Chương III: SOẠN THẢO VĂN BẢN
2. Kết thúc phiên làm việc với Word
* TH 1: Lưu văn bản lần đầu - C1: Chọn File/Save.
- C2: Nháy vào nút lệnh Save trên thanh công cụ chuẩn.
- C3: Ấn tổ hợp phím Ctrl+S.
Đặt tên tệp trong khung File name, chọn thư mục chứa tệp cần lưu trong
khung Save in:
* TH 2: Lưu văn bản lần sau
- Chọn File/Save as, sau đó thực hiện các thao tác đặt tên tệp, chọn thư mục trong bảng Save as tương tự như khi lưu lần đầu.
- Chú ý: Tên các tệp trong word có phần mở rộng ngầm định là .doc
* Kết thúc phiên làm việc với v. bản + Chọn File/close.
+ Chọn dấu ở góc bên phải thanh bảng chọn (đóng tệp văn bản)
* Kết thúc phiên làm việc với word + Chọn File/exit.
+ Chọn dấu ở góc bên phải màn hình của word.
C. Vận dụng
HĐ4: Câu hỏi trắc nghiệm-5’
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức vừa học.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc thảo luận nhóm - Phương tiện dạy học: Máy tính và bảng thông minh - Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm
Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Chọn phát biểu đúng
A. Word là phần mềm hệ thống B. Word là phần mềm tiện ích C. Word là phần mềm công cụ D. Word là phần mềm ứng dụng Câu 2: Muốn lưu văn bản vào đĩa
A. chọn lệnh File Save B. nhấn tổ hợp phím Crtl+C C. nhấn tổ hợp phím Alt+S D. nhấn tổ hợp phím Crtl+V Câu 3: Muốn thoát khỏi word, ta nhấn vào nút
A. B. C. D.
Câu 4: Thanh bảng chọn chứa
A. Các nút lệnh B. Các lệnh có chức năng cùng nhóm C. Tên các bảng chọn file, edit, … D. Biểu tượng của 1 số lệnh.
Câu 5: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ là
A. Cách thực hiện khó khăn B. Cách đưa nút lệnh vào văn bản word C. Cách nháy đúp chuột D. Cách thực hiện nhạnh lệnh trong word D. Tìm tòi mở rộng
HĐ5: Tình huống-4’
- Mục tiêu: Giúp HS tự vận dụng, tìm tòi mở rộng những kiến thức trong bài học và tương tác với phần mềm word.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Phương tiện dạy học: MT, MC
- Hình thức tổ chức hoạt động: thảo luận nhóm.
- Sản phẩm: báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Tình huống
? Để mở tên các bảng chọn trên thanh bảng chọn, ta có thể sử dụng tổ hợp phím được không
Gv chính xác câu trả lời cho các nhóm
Các nhóm thảo luận rồi báo cáo kết quả
E. Hướng dẫn về nhà-1’
- Ôn lại bài học hôm nay.
- Chuẩn bị tiếp nội dung của bài mục 3.
Ngày soạn: 02 /01/2020 - Tiết 40 KHGD Ngày giảng: 9/01/2020 Lớp: 10A3,5,7,8,9,10
§15 : LÀM QUEN VỚI MICROSOFT WORD ( tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: biết cách mở tệp (mới, đã có), con trỏ văn bản và con trỏ chuột, cách gõ VB (ở chế độ chèn và đè), các thao tác biên tập.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng soạn thảo văn bản đơn giản.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học. Hứng thú với môn học.
4. Các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và vận dụng.
- Năng lực chuyên biệt: Nhận biết được con trỏ văn bản và con trỏ chuột, chế độ chèn và chế độ đè.
- Năng lực sử dụng CNTT: thực hiện thành thạo các thao tác mở tệp VB mới, VB đã có và các thao tác biên tập trong hệ STVB.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGVTH10, SGKTH10, KHDH và MT_MC.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách, vở, bút và các dụng cụ học tập.
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Khởi động
HĐ1: Tạo tình huống có vấn đề-5’
- Mục tiêu: Giúp HS phát hiện ra vấn đề cần giải quyết - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
- Phương tiện dạy học: Máy tính và bảng thông minh.
- Sản phẩm: HS trả lời được vấn đề đưa ra
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV chiếu 1 văn bản lên màn chiếu
? Muốn có được văn bản trên ta phải làm gì
? Muốn có 3 văn bản giống nhau, lưu VB ở vị trí khác thì ta phải làm sao
GV chúng ta đi tìm hiểu tiếp bài 15 mục 3.
Quan sát và trả lời
- Phải soạn thảo văn bản đó.
- Phải sao chép, di chuyển VB đó.
