Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 94)

Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG ĐẤT

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên

3.3.2.1. Hạn chế

Công tác quản lý nhà nước về sử dụng đất phi nông nghiệp của UBND thị xã Phổ Yên tuy đã đạt được một số kết quả nhất định, làm tiền đề cho sự phát triển của những năm tiếp theo, thể hiện sự cố gắng của Phòng Tài nguyên và Môi trường và chính quyền xã, phường. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được cũng còn một số hạn chế. Cụ thể là:

* Lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất:

Chưa bám sát được thực tế nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thị xã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bổ quỹ đất cho các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quy hoạch sử dụng đất còn thiếu tính toán về hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường, thiên về tiến hành thống kê, phân bổ về số lượng nên tính khả thi của các phương án quy hoach không cao. Sự thiếu cần đối giữa các lợi ích trong một số quy hoạch sử dụng đất đã gây bức xức trong dư luận, đồng thời, tính đồng bộ trong quy hoạch, sử dụng đất phi nông nghiệp chưa được đảm bảo.

Bảng 3.14. Thống kê số kế hoạch sử dụng đất được bổ sung hàng năm trên địa bàn thị xã Phổ Yên thời kỳ 2017-2020

TT Năm Số kế hoạch bổ sung trong năm

1 2017 14

2 2018 08

3 2019 05

4 2020 (tính đến tháng 7/2020) 01

TỔNG 28

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Việc lấy ý kiến tham gia góp ý của người dân, cộng đồng trong việc quy hoạch sử dụng đất đai còn mang tính hình thức. Quy hoạch chưa có tính hợp lý cao, còn thường xuyên điều chỉnh. Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch chưa được coi trọng. Việc quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch sử dụng đất sau khi được xét duyệt chưa chặt chẽ, dẫn tới tình trạng vi phạm quy hoạch vẫn còn diễn ra.

* Tổ chức thực hiện kế hoạch về sử dụng đất phi nông nghiệp:

Thứ nhất, việc thực hiện các nội dung công khai, minh bạch trong lĩnh vực đất đai

Tác giả tiến hành điều tra 02 nhóm, kết quả cho thấy:

Bảng 3.15. Kết quả điều tra đánh giá của nhóm 1 về thực hiện các nội dung công khai, minh bạch trong lĩnh vực đất đai

ĐVT: Người

Nội dung đánh giá

Mức độ hài lòng

1 2 3 4 5

SL Tỷ lệ

% SL Tỷ lệ

% SL Tỷ lệ

% SL Tỷ lệ

% SL Tỷ lệ

% Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 10 25 25 62,5 5 12,5 0 0 0 0 Kế hoạch, kết quả giao đất, cho

thuê đất 0 0 20 50 15 37,5 5 12,5 0 0

Kế hoạch, kết quả thu hồi, bồi

thường hỗ trợ và tái định cư 0 0 30 75 10 25 0 0 0 0 Kế hoạch, kết quả đấu giá quyền

sử dụng đất, quyền khai tài

nguyên khoáng sản 0 0 10 25 5 12,5 25 62,5 0 0

Các khoản thu ngân sách từ đất

đai, tài nguyên khoán sản 0 0 35 87,5 5 12,5 0 0 0 0 Ghi chú mức độ đánh giá: Mức 1: rất tốt; Mức 2: tốt; Mức 3: Khá; Mức 4:

trung bình; Mức 5: Yếu.

Bảng 3.16. Kết quả điều tra đánh giá của nhóm 2 về thực hiện các nội dung công khai, minh bạch trong lĩnh vực đất đai

ĐVT: Người

Nội dung đánh giá

Mức độ hài lòng

1 2 3 4 5

SL Tỷ lệ

% SL Tỷ lệ

% SL Tỷ lệ

% SL Tỷ lệ

% SL Tỷ lệ

% Quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất 0 0 0 0 15 37,5 25 62,5 0 0

Kế hoạch, kết quả

giao đất, cho thuê đất 0 0 0 0 5 12,5 30 75 5 12,5 Kế hoạch, kết quả thu

hồi, bồi thường hỗ trợ và tái định cư

0 0 0 0 0 0 32 80 8 20

Kế hoạch, kết quả đấu giá quyền sử dụng đất, quyền khai tài nguyên khoáng sản

0 0 0 0 0 0 4 10 36 90

Các khoản thu ngân sách từ đất đai, tài nguyên khoán sản

0 0 0 0 28 70 8 20 4 10

Ghi chú mức độ đánh giá: Mức 1: rất tốt; Mức 2: tốt; Mức 3: Khá; Mức 4:

trung bình; Mức 5: Yếu.

