cao phù hợp với tình hình đặc điểm phát triển tại địa phương. Việc thực hiện đồng bộ, thường xuyên các biện pháp quản lý trên sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Tuy vậy, các biện pháp mới chỉ được khẳng định qua khảo nghiệm nên khi triển khai cần thực hiện linh hoạt, sáng tạo và có những cải tiến phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ĐGKQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV và quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV, đề tài đề ra một số biện pháp QL:

1) Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm qua trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học;

2) Chỉ đạo lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học phù hợp với tình hình thực tiễn;

3) Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học;

4) Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học;

5) Chỉ đạo hoàn thiện cơ chế quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học;

6) Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 105 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)