Các yếu tổ ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về sử dụng đất phi nông nghiệp ở cấp huyện

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 35)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP Ở CẤP HUYỆN

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.7. Các yếu tổ ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về sử dụng đất phi nông nghiệp ở cấp huyện

1.1.7.1. Các yếu tố thuộc về chính sách

Yếu tổ thuộc về Nhà nước đó là các chính sách quản lý đất đai bao gồm:

pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tài chính về đất.

Theo Trịnh Đình Thắng (2000), pháp luật có những vai trò chủ yếu đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai như:

Pháp luật là công cụ mà qua đó Nhà nước bảo đảm sự bình đẳng, công bằng giữa những người sử dụng đất. Nhờ nhưng điều khoản bắt buộc, thông qua các chinh sách miễn giản, thưởng, phạt cho phép Nhà nước thực hiện được sự bình đẳng cũng như giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích trong lĩnh vực đất đai giữa những người sử dụng đất. Trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các công cụ pháp luật liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quản lý đất đai cụ thể: Hiến pháp, Luật đất đai, Luật dân sự, các nghị định, thông tư….

của Nhà nước, của Chính phủ, của các bộ, ngành có liên quan đến đất đai một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và các văn bản quản lý của các cấp, các ngành ở chính quyền địa phương (Trịnh Đình Thắng, 2000).

Đó là sự thay đổi về đất phi nông nghiệp giữa Luật đất đai năm 2013 với Luật đất đai năm 2003. Cụ thể:

- Bổ sung thêm các khái niệm: Quy hoạch sử dụng đất; Kế hoạch sử dụng đất; Hệ thống thông tin đất đai; Cơ sở dữ liệu đất đai; Tổ chức kinh tế; Đất để xây dựng công trình ngầm.

- Sửa đổi, bổ sung các khái niệm để đảm bảo sự rõ ràng: Nhà nước giao đất;

Nhà nước cho thuê đất; Nhận chuyển quyền sử dụng đất thành chuyển quyền sử

dụng đất; Nhà nước thu hồi đất; Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; Đăng ký quyền sử dụng đất thành Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để phù hợp mục tiêu đăng ký phải thực hiện với mọi trường hợp đang sử dụng đất (kể cả đang có vi phạm) hay được giao quản lý đất để Nhà nước quản lý; Bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Sửa đổi “Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn” thành “Công chức làm công tác địa chính ở xã, phường, thị trấn”để phù hợp với pháp luật về cán bộ, công chức. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các chế độ của cán bộ, công chức làm công tác địa chính cấp xã.

- Một số quy định mới so với Luật đất đai 2003:

+ Quy định về hạn mức đất ở (so với Luật đất năm 2003 không có quy định này. Do vậy tất cả các giấy chứng quyền sử dụng đất được cấp trên địa bàn trước thời điểm có quyết định 1597 của UBND tỉnh Thái Nguyên năm 2007 có hiệu lực thì toàn bộ đất có nhà ở đều được cấp là đất ở).

+ Thời gian sử dụng đất (có hai hình thức đó là sử dụng đất ổn định lâu dài và sử dụng đất có thời gian). Đối với năm 2003 chỉ có một hình thức đó là sử dụng đất ổn định lâu dài.

+ Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó có Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

+ Báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

+ Căn cứ thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất.

+ Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở; Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của hộ gia đình, cá nhân; Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp

công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất; Bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở.

Nhưng thay đổi chính sách quản lý về đất phi nông nghiệp trên ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý nhà nước về sử dụng đất phi nông nghiệp.

1.1.7.2. Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

- Điều kiện tự nhiên: ảnh hướng lớn đến công tác điều tra, đo đạc, khảo sát, đánh giá đất. công tác đo đạc, khảo sát, đánh giá đất được thực hiện trên thực địa, nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, nó sẽ tiến hành nhanh chóng, chính xác, và tiết kiệm được kinh phí cho Nhà nước.

- Phát triển kinh tế: làm cho cơ cấu sử dụng các loại đất có sự thay đổi. Khi nhu cầu sử dụng loại đất này tăng lên sẽ làm cho nhu cầy sử dụng loại đất kia giảm đi, đồng thời sẽ có loại đất khác được khai thác để bù đắp vào sự giảm đi của loại đất đó. Sự luân chuyển đất thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế diễn ra. Quản lý nhà nước về đất đai từ đó phải đổi mới để phù hợp với cơ cấu kinh tế mới, đáp ứng được yêu cầu tình hình thực tế.

