5 : NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

Một phần của tài liệu Giáo án tin học 10 theo công văn 5512 (Trang 45 - 53)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Biết ngôn ngữ lập trình dùng để diễn đạt thuật toán.

- Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao 2. Kĩ năng: Phân biệt được ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.

3. Thái độ: Nghiêm túc, chú ý và có ý thức trong học tập.

4. Các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Liệt kê được các ngôn ngữ lập trình.

+ Nhận biết được các loại ngôn ngữ lập trình - Năng lực sử dụng CNTT: Không sử dụng PC II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên: SGVTH10, SGKTH10, KHDH và MT_MC.

2. Chuẩn bị của học sinh: Sách, vở, bút và các dụng cụ học tập.

III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Khởi động

HĐ1: Tạo tình huống có vấn đề-5’

- Mục tiêu: Giúp HS nhận thấy tình huống cần giải quyết.

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân

- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 10, Máy tính và bảng thông minh.

- Sản phẩm: HS có thể giải quyết được tình huống đưa ra.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV đưa ra một BT: Tính chu vi hình chữ nhật

Gọi 1 HS đứng tại chỗ nêu thuật toán GV nhận xét và hỏi

? Thuật toán diễn tả bằng cách liệt kê hay sơ đồ khối

? Máy tính đã thực hiện được thuật toán này chưa

? Vậy làm ntn để máy tính mới thực hiện được GV chính xác câu trả lời của HS.

Tìm hiểu NNLT cụ thể ở bài 5

Quan sát và trả lời Thuật toán

B1: Nhập chiều dài và chiều rộng

B2: cv  (d+r)*2;

B3: Đưa ra chu vi rồi kết thúc.

- Bằng cách liệt kê - Chưa

- Diễn tả TT bằng 1 NN lập trình nào đó

B. Hình thành kiến thức và luyện tập HĐ2: Ngôn ngữ máy-10’

- Mục tiêu: Giúp HS biết về ngôn ngữ máy

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, thuyết trình.

- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân và thảo luận nhóm - Phương tiện dạy học: SGK Tin học 10.

- Sản phẩm: HS trình bày được những đặc điểm cơ bản về ngôn ngữ máy Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV yêu cầu các cá nhân HS vẽ sơ đồ tư duy sau đó các bàn cùng thảo luận để chính xác lại sơ đồ.

Gọi 1 HS lên bảng vẽ rồi trình bày GV nhận xét

HS vẽ sơ đồ tư duy Lên bảng

HĐ3: Hợp ngữ-10’

- Mục tiêu: Giúp HS nhận biết về hợp ngữ - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân - Phương tiện dạy học: SGK Tin học 10

- Sản phẩm: HS nêu được những đặc điểm về hợp ngữ.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

? Hợp ngữ là gì

? Hợp ngữ có ưu và nhược điểm như thế nào

Gv đưa ra ví dụ trong sgk rồi giải thích VD: ADD AX, BX

- KN: Hợp ngữ là ngôn ngữ cho phép người lập trình sử dụng một số từ (thường là viết tắt các từ tiếng Anh) để thể hiện các lệnh cần thực hiện.

* Ưu điểm: khai thác triệt để tính năng phần cứng

* Nhược điểm:

- Đã thuận lợi cho các nhà lập trình chuyên nghiệp nhưng chưa thích hợp với số đông người lập trình.

- Để MT hiểu, cần có chương trình hợp dịch để chuyển hợp ngữ sang NN máy.

Nghe và ghi bài HĐ4: Ngôn ngữ bậc cao-10’

- Mục tiêu: Giúp HS biết về ngôn ngữ bậc cao

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp và đàm thoại - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân và thảo luận nhóm - Phương tiện dạy học: SGK Tin học 10.

- Sản phẩm: HS nhận biết được 1 số loại NN bậc cao. HS có thể trình bày về NN bậc cao.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk về NN bậc cao

? Em hãy nêu những hiểu biết của em về NN bậc cao

GV chính xác câu trả lời của HS

- KN : NN bậc cao là ngôn ngữ mà các câu lệnh được viết gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào các loại máy cụ thể.

- Ưu điểm:

+ Câu lệnh viết gần với NN tự nhiên, có tính độc lập cao và ít phụ thuộc vào các loại máy.

+ Thuận lợi với đông đảo người lập trình.