So sách từ kết quả trên, nội dung công khai trong lĩnh vực đất đai chưa thật sự tốt; việc thực hiện công khai chỉ mới tập trung trong nội bộ, chưa đi đúng bản chất của công khai, hầu hết người dân đều chưa nắm được các nội dung công khai trong lĩnh vực đất đai. Điều này cho thấy, trong thời gian tới, thị xã Phổ Yên cần tổ chức công khai các nội dung trong lĩnh vực đất đai theo đúng quy định và bản chất của việc công khai. Làm tốt nội dung này giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong về sử dụng đất phi nông nghiệp nói riêng, trong lĩnh vực quản lý đất đai nói chung.

Thứ hai, Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng, thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất:

- Trong quản lý hồ sơ địa chính:

Hệ thống hồ sơ địa chính chưa được thiết lập đồng bộ, chưa được đầu tư trang thiết bị đây đủ. Việc cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai chưa được thực hiện kịp thời, thường xuyên dẫn đến thông tin không đầy đủ, chính xác khi sử dụng. Đặc biệt là khi có phát sinh tranh chấp, khiếu kiện về đất đai thì không đủ cơ sở pháp lý để giải quyết.

Qua kết quả điều tra nhóm 1 cho thấy: Quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn thị xã trong thời gian qua không tốt: mức độ đánh giá không hài lòng 26/40 chiếm 65%; mức độ đánh giá bình thường 14/40 chiếm 35%. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai chậm, kéo dài gây bức xúc trong nhân dân do không có hồ sơ nên không đủ cơ sở giải quyết.

- Về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng:

Tác giả điều tra các trưởng phòng, phó trưởng phòng thuộc các phòng, ban chuyên môn trực thuộc UBND thị xã Phổ Yên và toàn bộ công chức Phòng TNMT thị xã tại thời điểm thống kê (tháng 5/2020) đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (tiến độ, chính sách, giải quyết vướng mắc...) kết quả:

- Có 3/40 chiếm 7,5% đánh giá ở mức độ rất hài lòng.

- Có 18/40 chiếm 45% đánh giá ở mức độ hài lòng.

- Có 18/40 chiếm 45% đánh giá ở mức độ bình thường.

- Có 1/40 chiếm 2,5% đánh giá ở mức độ không hài lòng.

Để đánh giá một cách toàn diện, tác giải điều tra 20 người thuộc khu dân cư và 20 người bị mất đất khi thực hiện dự án khu công nghiệp trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2020 thu được kết quả như sau:

Bảng 3.17. Kết quả điều tra đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

ĐVT: Người

TT Nội dung/tiêu chi Số lượng Tỷ lệ %

1 Tiến độ thực hiện dự án 40 100

- Rất hài lòng 0 0

- Hài lòng 18 45

- Bình thường 5 12,5

- Không hài lòng 17 42,5

- Rất không hài lòng 0 0

2 Triển khai áp dụng các chính sách bồi thường, hỗ

trợ khi thực hiện dự án 40 100

- Rất hài lòng 0 0

- Hài lòng 17 42,5

- Bình thường 19 47,5

- Không hài lòng 4 10

- Rất không hài lòng 0 0

3 Giải quyết các vướng mắc liên quan đến công tác

bồi thường GPMB 40 100

- Rất hài lòng 0 0

- Hài lòng 21 52,5

- Bình thường 16 40

- Không hài lòng 3 7,5

- Rất không hài lòng 0 0

(Nguồn: Điều tra, khảo sát người dân bị thu hồi đất của tác giả)

Từ bảng trên cho thấy công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án được đánh giá chưa cao: mức độ đánh giá hài lòng chỉ được đánh giá từ 42,5% lên đến 52,5%. Tiến độ thực hiện dự án đánh giá ở mức độ không hài lòng chiếm 42,5%

(qua điều tra cho thấy các hộ dân thuộc dự án khu dân cư đều không hài lòng đối với tiến độ thực hiện dự án khu dân cư, các dự án khu dân cư đa số đều bị chuyển

tiếp sang năm sau thực hiện, có dự án được chuyển tiếp sang đến thứ 3 hoặc thứ 4, thậm chí có dự án bị hủy do tiến độ thực hiện quá chậm).

Việc triển khai áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thực hiện dự án và giải quyết vướng mắc liên quan đến công tác bồi thường GPMB được đánh giá ở mức bình thường chiếm trên 40%, vẫn còn đánh giá ở mức độ hài lòng trên 7%.

Điều này cho thấy công tác triển khai thực hiện chính sách cũng như giải quyết vướng mắc liên quan đến công tác bồi thường trên địa bàn thị xã Phổ Yên còn hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về sử dụng đất phi nông nghiệp.

