CHỦ ĐỀ ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN

Một phần của tài liệu Giáo án tin học 10 theo công văn 5512 (Trang 118 - 123)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Hiểu khái niệm định dạng kí tự, định dạng đoạn và định dạng trang văn bản.

- Biết cách định dạng kí tự, đoạn và trang văn bản cụ thể trong bài thực hành.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng gõ văn bản Tiếng Việt và cách trình bày văn bản đúng mẫu.

- Thực hiện được việc định dạng kí tự, đoạn văn bản và trang văn bản.

3. Thái độ:

- Rèn luyện đức tính cẩn thận, thói quen suy nghĩ về cách tiến hành công việc trước khi bắt tay vào thực hiện, tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập.

- Nghiêm túc và tích cực trong giờ thực hành. Hứng thú với bài học.

4. Các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, quan sát, phát hiện, thực hành và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Xây dựng hình thành ban đầu kỹ thuật định dạng + Vận dụng và nắm vững việc định dạng văn bản.

+ Hình thành các kỹ năng định dạng cho 1 đoạn văn bản cụ thể.

+ Soạn, trình bày văn bản hành chính thông thường

- Năng lực sử dụng CNTT: sử dụng thành thạo các định dạng trong văn bản trên MT.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên: SGVTH10, SGKTH10, KHDH, phòng máy, máy tính và bảng thông minh.

2. Chuẩn bị của học sinh: Sách, vở, bút và các dụng cụ học tập.

III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Khởi động

HĐ1: Tạo tình huống có vấn đề-3’

- Mục tiêu: Giúp HS thấy được yêu cầu cần định dạng văn bản.

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Phát hiện và vấn đáp.

- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân

- Phương tiện dạy học: Máy tính và bảng thông minh.

- Sản phẩm: HS có thể phát hiện và trả lời được vấn đề định dạng văn bản.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Gv chiếu 2 văn bản: Quan sát và trả lời

- 1 văn bản chưa định dạng

- 1 văn bản đã được định dạng đúng mẫu

? Hai VB có cùng nội dung nhưng hình thức trình bày khác nhau. Em hãy chọn cách trình bày nào và tại sao?

Yêu cầu Hs quan sát rồi trả lời

B. Hình thành kiến thức và luyện tập HĐ2: Khái niệm định dạng văn bản-2’

- Mục tiêu: Giúp HS biết khái niệm về định dạng văn bản - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đọc và phân tích

- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân

- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 10, máy tính và bảng thông minh.

- Sản phẩm: Nắm rõ về khái niệm định dạng văn bản Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Gv yêu cầu HS đọc khái

niệm trong SGK/108

Gv thông qua văn bản ở HĐ1 giải thích nhanh

Đọc khái niệm SGK/108

Nghe và ghi nhớ

*) Khái niệm: sgk/108

HĐ3: Định dạng kí tự-15’

- Mục tiêu: Giúp HS thực hiện được các thao tác định dạng kí tự

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đọc hiểu, đàm thoại và giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc thảo luận nhóm

- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 10, máy tính và bảng thông minh.

- Sản phẩm: kết quả làm bài tập hoặc kết quả thực hành bài tập trên máy tính.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Gv yêu cầu HS đọc SGK để

tìm hiểu về các nội dung định dạng kí tự.

GV lưu ý cho HS về phiên bản 2003 trong SGK với các phiên bản mới nhất hiện nay.

GV đưa ra bài tập sau đó yêu cầu các nhóm (1 bàn/

nhóm) thảo luận 1. Viết vào bảng phụ

2. Đại diện HS lên bảng thực hiện điền các từ.

Đọc SGK để tìm hiểu về các nội dung định dạng kí tự.

Nghe và nhận biết

Quan sát và lên bảng thực hiện.

1. Định dạng kí tự: sgk/109

1-Biển đẹp

Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.

Rồi một ngày mưa rào. Mưa dâng dâng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: 3- xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc …

2- (Theo Vũ Tú Nam)

Bài tập: Trong hình dưới đây phần văn bản được đánh số 1, 2, 3 đã được định dạng kí tự.