- Nhược điểm: Để máy tính hiểu được, cần phải có chương trình dịch để dịch từ ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy.

VD: Pascal, foxtran, C, C++,…

C. Vận dụng HĐ5: Câu hỏi -5’

- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức vừa học.

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân và thảo luận nhóm - Phương tiện dạy học: SGK tin học 10

- Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi

Câu hỏi Câu 1: Em hiểu ngôn ngữ lập trình là gì?

Câu 2: Chương trình dùng để làm gì

Câu 3: Vì sao phải phát triển ngôn ngữ bậc cao D. Tìm tòi mở rộng

HĐ6: Tình huống-4’

- Mục tiêu: Giúp HS tự vận dụng, tìm tòi mở rộng những kiến thức trong bài học - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp.

- Phương tiện dạy học: SGK, MT-MC

- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc thảo luận nhóm.

- Sản phẩm: HS có thể trả lời được các câu hỏi

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV mở rộng cho HS về cách viết CT tính chu vi HCN bằng hợp ngữ và NN bậc cao (pascal)

Hợp ngữ NN bậc cao (pascal)

MOV AX,CD ADD AX, CR MUL AX,2 MOV CV,AX

Readln(CD,CR);

CV:=(CD+CR)*2;

Writeln(CV);

Theo dõi và nghe

E. Hướng dẫn về nhà-1’

- Ôn lại bài học hôm nay.

- Chuẩn bị trước bài: Giải bài toán trên máy tính

Ngày soạn: 16 /10/2020 - Tiết 19 KHGD Ngày giảng: 23/10/2020 Lớp: 10A3,5,7,10

§6 : GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết các bước xác định bài toán, lựa chọn thuật toán khi tiến hành giải bài toán trên máy tính.

2. Kĩ năng: Kĩ năng phân tích và lựa chọn thuật toán phù hợp

3. Thái độ: Nghiêm túc, tư duy, sáng tạo và chủ động trong quá trình học bài 4. Các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, tự học, giải quyết vấn đề và tính toán.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Kể tên được các bước trong việc giải 1 bài toán trên máy tính.

+ Vận dụng bước 1 và bước 2 vào 1 số bài toán tìm UCLN.

- Năng lực sử dụng CNTT: Không sử dụng PC.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên: SGVTH10, SGKTH10, KHDH và MT_MC.

2. Chuẩn bị của học sinh: Sách, vở, bút và các dụng cụ học tập.

III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Khởi động

HĐ1: Tạo tình huống có vấn đề-5’

- Mục tiêu: Giúp HS nhận thấy vấn đề cân giải quyết - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp và đàm thoại - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc thảo luận nhóm - Phương tiện dạy học: SGK Tin học 10.

- Sản phẩm: HS có thể giải quyết được vấn đề

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Bài toán: Tìm ước chung lớn nhất của 2 số nguyên dương M và N.

M=25, N=10  UCLN là 5 M= 100, N=250  UCLN là 50 M= 9999, N= 8888  UCLN là ?

? Nếu giá trị của M và N là rất rất lớn thì phải làm như thế nào

? Theo em học sử dụng MT là gì

Vậy giải BT trên máy tính ta cần có những bước nào.

Theo dõi và trả lời

Phải giải bằng máy tính

B. Hình thành kiến thức và luyện tập HĐ2: Xác định bài toán-10’

- Mục tiêu: Giúp HS biết xác định bài toán

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại và rèn tư duy - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc thảo luận nhóm - Phương tiện dạy học: SGK Tin học 10.

- Sản phẩm: HS xác định được input và output của bài toán

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Gọi 1 HS lên bảng xác định input và output của BT Gv nhận xét

? Giữa input và output có mối quan hệ ntn

Với 2 thành phần này chúng ta cần nghiên cứu cẩn thận về:

- các đại lượng đã cho - các đại lượng phát sinh - ngôn ngữ lập trình phù hợp

GV đưa ra ví dụ về sĩ số của 1 lớp học (N).

? Vậy N có thể nhận các giá trị trong phạm vi nào

 Có cách thể hiện bằng kiểu DL cho phù hợp

1 HS lên bảng còn lại ở dưới làm vào vở

- Từ input mới tìm được output Nghe và ghi bài

- Tù 1 đến 40.

HĐ3: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán -20’

- Mục tiêu: Giúp HS biết cách lựa chọn thuật toán cho phù hợp.