B. Hình thành kiến thức và luyện tập HĐ2: Mở tệp văn bản-5’
- Mục tiêu: Giúp HS biết các cách mở tệp văn bản mới và đã có.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc thảo luận nhóm
- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 10, Máy tính và bảng thông minh.
- Sản phẩm: HS thực hiện được các cách mở tệp văn bản mới và đã có.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Gv chiếu lại VB lúc đầu.
? Muốn soạn thảo 1 văn bản khác thì ta phải làm gì GV yêu cầu HS mở VB mới rồi soạn 1 nội dung bất kì và vừa thoát vừa lưu VB đó.
? Hãy chỉ ra các cách mở
Theo dõi
- Phải mở tệp mới - Lên bảng thực hiện
- Chỉ luôn trên máy
3. Soạn thảo văn bản đơn giản
a. Mở tệp văn bản.
Tạo văn bản mới:
C1: Chọn File New;
C2: Nháy chuột vào nút trên thanh công cụ chuẩn;
C3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N.
tệp VB mới
Gv gọi 1 HS khác lên bảng thực hiện các cách mở tệp vừa làm.
Gv nhận xét và đánh giá
- Lên bảng thực hiện Mở một tệp văn bản đã có:
C1: Chọn File Open
C2: Nháy chuột vào nút Open trên thanh công cụ chuẩn;
C3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + O.
HĐ3: Con trỏ văn bản và con trỏ chuột-3’
- Mục tiêu: Giúp HS biết phân biệt con trỏ văn bản với con trỏ chuột - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thuyết trình
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 10, Máy tính và bảng thông minh.
- Sản phẩm: HS phân biệt được con trỏ văn bản với con trỏ chuột Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV giới thiệu về con trỏ
văn bản và con trỏ chuột.
Trọng tâm là cách di chuyển con trỏ văn bản như thế nào cho nhanh và hiệu quả trong quá trình soạn thảo văn bản.
Nghe và ghi nhớ b) Con trỏ v/b và con trỏ chuột.
Con trỏ văn bản (còn gọi là con trỏ soạn thảo), trên màn hình cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ từ bàn phím.
Con trỏ chuột: Muốn chèn kí tự hay đối tượng vào văn bản, phải đưa con trỏ vào vị trí cần chèn.
Di chuyển con trỏ v/b: 2 cách + Dùng chuột: Di chuyển con trỏ chuột tới vị trí mong muốn và nháy chuột.
+ Dùng phím: Nhấn các phím Home, End, Page up, Page Down, các phím mũi tên, hoặc tổ hợp phím Ctrl và các phím đó.
HĐ4: Gõ văn bản – 2’
- Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được hai chế độ gõ văn bản - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Phát hiện và đàm thoại - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 10, Máy tính và bảng thông minh.
- Sản phẩm: HS phân biệt được hai chế độ gõ văn bản Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Gv giới thiệu nhanh về hai
chế độ chèn và chế độ đè Nghe và ghi nhớ c) Gõ văn bản
Khi ở cuối dòng, con trỏ soạn thảo sẽ tự động xuống dòng.
Nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn và sang đoạn mới.
Có 2 chế độ gõ văn bản:
– Chế độ chèn (Insert) . – Chế độ đè (Overtype).
HĐ5: Các thao tác biên tập văn bản-20’
- Mục tiêu: Giúp HS biết các thao tác biên tập văn bản
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại và giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc thảo luận nhóm
- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 10, Máy tính và bảng thông minh.
- Sản phẩm: HS thực hiện được các thao tác biên tập văn bản.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV chiếu lại văn bản lúc
đầu
? Muốn có 2 VB giống nhau thì phải làm gì
? Muốn bỏ 1 văn bản đi thì phải làm gì
? Muốn lưu văn bản sang trang khác phải làm ntn
? Trước khi thực hiện các thao tác trên em phải làm gì
GV giới thiệu nhanh các thao tác biên tập VB rồi gọi HS lên bảng thực hiện lần lượt.
Quan sát và trả lời - Sao chép
- Xóa - Di chuyển - Chọn văn bản
- Nghe và lên bảng thực hiện
d) Các thao tác biên tập văn bản
Chọn văn bản
- Sử dụng bàn phím: di chuyển con trỏ tới đầu phần văn bản cần chọn. Nhấn phím Shift đồng thời k/h với các phím dịch chuyển con trỏ như: , , , , Home, End,
… để đưa con trỏ đến vị trí cuối.
- Sử dụng chuột: Kích chuột vào vị trí đầu phần văn bản cần chọn, bấm chuột trái và giữ chuột kéo tới vị trí cuối.
Xoá văn bản.
– Xoá một vài kí tự: dùng các phím Backspace hoặc Delete.
