Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG
3.2. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
3.2.3. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học
3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp
Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV, khắc phục lối truyền thụ một chiều, thu động, ứng dụng các phương pháp, hình thức dạy học tích cực và phương tiện dạy học hiện đại vào hoạt động bồi
dưỡng, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho giáo viên; Phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của GV trong quá trình bồi dưỡng; Tạo ra sự phong phú, đa dạng về nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên; Tạo ra sự sinh động, hấp dẫn, giảm bớt sự nhàm chán cho hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
- Đổi mới về nội dung bồi dưỡng
+ Căn cứ vào các thông tư, hướng dẫn của cấp trên về quy định đánh giá học sinh tiểu học, kịp thời bổ sung những điểm mới về kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ kết quả học tập của học sinh vào nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên.
Căn cứ vào kết quả khảo sát thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Lục Nam giai đoạn trước, bổ sung những nội dung chưa được CBQL các nhà trường quan tâm trong hoạt động bồi dưỡng dẫn đến những hạn chế trong việc đánh giá KQHT của HS như: Nội dung bồi dưỡng giáo viên về nội dung, phương pháp và kỹ thuật đánh giá thường xuyên;bồi dưỡng giáo viên về cách thức phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá khác nhau để đảm bảo đánh giá toàn diện kết quả học tập của học sinh; bồi dưỡng GV về cách thức vận dụng phương pháp, kỹ thuật đánh giá kết quả học tập vào việc phát hiện năng lực và phát triển năng lực học tập cho học sinh, đó là những nội dung quan trọng còn chưa được CBQL, GV quan tâm đúng mức. Việc thực hiện đầy đủ, đa dạng hóa các nội dung bồi dưỡng chính nhân tố tiên quyết trong việc nâng cao năng lực đánh giá KQHT của HS cho giáo viên và giúp hoạt động đánh giá KQHT của HS đạt mục tiêu đề ra.
- Đổi mới về phương pháp bồi dưỡng
Chỉ đạo CBQL các nhà trường kết hợp hài hòa giữa phương pháp bồi dưỡng truyền thống với các phương pháp bồi dưỡng hiện đại; tăng cường sử dung các phương pháp như Phương pháp giải quyết tình huống, phương pháp vấn đáp, đặc biệt là phương pháp tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng. Hiện nay, các trường tiểu học ở huyện
Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 100% tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày vì vậy thời gian dành cho công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ rất hạn hẹp, việc tăng cường phương pháp tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng là phương pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực ĐGKQHT của HS cho giáo viên.
Mỗi phương pháp bồi dưỡng đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, vì vậy trong công tác bồi dưỡng cần có sự lựa chọn, phối hợp hài hòa các phương pháp để phát huy tối đa ưu điểm của từng phương pháp.
- Đồi mới về hình thức bồi dưỡng
Cần đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng năng lực ĐGKQHT của HS cho giáo viên, trong điều kiện bùng nổ về khoa học công nghệ và sự hạn hẹp về thời gian bồi dưỡng thì việc sử dụng các phương tiện hiên đại (mạnh Internet, phương tiện kĩ thuật nghe, nhìn) hỗ trợ vào hoạt động bồi dưỡng sẽ kích thích sự ham học, tìm tòi, khám phá của đội ngũ giáo viên giúp hoạt động bồi dưỡng đạt mục tiêu đề ra.
3.2.3.3.Cách thức thực hiện biện pháp - Đối với Hiệu trưởng:
+ Hằng năn, hiệu trưởng căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục &
Đào tạo, của các cơ quan cấp trên để đưa những nội dung, phương pháp, kỹ thuật mới về đánh giá KQHT của HS vào nội dung tổ chức bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV
+ Tổ chức rà soát, bổ sung, chỉnh sửa nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV định kỳ và thường xuyên nhằm cập nhật sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cập nhật những phương pháp và kỹ thuật đánh giá mới nhằm phát huy tối đa năng lực người học. Quá trình được tiến hành từ việc phân tích chương trình bồi dưỡng, phân tích công việc và hoạt động của GV sau một khóa tham gia bồi dưỡng. Trên cơ sở đó xác định hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết mà giáo viên TH cần để đảm bảo sau khi được bồi dưỡng giáo viên có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá KQHT của HS.
+ Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH. Đây là yêu cầu và điều kiện mà chương trình cần đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương
trình bồi dưỡng là công cụ để trường TH tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận chương trình đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình cũng là việc thực hiện mục tiêu và đáp ứng tiêu chuẩn so với yêu cầu giảng dạy, giáo dục của đội ngũ giáo viên.
- Đối với tổ trưởng tổ chuyên môn:
+ Để xây dựng chương trình bồi dưỡng được hiệu quả thì quá trình tổ chức thực hiện phải có sự thống nhất từ Ban giám hiệu, các Tổ chuyên môn đến toàn thể giáo viên trong trường thông qua các văn bản quy định, quy chế và quy trình thực hiện hoạt động bồi dưỡng.
+ Tổ chức bồi dưỡng năng lực ĐGKQHT của HS cho GV bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.
- Đối với giáo viên:
Nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin, các thiết bị dạy học hiện đại để khai thác nội dung, áp dụng vào hoạt động tự bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ KQHT của hoc sinh cho bản than.
Tích cực, chủ động tiếp nhận sự thay đổi về chương trình giáo dục phổ thông đặc biệt là việc đổi mới kiểm tra, đánh giá KQHT của HS theo CTGDPT mới.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
CBQL nhà trường cần hiểu được tầm quan trọng cũng như yêu cầu phải rà soát, bổ sung chương trình bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH và đây là việc làm thường xuyên của nhà trường giúp chương trình bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH phải luôn có tính ứng dụng cao, phù hợp với nhu cầu của người tham gia bồi dưỡng.
CBQL, GV phải nắm chắc nội dung các văn bản chỉ đạo của cấp trên về Quy định đánh giá học sinh tiểu học
Nắm chắc ưu điểm, tồn tại của từng phương pháp, kỹ thuật đánh giá KQHT của HS từ đó giúp GV vận dụng vào đánh giá KQHT của học sinh một cách phù hợp nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế của tưng phương pháp kỹ thuật.
Tổ chức khảo sát thực tế để có thông tin phản hồi cần thiết cho việc xây dựng mới cũng như việc điều chỉnh phương pháp, nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho đội ngũ giáo viên phù hợp với nhu cầu.
Giáo viên cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình trong hoạt động bồi dưỡng.