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc thảo luận nhóm

- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 10, Máy tính và bảng thông minh.

- Sản phẩm: HS đưa ra được các tiêu chí lựa chọn thuật toán.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV đưa ra 2 cách diễn đạt thuật toán tìm UCLN bằng sơ đồ khối

GV đưa ra giá trị của M=28 và N=5

Yêu cầu 2 HS lên bảng mô phỏng dựa vào thuật toán.

GV nhận xét

? So sánh hai thuật toán và đưa ra những tiêu chuẩn lựa chọn thuật toán

HS lên bảng mô phỏng Tiêu chuẩn

- Dễ hiểu - ít thao tác

- thời gian thực hiện nhanh - Số lượng ô nhớ ít

- …

 Thuật toán tối ưu C. Vận dụng

HĐ5: Vấn đề-5’

- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức vừa học.

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề

- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc thảo luận nhóm

- Phương tiện dạy học: Máy tính và bảng thông minh hoặc phiếu học tập - Sản phẩm: HS có thể giải quyết được vấn đề

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV yêu cầu 2 HS lên bảng tự đưa ra giá trị của M và

N rồi mô phỏng HS lên bảng

D. Tìm tòi mở rộng HĐ6: Câu hỏi-4’

- Mục tiêu: Giúp HS tự vận dụng, tìm tòi mở rộng những kiến thức trong bài học - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại

- Phương tiện dạy học: SGK tin học 10

- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc thảo luận nhóm.

- Sản phẩm: HS có thể trả lời được tình huống

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

? Hãy so sánh giữa thuật toán tìm kiếm tuần tự với

tìm kiếm nhị phân Nghe và trả lời

E. Hướng dẫn về nhà-1’

- Ôn lại bài học hôm nay.

- Chuẩn bị tiếp nội dung của bài mục 3,4,5

Ngày soạn: 17 /10/2020 - Tiết 20 KHGD Ngày giảng: 24/10/2020 Lớp: 10A3,5,7,10

§6 : GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH (tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết các bước viết chương trình, hiệu chỉnh và viết tài liệu khi tiến hành giải bài toán trên máy tính.

2. Kĩ năng: Kĩ năng phân tích và lựa chọn thuật toán phù hợp

3. Thái độ: Nghiêm túc, tư duy, sáng tạo và chủ động trong quá trình học bài 4. Các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, tự học, giải quyết vấn đề và nhận biết.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Phân biệt được giữa việc viết chương trình với viết tài liệu.

+ Nhận biết được bước 3, 4, 5 trong bài toán cụ thể.

- Năng lực sử dụng CNTT: Không sử dụng PC.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên: SGVTH10, SGKTH10, KHDH và MT_MC.

2. Chuẩn bị của học sinh: Sách, vở, bút và các dụng cụ học tập.

III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Khởi động

HĐ1: Kiểm tra bài cũ-3’

- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân

- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 10, Máy tính và bảng thông minh.

- Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

? Hãy nêu tiêu chuẩn lựa chọn thuật toán

? Thuật toán thỏa mãn các tiêu chuẩn trên thì ntn GV chính xác câu trả lời của HS

Tiêu chuẩn: Dễ hiểu, ít thao tác, thời gian nhanh, ít ô nhớ

- thuật toán tối ưu HĐ2: Đặt vấn đề-2’

- Mục tiêu: Giúp HS nhận thấy vấn đề

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Nhận biết và đàm thoại - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân

- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 10, Máy tính và bảng thông minh.

- Sản phẩm: HS nhận biết được vấn đề cần đề cập tới.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Gv chiếu 1 CT pascal về tính chu vi HCN

? CT viết bằng ngôn ngữ nào

? Thuộc loại NN nào chúng ta đã học GV nhận xét và giới thiệu nhanh về CT.

Quan sát - NN pascal

- Ngôn ngữ bậc cao B. Hình thành kiến thức và luyện tập

HĐ3: Viết chương trình-10’

- Mục tiêu: Giúp HS biết được các viết 1 chương trình.

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thuyết trình - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân và nhóm

- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 10, Máy tính và bảng thông minh.

- Sản phẩm: HS vẽ được sơ đồ tư duy về mục viết CT.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV yêu cầu HS lên bảng treo sơ đồ tư duy và trình bày.

