Kinh nghiệm quản lý nhà nước về sử dụng đất phi nông nghiệp cấp huyện tại một số địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 40)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP Ở CẤP HUYỆN

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về sử dụng đất phi nông nghiệp cấp huyện tại một số địa phương

1.2.1.1. Kinh nghiệm của huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai, huyện Nông Cống đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt trong việc chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giữ vững ổn định đời sống người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; cụ thể:

* Lập kế hoạch về sử dụng đất phi nông nghiệp:

Từ năm 2017 đến 6 tháng đầu năm 2020, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã tiếp nhận và giải quyết 10.052 lượt thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Trên cơ sở chỉ tiêu phân bổ sử dụng đất, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, tổng hợp nhu cầu sử dụng đất thực hiện các công trình, dự án để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện. Hiện tại, kế hoạch sử dụng đất năm 2018, 2019 và 2020 của 32 xã, thị trấn đã được phê duyệt, công khai tại cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia, giám sát việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.

* Tổ chức thực hiện kế hoạch về sử dụng đất phi nông nghiệp:

Phối hợp với các ngành, UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện Quyết định số 479/QĐ-UBND ngày 30/01/2019 của UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2019. Lập hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ sang mục đích phi nông nghiệp;

đồng thời phối hợp với các chủ đầu tư, các xã, thị trấn lập hồ sơ nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa; hướng dẫn các chủ đầu tư lập, hoàn thiện hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.

Huyện đã tập trung giải quyết những tồn tại cũ về đất đai, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) với quan điểm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, dân chủ, công khai, đúng trình tự. Phòng TN&MT được giao nhiệm vụ tập trung phối hợp cùng các ngành, UBND các xã, thị trấn giải quyết dứt điểm những tồn tại trong cấp GCNQSDĐ lần đầu; tranh chấp đất đai, đơn, thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai. Đến nay, công tác cấp GCNQSDĐ lần đầu đạt trên 97%, một số xã đã tích cực lập hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ, như: Thăng Long, Công Chính, Công Liêm, Công Bình, Vạn Hòa, Tân Thọ, thị trấn Nông Cống... Qua đó, tạo điều kiện cho người sử dụng đất có giấy tờ hợp pháp để thực hiện các quyền theo quy định, đặc biệt làm cơ sở giúp cho công tác quản lý đất đai ngày càng chặt chẽ, thuận tiện. Một điểm nổi bật tại huyện Nông Cống đó là dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua 16 xã, thị trấn của huyện Nông Cống với chiều dài hơn 35km. Nhận thức đây là dự án quan trọng trong việc góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh, vì vậy, huyện Nông Cống đã tăng cường công tác quản lý đất đai, hiện trạng sử dụng đất, phối hợp triển khai các nhiệm vụ giải phóng mặt bằng...

UBND huyện đã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình làm thủ tục hồ sơ liên quan đến đất đai; chỉ đạo phòng tài nguyên và môi trường (TN&MT), UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai nhằm làm chuyển biến nhận thức của cấp ủy, chính quyền, cán bộ và nhân dân trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

* Thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp:

Thực hiện nhiệm vụ được giao, phòng TN&MT đã phân công cán bộ tăng cường hơn nữa việc bám sát cơ sở, qua đó nắm bắt kịp thời những yếu kém, tồn tại, vướng mắc và khó khăn của các xã để tập trung tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác quản lý đất đai. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ phòng và cán bộ địa chính tại các xã, thị trấn. Tăng cường thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước về TN&MT trên địa bàn huyện, trong đó xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, không để phát sinh mới các trường hợp lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích...

1.2.1.2. Kinh nghiệm của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, cải thiện an sinh xã hội, công tác quản lý đất đai và bảo vệ môi trường luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo. Ban Thường vụ Huyện ủy Sơn Động đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp, đồng thời xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành TW trên địa bàn huyện.

Nhờ vậy, công tác quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường đã đạt được những kết quả như sau:

* Lập kế hoạch về sử dụng đất phi nông nghiệp:

- Tập trung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu được lập, thẩm định và trình duyệt theo quy định của Luật Đất đai; tiến hành công tác lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ cuối (2016-2020). Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái. Việc chuyển mục đích sử dụng các loại đất (đặc biệt là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng) đã được quan tâm chú trọng bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

* Tổ chức thực hiện kế hoạch về sử dụng đất phi nông nghiệp:

- Công tác đo đạc bản đồ địa chính được trú trọng quan tâm: Tính đến thời điểm hiện nay có 23/23 xã, thị trấn đã được triển khai đo đạc bản đồ địa chính, trong đó: Có 03 đơn vị đã hoàn thành đo đạc và cấp GCN sau đo đạc (thị trấn An Châu, Lệ Viễn, Vĩnh Khương); có 06 xã đã đo đạc xong bản đồ địa chính nhưng chưa được cấp GCN (Tuấn Mậu, thị trấn Thanh Sơn, Tuấn Đạo, xã An Châu, An Lập, Yên Định), có 14 xã đã triển khai và tiến hành đo đạc bản đồ địa chính.