- Cơ sở vật chất phục vụ quản lý đất đai: cơ sở vật chất, kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính là một trong những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về đất đai. Để nắm được số lượng đất đai, Nhà nước phải tiến hành điều tra, khảo sát đo đạc để nắm được quỹ đất theo từng loại đất và từng loại đối tượng sử dụng đất. Bản đồ địa chính là bản đồ chi tiết phản ánh hiện trạng sử dụng đất trên đó vừa thể hiện các yếu tố kỹ thuật như hình thể, vị trí diện tích, kích thước các cạnh lại vừa thể hiện các yếu tố xã hội như: chủ sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đối với thửa đất, tình trạng quy hoạch… Đây có thể coi là nguồn tài liệu gốc quan trọng nhất để từ đó thực hiện các nhiệm vụ khác của công tác quản lý đất đai, đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đăng ký quyền sử dụng đất, xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai là việc thiết lập ban đầu và cập nhật biến động hệ thống hồ sơ ở dạng giấy và dạng số về toàn bộ nguồn lực đất đai, tình hình phân bổ sử dụng đất, tình trạng pháp lý trong quản lý và sử dụng đất, thông tin về người sử dụng đất… nhằm phục vụ công tác tra cứu, quản lý, hoạch định chính sách quản lý nhà nước về đất đai.

1.1.7.3. Các yếu tố thuộc về con người

- Đội ngũ quản lý đất đai: Yếu tố nhận thức pháp luật của đội ngũ quản lý nhà nước về đất đai là hết sức quan trọng. Sự am hiểu và nhận thức tốt về pháp luật giúp cho việc quản lý đất đai được tiến hành một cách công khai minh bạch, khách quan dân chủ đảm bảo quyền con người quyền công dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Tổ chức bộ máy nhà nước quản lý về đất đai của chính quyền địa phương có tác động trực tiếp tới việc quản lý đất đai trên địa bàn. Việc bộ máy được tổ chức một cách khoa học theo hướng tinh giản, có sự phân công rõ ràng về chứng năng, nhiệm vụ, quyền hạn sẽ tạo hiệu quả trong quản lý, giải quyết vấn đề càng nhanh chóng, thuận lợi.

Bên cạnh việc tổ chức bộ máy quản lý, trình độ, đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý cũng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý nói chung và quản lý đất đai nói riêng. Cán bộ, công chức quản lý đất đai là người trực tiếp tham gia vào công tác quản lý nhà nước về đất đai ở cấp chính quyền địa phương và cũng là người tiếp xúc trực tiếp với đối tượng sử dụng đất, tiếp thu nguyện vọng của quần chúng nhân dân về các vấn đề liên quan đến đất đai. Vì vậy xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý có chuyên môn, trình độ và tận tâm với công việc là điều kiện kiên quyết để tạo thuận lợi cho quản lý nhà nước về đất đai ở cấp địa phương.

- Nhận thức của nhân dân: Hoạt động quản lý đất đai ở địa phương xét cho cùng là điều chỉnh các hoạt động của đối tượng sử dụng đất nhằm đảm bảo các đối tượng sử dụng đất tuân thủ đúng pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất.

Sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất sẽ giúp cho công tác quản lý về đất đai của chính quyền địa phương được thực hiện một cách dễ dàng và hiệu quả.

1.1.3.4. Mức độ phối hợp liên ngành của các cơ quan liên quan

Các nội dung trong phối hợp liên ngành của các cơ quan liên quan gồm:

Tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện; trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng đất trong lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phối hợp trong thu hồi đất; thống kê, kiểm kê đất đai; bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; lập và hoàn thiện hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất cho các tổ chức; lập hồ sơ đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN; thực hiện khai thác quỹ đất tạo nguồn thu; thanh, kiểm tra, giám sát, theo dõi việc chấp hành quy định pháp luật về đất đai…

Việc thực hiện tốt quy chế phối hợp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình giải quyết các nội dung liên quan đến đất đai. Giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính về đất đai cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Trong quá trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ, phải đảm bảo theo đúng quy định của Luật Đất đai và các luật khác có liên quan. Không chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của Sở TN&MT và UBND cấp huyện. Không gây phiền hà, sách nhiễu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của người dân.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)