Em hãy quan sát các phần văn bản đó và điền các từ: tăng cỡ chữ, kiểu chữ đậm, kiểu chữ nghiêng, thay đổi màu chữ vào cột Yêu cầu định dạng kí tự trong bảng dưới đây cho phù hợp.

HĐ3: Định dạng đoạn văn bản-15’

Phần văn bản Yêu cầu định dạng kí tự 1

2 3

- Mục tiêu: Giúp HS hiểu mục đích, yêu cầu của việc định dạng đoạn văn bản, thực hiện được các thao tác định dạng

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đọc hiểu, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc thảo luận nhóm

- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 10, máy tính và bảng thông minh.

- Sản phẩm: kết quả làm bài tập hoặc kết quả thực hành bài tập trên máy tính.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Gv yêu cầu HS đọc SGK để

tìm hiểu về các nội dung định dạng đoạn.

GV lưu ý cho HS về phiên bản 2003 trong SGK với các phiên bản hiện nay.

GV yêu cầu HS lên bảng thực hiện các thao tác định dạng đoạn với BT ở HĐ2.

Gv nhận xét, đánh giá và cho điểm.

Gv lưu ý cho HS là có thể thực hiện với nhiều cách khác nhau nhưng các em dùng cách mà các em thấy hợp lí nhất.

Đọc SGK để tìm hiểu về các nội dung định dạng kí tự đoạn và nhận biết

Quan sát và lên bảng thực hiện.

Nghe và ghi nhớ

2. Định dạng đoạn văn bản Sgk/110+111

HĐ4: Định dạng trang văn bản-10’

- Mục tiêu: Giúp HS hiểu mục đích, yêu cầu của việc định dạng trang văn bản, thực hiện được các thao tác định dạng trang văn bản.

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: thuyết trình và giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc thảo luận nhóm

- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 10, máy tính và bảng thông minh.

- Sản phẩm: Kết quả thực hành trên máy tính.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV giới thiệu nhanh về

định dạng trang văn bản GV gọi Hs lên bảng thực hiện định dạng trang văn bản với BT ở HĐ3.

Gv nhận xét, đánh giá và cho điểm

Nghe và ghi nhớ 3. Định dạng trang văn bản Sgk/111+112

C. Vận dụng

HĐ5: Thực hành – 80’

- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học ở HĐ2,3,4.

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: thực hành

- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc thảo luận nhóm - Phương tiện dạy học: Máy tính và máy chiếu

- Sản phẩm: Kết quả thực hành trên máy tính

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

GV hướng dẫn về nội dung Nghe Bài tập và thực hành 7

thực hành

GV yêu cầu HS bật máy, khởi động word và thực hiện mở tệp văn bản cũ.

GV yêu cầu Hs định dạng văn bản theo đúng mẫu trong sgk/113.

GV quan sát HS thực hành và giúp đỡ những HS yếu kém.

Gv nghiệm thu 1 số sản phẩm của ở vài máy HS để lấy điểm miệng.

Thực hiện bật máy, khởi động word và thực hiện mở tệp văn bản cũ.

Thực hiện việc định dạng văn bản.

Thực hành

Nộp sản phẩm

CHỦ ĐỀ ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN (T2)

1. Mục đích yêu cầu: sgk/112 2. Nội dung

a) Thực hành tạo văn bản mới, định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản

a1. Khởi động word và mở lại văn bản “Đơn xin nhập học” đã gõ ở bài thực hành trước.

a2. Áp dụng các thuộc tính định dạng đã học để trình bày văn bản theo như mẫu trong sgk/113.

a3. Lưu văn bản với tên cũ.

Kiểm tra 15 phút Đề bài: Gõ và định dạng văn bản theo các yêu cầu sau 1. Phông chữ: time new roman; cỡ chữ: 13;

2. Dòng đầu tiên: cách lề 1cm; đoạn văn 2 cách đoạn văn 1 là 20pt; khoảng cách giữa các dòng là 1.5; căn đều hai bên văn bản; tiêu đề chữ đậm.