- Công tác cấp GCNQSD đất đã có nhiều tích cực từ huyện đến cơ sở.

UBND các xã, thị trấn đã rà soát và nắm chắc nguyên nhân của các trường hợp chưa được cấp giấy, các vướng mắc trong việc lập các thủ tục kê khai đăng ký. Quá trình thực hiện đều có sự nỗ lực và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng của huyện và UBND các xã, thị trấn trong việc giải quyết các hồ sơ, thủ tục xin cấp GCNQSDĐ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Trong quá trình xét cấp GCNQSDĐ, UBND các xã đã có những cố gắng trong việc giải quyết đối với các trường hợp cụ thể có tính chất đặc thù của địa phương nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người sử dụng đất. Tỷ lệ cấp giấy CNQSDĐ hàng năm vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tính đến tháng 11/2019, trên địa bàn huyện đã thực hiện cấp mới Giấy CNQSDĐ cho các hộ gia đình theo các tài liệu được 24.671 giấy chứng nhận, tổng diện tích đã cấp 44.196,2 ha. Thực hiện cấp đổi theo bản đồ địa chính được 9.595 giấy, diện tích cấp đổi là 14.181,6 ha.

1.2.1.3. Kinh nghiệm của huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

* Lập kế hoạch về sử dụng đất phi nông nghiệp:

Những năm qua, UBND huyện Phú Giáo đã ban hành các văn bản, chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng quỹ đất công; rà soát, tổng hợp diện tích đất công do UBND các xã, thị trấn trực tiếp quản lý; tăng cường quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông, suối… Huyện cũng thực hiện việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015; tổ chức công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên cổng thông tin điện tử và tại trụ sở UBND huyện; sao lưu bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm chuyển về các xã, thị trấn để các địa phương làm cơ sở thực hiện công tác quản lý đất đai theo quy định...

* Tổ chức thực hiện kế hoạch về sử dụng đất phi nông nghiệp:

Bên cạnh đó, trên cơ sở nghị quyết của HĐND huyện về đầu tư công trung và dài hạn, kế hoạch đầu tư công hàng năm và căn cứ nhu cầu sử dụng đất của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, UBND huyện Phú Giáo đã xác định danh mục các công trình, các dự án phải thu hồi đất hàng năm. Cùng với đó, UBND huyện chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường cùng các phòng, ban có liên quan rà soát các công trình, dự án nằm trong danh mục các công trình, dự án phải thu hồi đất đã được phê duyệt, không có khả năng thực hiện. Đối với các công trình, dự án quá 3 năm liên tục mà chưa tiến hành thủ tục thu hồi đất thì đề nghị loại bỏ khỏi danh mục các công trình, dự án phải thu hồi đất của kế hoạch sử dụng đất năm tiếp theo.

Riêng công tác lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, huyện Phú Giáo thực hiện đúng tiến độ; kết quả sử dụng đất hàng năm đã được lập đúng theo quy định của pháp luật, bảo đảm thống nhất với quy hoạch của cấp huyện và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh. Huyện cũng thường xuyên thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai, làm tốt công tác hậu kiểm…

* Thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp:

Nhờ làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai nên những năm qua, trên địa bàn huyện Phú Giáo không xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp liên quan đến đất đai, không xảy ra vi phạm Luật Đất đai. Đến nay, huyện đã quy hoạch và phê duyệt quy hoạch 1 khu dân cư tại xã Phước Hòa, do Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa làm chủ đầu tư. Hơn 3 năm qua (từ 2017-2019), huyện đã tiến hành thu hồi đất để thực hiện được 18 công trình, dự án, với tổng diện tích đất phải thu hồi hơn 938.360m2. Tổng diện tích đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng hơn 950.247m2 và đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công được 16/18 công trình.

Qua kiểm tra, kiểm soát cho thấy, trên địa bàn huyện không có tình trạng đất nông nghiệp bị bỏ hoang không canh tác. Từ năm 2016 đến cuối 2019, huyện đã cấp hơn 21.960 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, đạt 99,67% hồ sơ đăng ký. Công tác đăng ký lập hồ sơ địa chính tại huyện ngày càng khoa học, hiện đại; cơ

sở dữ liệu được cập nhật thường xuyên, phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai…

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)