- Trong việc giao, cho thuê và sử dụng đất:

Công tác giao đất, cho thuê đất và sử dụng đất phi nông nghiệp tại các địa phương trên địa bàn thị xã còn một số tồn tại và bất cập, còn xảy ra tình trạng nhiều công trình sử dụng đất không đúng với quyết định giao đất, cho thuê đất gây ảnh hưởng đến quy hoạch chung cũng như nhiều bất cập khác. Nhiều hiện tượng giao đất để xây dựng công trình khi chưa có quy hoạch tổng thể hay kế hoạch sử dụng đất dẫn đến không bảo đảm điều kiện kết cấu hạ tầng cũng như các điều kiện về vệ sinh môi trường. Trên thực tế UBND tỉnh đã quyết định thu hồi các dự án sử dụng đất phi nông nghiệp không đạt hiệu quả, tiến độ. Việc sử dụng đất cũng có nhiều sai phạm, như: sử dụng không đúng mục đích được giao; sai diện tích, vị trí; không đúng tiến độ; không sử dụng đất hoặc bỏ hoang, …Việc sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất công, cấp đất trái thẩm quyền vẫn còn diễn ra ở một số xã, phường.

- Trong công tác quản lý tài chính:

Việc giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất nhằm khai thác nguồn lực đất đai thực hiện còn rất hạn chế, hầu hết là vẫn thực hiện giao, cho thuê trực tiếp cho các nhà đầu tư. Tình trạng dự án Nhà nước đã giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng tuy đã được khắc phục nhưng vẫn còn xảy ra gây lãng phí nguồn lực đất đai; quy định chuyển sang thuê đất của các tổ chức sự nghiệp công lập vẫn chưa được các địa phương nghiêm túc thực hiện.

Từ kết quả điều tra nhóm 1 cho thấy: công tác quản lý tài chính về đất và giá đất: mức độ đánh giá hài lòng 13/40 chiếm 32,5%; mức độ đánh giá bình thường

25/40 chiếm 62,5%; chỉ có 5% đánh giá mức độ không hài lòng (2/40) nhưng đó cũng cho thấy công tác quản lý tài chính về đất và giá đất có tồn tại hạn chế nhất định cần hoàn thiện để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.

- Việc xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường:

Từ kết quả điều tra nhóm 1 và nhóm 2 cho thấy: Từ giai đoạn 2017-2020, việc xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường tại các khu dân cư và khu công nghiệp chưa được tốt: mức độ đánh giá tốt chỉ 3,75%; mức độ đánh giá khá 29/80 chiếm 36,25%, mức độ đánh giá trung bình 22/80 chiếm 27,5%; mức độ đánh giá kém ở ngưỡng cao 26/80 chiếm 32,25%. Trong thời gian tới, thị xã Phổ Yên cần quan tâm đúng mức các vấn đề liên quan đến môi trường góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên.

* Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện:

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, thi hành công vụ của công chức và cơ quan hành chính chưa thường xuyên, chặt chẽ. Thiếu kiểm tra, đánh gia của cơ quan chuyên môn cấp trên.

- Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp đất đai trong một số trường hợp còn kéo dài, chưa dứt điểm do thiếu hồ sơ lưu trữ. Việc thực hiện các dự án còn có sai sót làm phát sinh khiếu kiện, khiếu nại trong nhân dân.

Qua kết quả điều tra nhóm 1 cho thấy: Việc giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai có 3/40 chiếm 7,5% đánh giá không hài lòng; 26/40 chiếm 65% đánh giá bình thường. Qua khảo sát, không hài lòng chủ yếu là tiến độ giải quyết; vẫn còn có vụ việc kéo dài như vụ khiếu nại của bà Đàm Thị Nga, xóm Đông Sinh, xã Hồng Tiến, vụ việc tố cáo của ông Đỗ Quang Liên, TDP Đình, phường Đồng Tiến (kéo dài gần 30 năm do Phòng TNMT không cung cấp được hồ sơ liên quan)

3.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế a. Nguyên nhân khách quan

Một là, Một số vẫn đề tồn tại trong quản lý đất đai do lịch sử để lại chưa được tháo gỡ dứt điểm, gây nhiều lúng túng cho công tác quản lý và giải quyết của chính quyền địa phương.

Hai là, Nhu cầu của nhân dân về thực hiện các quyền của người sử dụng đất ngày càng gia tăng, tuy nhiên hệ thống hồ sơ địa chính, trang thiết bị máy móc phục vụ giải quyết công việc còn thiếu đồng bộ.