– Xoá phần văn bản lớn:
+ Chọn phần văn bản muốn xoá;
+ Nhấn một trong 2 phím xoá hoặc chọn Edit Cut.
Sao chép.
+ Chọn phần v/b muốn sao chép.
+ Chọn Edit Copy.
+ Đưa con trỏ văn bản tới vị trí cần sao chép;
+ Chọn Edit Paste.
Di chuyển
+ Chọn phần v/bản cần di chuyển;
+ Chọn Edit Cut + Đưa con trỏ tới vị trí mới;
+ Chọn Edit Paste.
C. Vận dụng
HĐ6: Câu hỏi trắc nghiệm -4’
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức vừa học.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc thảo luận nhóm
- Phương tiện dạy học: Máy tính và bảng thông minh hoặc phiếu học tập - Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm
Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Có mấy kiểu gõ văn bản?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2: Trước khi thực hiện thao tác di chuyển văn bản, ta phải
A. xóa văn bản B. sao chép văn bản C. Chọn văn bản D. chèn văn bản Câu 3: Muốn di chuyển con trỏ văn bản về đầu trang phải nhấn phím
A. Home B. End C. Page Up D. page Down
Câu 4: Khi khởi động word làm việc lần đầu tiên, word sẽ mở ra một trang văn bản A. trống có tên tạm thời là Document1 B. trống có tên tạm thời là Document2 C. trống có tên tạm thời là Document3 D. trống có tên tạm thời là Document4 D. Tìm tòi mở rộng
HĐ7: Tình huống-5’
- Mục tiêu: Giúp HS tự vận dụng, tìm tòi mở rộng những kiến thức trong bài học và tương tác với phần mềm word.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Phương tiện dạy học: MT, MC
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc thảo luận nhóm.
- Sản phẩm: HS giải quyết được tình huống đưa ra
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Gv mở lại VB lúc đầu Tình huống
? Hãy dùng bàn phím để thực hiện thao tác chọn, sao chép, xóa văn bản
Quan sát và lên bảng giải quyết tình huống
E. Hướng dẫn về nhà-1’
- Ôn lại bài học hôm nay.
- Tham khảo thêm 1 số phím tắt ở cuối bài.
- Chuẩn bị trước bài:
Ngày soạn: /01/2020 - Tiết 41 KHGD Ngày giảng: /01/2020 Lớp: 10A3,5,7,8,9,10
Bài tập và thực hành 6 – Tiết 1 LÀM QUEN VỚI WORD I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thực hiện được khởi động/kết thúc hệ soạn thảo văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết một số thành phần trên màn hình chính của hệ soạn thảo.
- Thực hiện được một số lệnh cơ bản: Mở văn bản mới để soạn thảo, mở văn bản đã có, lưu, xoá, sao chép, di chuyển văn bản.
- Soạn thảo được một văn bản tiếng Việt đơn giản.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong quá trình thực hành.
4. Các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và vận dụng - Năng lực chuyên biệt:
+ Xây dựng hình thành ban đầu kỹ thuật trong soạn thảo văn bản.
+ Nhận biết được các thành phần chính trên màn hình của word.
- Năng lực sử dụng CNTT: Chỉ ra được các thành phần chính của word và thực hiện được các kĩ năng cơ bản trong soạn thảo văn bản.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGVTH10, SGKTH10, KHDH, phòng máy và MT_MC.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách, vở, bút và các dụng cụ học tập.
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Khởi động
HĐ1: Kiểm tra bài cũ-5’
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức ở tiết trước
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 10, Máy tính và bảng thông minh.
- Sản phẩm: HS thực hiện được nội dung kiểm tra bài cũ Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
? Khởi động word bằng các cách
? Kể tên các thành phần chính trên màn hình của word
? Thoát khỏi word bằng các cách GV nhận xét và cho điểm
Nghe và lên bảng thực hiện
B. Hình thành kiến thức và luyện tập
HĐ2: Khởi động word và tìm hiểu các thành phần trên màn hình của word-10’
- Mục tiêu: Giúp HS khởi động và tìm hiểu các thành phần trên màn hình của word - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại và giải quyết vấn đề
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc thảo luận nhóm
- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 10, Máy tính và bảng thông minh.
- Sản phẩm: HS khởi động và tìm hiểu được các thành phần trên màn hình của word Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV yêu cầu HS thực hiện
các cách khởi động word và tìm hiểu các thành phần trên màn hình của word
Nghe và thực hiện a) Khởi động Word và tìm hiểu các thành phần trên màn hình của Word.
Khởi động Word.
Phân biệt thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, thanh trạng thái, các thanh công cụ trên màn hình.
Tìm hiểu các cách thực hiện lệnh trong Word.