3. Lưu văn bản: Họ tên_lớp_Bản lĩnh (ví dụ: Trần Mai_10A1_Bản lĩnh).

BẢN LĨNH

“Bản lĩnh” – hai từ thật đơn giản nhưng bạn biết không, hàm chứa trong đó là cả một quá trình quyết tâm kiên cường không ngại gian khổ. Giống như một chiếc áo giáp được tôi luyện từ những nguyên liệu bền vững nhất, bản lĩnh giúp ta không còn phải lo sợ trước những cơn gió to hay những ngọn sóng dữ.

Vậy bản lĩnh là gì? Bản lĩnh là khả năng giải quyết mọi chuyện một cách bình tĩnh, thông minh và tỉnh táo. Người bản lĩnh là người dám đương đầu với khó khăn gian khổ.

Thất bại, tự họ sẽ đứng lên. Họ dám làm những điều lớn lao, kỳ vĩ, xoay trời chuyển đất. Ở những người có bản lĩnh, họ luôn có trái tim đầy lý trí; có lòng quyết tâm cao độ với một lòng can đảm cùng với một nghị lực, ý chí mạnh mẽ. Họ sẵn sàng đương đầu với thử thách. Ở họ, ta luôn tìm thấy cái kiên định nơi đáy mắt và một nụ cười biểu trưng cho sự tự tin.

Ý CHÍ VÀ NGHỊ LỰC

Muốn vượt qua gian nan thử thách trên đường đời, con người không thể thiếu đi nghị lực. Vậy nghị lực là gì? Đó là ý chí, là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống.

Người giàu nghị lực luôn có sức sống mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi thử thách khó khăn, kiên trì vượt qua nghịch cảnh để đi đến thành công.

Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Không chỉ tự đưa mình vào ngõ cụt, những người như vậy còn kéo lùi dòng chảy văn minh của nhân loại, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hôi. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Bởi đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, “Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân”.

Bài tập và thực hành 7

GV hướng dẫn về nội dung thực hành

GV yêu cầu HS bật máy, khởi động word

GV yêu cầu Hs gõ và định dạng đoạn văn bản theo đúng mẫu trong sgk/113.

GV quan sát HS thực hành và giúp đỡ những HS yếu kém.

Gv nghiệm thu 1 số sản phẩm của ở vài máy HS để lấy điểm miệng.

Hoặc

Gv yêu cầu HS trả lời

? Đoạn văn bản đã sử dụng những định dạng nào

? Hãy định dạng trang cho văn bản này

Nghe

Thực hiện bật máy, khởi động word

Thực hiện việc gõ và định dạng đoạn văn bản.

Thực hành

Nộp sản phẩm

- Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản - Thực hiện luôn trên máy tính.

CHỦ ĐỀ ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN (T3)

1. Mục đích yêu cầu: sgk/112 2. Nội dung

b) Gõ và định dạng đoạn văn bản theo mẫu: sgk/113.

- Lưu văn bản: Cảnh đẹp quê hương_tên HS_tên lớp

D. Tìm tòi mở rộng HĐ6: Tình huống-9’

- Mục tiêu: Giúp HS tự vận dụng, tìm tòi mở rộng những kiến thức trong bài học và tương tác với thực tế.

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Phương tiện dạy học: Máy tính và máy chiếu

- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc thảo luận nhóm.

- Sản phẩm: Bài tập HS tự làm hoặc báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Tiết 1: Tình huống 1

? Cách thiết lập phím Tab (bao nhiêu cm/mm) để áp dụng cho dòng đầu tiên.

Tiết 2: Tình huống 2

? Tạo khung cho văn bản

Nghe và thực hiện

E. Hướng dẫn về nhà-1’

- Ôn lại bài học hôm nay.

- Làm Câu hỏi cuối bài: sgk/114

- Chuẩn bị trước bài: Một số chức năng khác

Ngày soạn: 4 /03/2020 - Tiết 46 KHGD Ngày giảng:11/03/2020 Lớp: 10A3,5,7,8,9,10

Một phần của tài liệu Giáo án tin học 10 theo công văn 5512 (Trang 118 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w