Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường tiểu học
1.5.1. Yếu tố chủ quan
-Năng lực quản lý của hiệu trưởng: Phẩm chất, năng lực của Hiệu trưởng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý năng lực đánh giá KQHT cho HS của GV. Nếu Hiệu trưởng có phẩm chất chính trị lập trường vững vàng, nắm vững chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thì sẽ chỉ đạo đúng hướng, đúng mục tiêu cấp học. Người Hiệu trưởng có khả năng xử lý thông tin, có khả năng điều phối hoạt động sẽ hoàn thành được mục tiêu chung, tập hợp mọi người vào hoạt động chung tạo nên quyết tâm cao và phát huy được sức mạnh của tập thể đưa hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả cao. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức tốt các nội dung, phương pháp, hình thức, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH chính xác, lựa chọn phân công hợp lý đội ngũ tham gia bồi dưỡng thì kết quả năng lực đánh giá KQHT cho HS của GV sẽ đạt hiệu quả cao, nâng cao chất lượng GD cấp TH.
- Tính tích cực của giáo viên trong quá trình bồi dưỡng
Tính tích cực và chủ động của GV có tác động rất lớn tới hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS. Giáo viên là đối tượng, là chủ thể của hoạt động và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực nên yêu cầu đối với họ là cần phải có sự hiểu biết nhất định về đánh giá KQHT của HS, trên cơ sở bồi dưỡng của CBQL mà phát triển được kiến thức, kỹ năng, thái độ và nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân.
Mỗi giáo viên cần hiểu được đánh giá kết quả học tập của học sinh và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh có ý nghĩa quan trọng. Phát triển năng lực nghề nghiệp nói chung, phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng là nghĩa vụ của mỗi giáo viên. Từ đó, tích cực, chủ động tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của đổi mới toàn diện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Số lượng và chất lượng đội ngũ GV: Trình độ chuyên môn của GV là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả QL năng lực đánh giá KQHT cho HS của GV. Đội ngũ GV phải đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, trình độ chuyên môn vững vàng, nghiệp vụ sư phạm giỏi, có lòng yêu nghề, nắm vững mục tiêu GD, chương trình, nắm vững các phương pháp kiểm tra, đánh giá theo năng lực của HS trong trường TH... sẽ là yếu tố giúp cho Hiệu trưởng QL năng lực đánh giá KQHT cho HS của GV được tốt hơn. Do vậy, số lượng và chất lượng đôi ngũ GV có ảnh hưởng nhất định đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở trường tiểu học.
1.5.2. Yếu tố khách quan
- Cơ chế quản lý của nhà trường: Đảng và Nhà nước đã đưa ra các nghị quyết, chỉ thị, thông tư, hướng dẫn của Bộ GD và Đào tạo có liên quan tới quá trình hoạt động GD và hoạt động dạy học. Trong đó Đảng và Nhà nước luôn coi “GD là quốc sách hàng đầu”, vì vậy quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV được hỗ trợ từ các cấp quản lý giúp cho quá trình quản lý đi theo định hướng, theo kế hoạch.
- Cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị dạy học: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thuộc hệ thống phương tiện của quá trình dạy học, là cơ sở thực hiện các mục tiêu dạy học. Đối với hoạt động năng lực đánh giá KQHT cho HS của GV thì yếu tố cơ sở vật chất có ảnh hưởng rất lớn. Người lãnh đạo cần nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của cơ sở vật chất đến hoạt động năng lực đánh giá KQHT cho HS của GV và có sự đầu tư, QL tốt các trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo cho bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS của GV thì sẽ đạt hiệu quả cao.
Hiệu trưởng cần tổ chức rà soát, thống kê toàn bộ thiết bị hiện có; dành kinh phí để sửa chữa, mua sắm thêm trang thiết bị để đáp ứng đầy đủ, phục vụ cho bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT cho HS của GV và đáp ứng yêu cầu ứng dụng năng lực đánh giá KQHT cho HS của GV mới sau bồi dưỡng vào thực hiện đánh giá KQHT của HS.
- Môi trường văn hóa của nhà trường:
Văn hóa nhà trường là một hệ thống phức hợp các giá trị, các chuẩn mực xung quanh chức năng đào tạo con người của nhà trường, được chấp nhận tự nguyện, được cam kết tôn trọng để theo đó mà các thành viên nhà trường cùng nhau thực thi các hoạt động dạy và học, nhằm hoàn thành ngày càng tốt sứ mệnh cao cả của mình. Văn hóa nhà trường bao gồm: văn hóa văn hóa lãnh đạo, văn hóa tổ chức, văn hóa chia sẻ, văn hóa ứng xử, văn hóa thi cử, văn hóa đánh giá... Như vậy văn hóa nhà trường có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên. Nếu giáo viên được tham gia bồi dưỡng năng lực trong môi trường có văn hóa, ở đó tập thể giáo viên đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm, giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn. Giáo viên được động viên khuyến khích cải tiến phương pháp dạy học và đánh giá KQHT của HS thì hiệu quả bồi dưỡng năng lực sẽ được nâng lên nhất nhiều. Như vậy văn hóa nhà trường tạo bầu không khí tin cậy, là đòn bẩy thúc đẩy các hoạt động giáo dục của nhà trường phát triển và giúp việc bồi dưỡng các năng lực chuyên môn đạt mục tiêu đề ra.
Tiểu kết chương 1
Bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng về đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên, nhằm giúp giáo viên đạt được các mục tiêu dạy học trong nhà trường.
Hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Mục đích của Hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên; Nội dung của hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên; Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên…
Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên là sự tác động có kế hoạch, có mục đích và phương pháp khoa học của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng nhà trường) đến hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên, giúp cho hoạt động này diễn ra có hiệu quả, đạt được mục tiêu của quá trình quản lý.
Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên bao gồm các hoạt động: Lập kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học; Tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học; Chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học; Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học gồm 6 yếu tố cơ bản đó là: năng lực quản lý của Hiệu trưởng; tính tích cực của giáo viên trong quá trình bồi dưỡng; số lượng và chất lượng đội ngũ GV; cơ chế quản lý của nhà trường; cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị dạy học; môi trường văn hóa của nhà trường
Các nội dung trình bày trên là cơ sở quan trọng, định hướng để tác giả tiến hành khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang ở chương tiếp theo.
Chương 2