Tìm hiểu một số chức năng trong các bảng chọn: như mở, đóng, lưu tệp, hiển thị thước đo, hiển thị các thanh công cụ (chuẩn, định dạng, vẽ hình).
Tìm hiểu các nút lệnh trên một số thanh công cụ.
Thực hành với thanh cuộn dọc và thanh cuộn ngang để di chuyển đến các phần khác nhau của văn bản.
HĐ3: Soạn một văn bản đơn giản-20’
- Mục tiêu: Giúp HS biết soạn thảo 1 văn bản như trong sgk/107 - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc thảo luận nhóm
- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 10, Máy tính và bảng thông minh.
- Sản phẩm: HS thực hiện được việc soạn thảo 1 văn bản.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV yêu cầu HS soạn văn
bản trong sgk/107.
Thực hiện các yêu cầu từ phần b1 b4,b6,b7
Gv quan sát HS thực hành và trợ giúp HS yếu kém GV có thể kết hợp nghiệm thu bài để lấy điểm miệng
Nghe và thực hiện
Thực hành
Nộp sản phẩm (nếu yêu cầu)
b) Soạn một văn bản đơn giản sgk/107
C. Vận dụng
HĐ4: Phần b5 sgk/107-5’
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại các thao tác biên tập văn bản - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc thảo luận nhóm - Phương tiện dạy học: Máy tính và bảng thông minh - Sản phẩm: HS thực hiện được yêu cầu của giáo viên
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV yêu cầu các nhóm thực hiện phần b5 với thời gian nhanh nhất
Các nhóm thực hiện rồi báo cáo kết quả D. Tìm tòi mở rộng
HĐ5: Tình huống-4’
- Mục tiêu: Giúp HS tự vận dụng, tìm tòi mở rộng những kiến thức trong bài học và tương tác với word.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Giải quyết tình huống.
- Phương tiện dạy học: MT, MC
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc thảo luận nhóm.
- Sản phẩm: Bài tập HS tự làm hoặc báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Tình huống
? Cách hiển thị các thanh công cụ trên màn hình của word
? Cách đưa các nút lệnh lên các thanh công cụ
Nghe và thảo luận nhóm
E. Hướng dẫn về nhà-1’
- Ôn lại bài học hôm nay.
- Về nhà các em có thực hành thêm (nếu có máy tính).
- Chuẩn bị tiếp nội dung của bài
Ngày soạn: 9 /01/2020 - Tiết 42 KHGD Ngày giảng: 16/01/2020 Lớp: 10A3,5,7,8,9,10
Bài tập và thực hành 6 (tiết 2) LÀM QUEN VỚI WORD I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS biết được công việc soạn thảo văn bản chính xác và dứt khoát.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện thành thạo các thao tác: Mở văn bản mới, mở văn bản đã có, lưu, xoá, sao chép, di chuyển văn bản.
- Soạn thảo được một văn bản tiếng Việt đơn giản.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong quá trình thực hành.
4. Các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và vận dụng - Năng lực chuyên biệt:
+ Thực hiện thành thạo thao tác gõ (nhập) văn bản.
+ Vận dụng thành thạo các thao tác cơ bản với văn bản.
- Năng lực sử dụng CNTT: Thực hiện thành thạo các kĩ năng cơ bản trong STVB.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGVTH10, SGKTH10, KHDH, phòng máy, máy tính và bảng thông minh.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách, vở, bút và các dụng cụ học tập.
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Khởi động
HĐ1: Kiểm tra kiến thức cũ-5’
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 10, Máy tính và bảng thông minh.
- Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi do GV đưa ra Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
? Có mấy kiểu gõ văn bản
? Có mấy chế độ gõ văn bản
? Kể tên các thao tác biên tập văn bản Gv chính xác câu trả lời cho học sinh
- Có 2 kiểu gõ: Telex và VNI - Có 2 chế độ: chèn và đè
- Các thao tác: Chọn, xóa, di chuyển và sao chép văn bản.
B. Hình thành kiến thức và luyện tập
HĐ2: Gõ văn bản trong sgk/108 theo kiểu telex-15’
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách soạn thảo văn bản theo kiểu telex.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại và giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc thảo luận nhóm
- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 10, Máy tính và bảng thông minh.
- Sản phẩm: HS soạn thảo xong văn bản trong sgk theo yêu cầu Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV yêu cầu HS chỉnh tất cả
những việc để có thể gõ được văn bản theo kiểu
Nghe và chỉnh Unikey về kiểu gõ Telex, bảng mã Unicode.
c) Bài thực hành gõ Tiếng việt theo kiểu Telex
Bài Hồ Hoàn Kiếm