Ba là, Hệ thống chính sách pháp luật đất đai tuy đã được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong thực tế:

- Các quy định của pháp luật còn chung chung về nội dung thẩm định quy hoạch SDĐ của các cấp địa phương, thiếu các chỉ tiêu, tiêu chí cụ thể để đánh giá về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường; đánh giá tính khả thi của quy hoạch SDĐ. Bên cạnh đó, một số nội dung quy định pháp luật vẫn còn chưa cụ thể, thiếu rõ ràng và chưa hợp lý: về trách nhiệm cá nhân người đứng đầu các cơ quan quản lý; về trách nhiệm của từng cấp, ngành lập, quyết định, xét duyệt quy hoạch cũng như trách nhiệm phối hợp giũa các ngành, các cấp địa phương trong việc lập các quy hoạch ngành, quy hoạch SDĐ, khiến nhiều quy hoạch đang thiếu tính đồng bộ và mối quan hệ giữa các loại quy hoạch chưa được xử lý triệt để… nên xảy ra không ít sai sót. Biểu hiện ở sự chồng chéo, cản trở lẫn nhau trong nhiều loại quy hoạch như:

quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch SDĐ, quy hoạch đô thị, quy hoạch các ngành, lĩnh vực… gây khó khăn trong tổ chức thực hiện công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai và làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý và thực hiện quy hoạch SDĐ ở địa phương.

Điều này khiến cho quy hoạch đô thị tại thị xã Phổ Yên ở một số mặt chưa đồng bộ với các quy hoạch SDĐ, quy hoạch hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội và cảnh quan môi trường, làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và nhu cầu của người dân.

- Chưa có quy định hoặc hướng dẫn lập hồ sơ cho trường hợp một số tổ chức có vi phạm được gia hạn sử dụng đất theo quy định tại điểm I khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013.

- Chưa quy định cụ thể đối tượng, hạn mức giao đất với các trường hợp giao đất không thông qua đấu giá trong trường hợp đấu giá 2 lần không thành, có 1 hồ sơ tham gia đấu giá theo quy định tại khoản 3 Điều 118 Luật Đất đai, dẫn đến quá trình áp dụng còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

- Chưa quy định việc giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá đất trong các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, giao đất tái định cư, các trường hợp chính sách người có công…

- Ngoài ra, điểm vướng mắc trong quy định còn thể hiện ở chỗ thời điểm trình thủ tục hồ sơ để cơ quan chức năng thẩm định đối với các công trình, dự án thu hồi đất theo Luật Đất đai năm 2013 là phải được ghi vốn thực hiện trong năm kế hoạch đối với các dự án sử dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nghị định 43 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai đã quy định, quý 3 hàng năm UBND cấp huyện gửi hồ sơ kế hoạch SDĐ hàng năm của năm sau đến Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định (Chính phủ, 2014a). Song trên thực tế là kỳ họp HĐND cấp tỉnh và cấp huyện cuối năm như thường lệ mới phân bổ vốn đầu tư cho các công trình, dự án năm sau, dẫn đến các công trình, dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước đưa vào kế hoạch SDĐ hàng năm cấp huyện không thể đáp ứng được quy định của Nghị định 43 năm 2014.

- Thiếu cơ chế pháp lý về hoạt động tham vấn, giám sát của cộng đồng trong quá trình thực hiện chính sách về đất đai. Hơn nữa, quy định pháp luật về phương thức lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến, giải trình, tiếp thu các ý kiến để hoàn chỉnh quy hoạch SDĐ còn đơn điệu, mới chỉ dừng lại ở: việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp huyện được thực hiện thông qua hình thức tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp và công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch SDĐ trên trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện (Điểm a, Khoản 2, Điều 43 Luật đất đai năm 2013). Luật cũng chưa quy định về sự tham gia của các tổ chức kinh tế, xã hội trong xây dựng quy hoạch SDĐ. Về tổng thể, tính không rõ ràng và thiếu minh bạch của thể chế chính sách đất đai là một yếu tố cản trở đối với công tác quản lý nhà nước ở lĩnh vực này.

Bốn là, Việc định giá đất khó khăn, phức tạp vì chưa có sàn giao dịch bất động sản nên việc kiểm soát giá chuyển nhượng ở thị trường rất khó, hầu hết giá giao dịch ghi trong hợp đồng chuyển nhượng không phán ánh đúng giá chuyển nhượng thực tế nên việc xây dựng bảng giá đất hàng năm chưa sát với giá thị trường, gây khó khăn trong công tác quản lý, đặc biệt là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Ngoài ra việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, cùng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)