GV nhận xét, chiếu lại CT pascal và giới thiệu cho HS một số lỗi về mặt ngữ pháp.

Treo và trình bày

* Viết chương trình là tổng hợp việc lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để diễn đạt đúng thuật toán.

* Khi viết chương trình cần chọn ngôn ngữ thích hợp với thuật toán và phải tuân theo qui định ngữ pháp của ngôn ngữ đó.

* CT dịch chỉ có thể phát hiện và thông báo lỗi về mặt ngữ pháp HĐ4: Hiệu chỉnh-10’

- Mục tiêu: Giúp HS biết cách hiệu chỉnh 1 chương trình - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp và đàm thoại - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân và thảo luận nhóm

- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 10, Máy tính và bảng thông minh.

- Sản phẩm: HS hiệu chỉnh được chương trình

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV chiếu CT pascal giải PTB2 chỉ giải cho trường hợp D>0 và giới thiệu để HS đọc hiểu qua về CT.

GV chạy CT với bộ input: 3 2 1  D>0, CT OK Thử với bộ input: 1 2 3 CT báo lỗi

? Tại sao CT lại báo lỗi

Vậy chúng ta phải đi hiệu chỉnh lại CT

GV chỉnh sửa CT là thêm trường hợp D<0 rồi chạy lại với bộ 1 2 3  CT OK

Thử với bộ input: 1 -4 4  CT báo lỗi

? Tại sao CT lại báo lỗi tiếp

GV chỉnh sửa CT là thêm trường hợp D=0 rồi chạy Lại với bộ 1 -4 4 CT OK

? Vậy hiệu chỉnh là gì

GV nhấn mạnh các bộ input và output tương ứng gọi là các test.

? Mục đích của bước hiệu chỉnh là gì

Quan sát và theo dõi

- Vì CT chưa có TH D<0 Quan sát

- Vì CT chưa có TH D=0

- Hiệu chỉnh là quá trình phát hiện các sai sót để chỉnh sửa.

- Mục đích: kiểm tra tính đúng đắn của thuật toán.

HĐ5: Viết tài liệu-10’

- Mục tiêu: Giúp HS biết mục đích của việc viết tài liệu - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân và thảo luận nhóm

- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 10, Máy tính và bảng thông minh.

- Sản phẩm: HS nắm được mục đích của việc viết tài liệu Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

? Viết tài liệu nhằm mục đích gì

? viết tài liệu có lợi ích gì

Gv yêu cầu HS lấy ví dụ thực tế rồi giải thích

- Viết mô tả chi tiết bài toán, thuật toán, thiết kế chương trình, kết quả thử nghiệm và hướng dẫn sử dụng...

- có ích cho người sử dụng CT và đề xuất được những khả năng hoàn thiện thêm cho CT

- Liên hệ thực tế C. Vận dụng

HĐ6: Câu hỏi và bài tập-5’

- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức vừa học.

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: thảo luận nhóm

- Phương tiện dạy học: Máy tính và bảng thông minh hoặc phiếu học tập - Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi

Câu hỏi và bài tập Câu 1: Điền vào chỗ trống (…)

Để giải bài toán trên máy tính thường được tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: … Bước 2: … Bước 3: … Bước 4: … Bước 5: …

Câu 2: Trong 5 bước trên bước nào là quan trọng nhất?

D. Tìm tòi mở rộng

HĐ7: Tình huống-4’

- Mục tiêu: Giúp HS tự vận dụng, tìm tòi mở rộng những kiến thức trong bài học - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Phương tiện dạy học: SGK tin học 10

- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân và thảo luận nhóm.

- Sản phẩm: HS giải quyết được tình huống

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Tình huống

? Cho PT ax+b=0. Hãy đề xuất các test tiêu biểu GV nhận xét và cho điểm

Nghe và trả lời - a= 1 và b=0 - a=0 và b=1 - a=1 và b=1 E. Hướng dẫn về nhà-1’

- Ôn lại bài học hôm nay.

- Làm Câu hỏi cuối bài

- Chuẩn bị trước bài: phần mềm máy tính và những ứng dụng của tin học.

Ngày soạn:22 /10/2020 - Tiết 19 KHGD Ngày giảng: 29/10/2020 Lớp: 10A3,5,7,10

Một phần của tài liệu Giáo án tin học 10 theo công văn 5512 (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w