Chương 4. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỀ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
4.1. Quan điểm quản lý đất đai thị xã Phổ Yên giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2035
4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về sử dụng đất
- Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về sử dụng đất phi nông nghiệp
- Nhóm giải pháp hoàn thiện công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về sử dụng đất phi nông nghiệp.
4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về sử dụng đất phi nông nghiệp
4.2.1.1. Lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ để nhà nước quản lý đất đai, là hệ thống biện pháp cơ sở khoa học, kỹ thuật, khoa học xã hội để phân chia đất đai theo sử dựng nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất. Vậy để hoàn thiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phổ Yên cần tập trung giải quyết một số nội dung sau:
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đi trước một bước bảo đảm phân bổ một cách hợp lý nguồn tài nguyên đất phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững là định hướng chủ đạo và xuyên suốt trong công tác quản lý đất đai. Các giải pháp như sau:
+ Đổi mới công tác lập quy hoạch, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của các dự án khu dân cư, dự án đầu tư của các ngành, lĩnh vực và của nhu cầu nhân dân, làm căn cứ để Nhà nước thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng chính sách tài chính về đất đai (đặc biệt đất phi nông nghiệp). Tạo sự đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, trong đó có phân tích không gian nhu cầu sử dụng đất và công khai, tham vấn các bên liên quan trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Cân đối quỹ đất để đáp ứng nhu cầu xây dựng các đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế và kết cấu hạ tầng theo hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quy hoạch sử dụng đất làm mặt bằng cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, dịch vụ, hệ thống giao thông... theo hướng tăng cường khai thác cả phần không gian bên trên và dưới mặt đất, nâng cao hệ số sử dụng đất.
+ Tập trung ưu tiên, đẩy mạnh phối hợp quy hoạch đất đai với quy hoạch đô thị và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Nhất là quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và khu dân cư (khu vực nông thôn và khu vực thành thị), quy hoạch chi tiết các khu chức năng như: quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị và nhà ở, đồng thời quy định cụ thể chế độ công khai quy hoạch để nhân dân biết và thực hiện; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận thông tin về quy hoạch.
+ Khắc phục sự chồng chéo, trùng lặp giữa quy hoạch đô thị và các loại quy hoạch khác. Thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch đồng bộ với cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội để khai thác hiệu quả các tiềm năng đất đai.
- Đề cao hoạt động lấy ý kiến nhân dân tham gia đóng góp về lập quy hoạch SDĐ thông qua xác lập cơ chế pháp lý về tham vấn cộng đồng, tăng cường đẩy mạnh cơ chế hoạt động tham vấn cộng đồng về quy hoạch SDĐ trong quản lý đất đai để bảo đảm quyền dân chủ tham gia trực tiếp vào quản lý nhà nước. Đây là cơ sở khắc phục triệt để cách làm chiếu lệ hình thức như lâu nay, khiến nhiều nội dung quan trọng cốt lõi trong quy hoạch SDĐ không được người SDĐ và cộng đồng dân cư trên địa bàn Thị xã Phổ Yên tham gia và đóng góp ý kiến trong việc lập, điều chỉnh quy hoạch SDĐ và quy hoạch đô thị này.
4.2.1.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp a. Thực hiện tốt các nội dung công khai minh trong lĩnh vực đất đai
Để thực hiện tốt các nội dung công khai minh bạch trong lĩnh vực đất đai, trong thời gian tới, UBND thị xã Phổ Yên cần thực hiện các nội dung sau:
Các nội dung công khai minh bạch trong lĩnh vực đất đai đã được quy định cụ thể trong Quyết định số 312/QĐ-TTCP ngày 04/5/2020 của Tổng Thanh tra Chính phủ về “phê duyệt Bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh năm 2019”. Bao gồm:
Nội dung công khai số 1: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khoáng sản trên địa bàn thị xã.
Nội dung công khai số 2: Kế hoạch, kết quả giao đất, cho thuê đất.
Nội dung công khai số 3: Kế hoạch, kết quả thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Nội dung công khai số 4: Kế hoạch, kết quả đấu giá quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản.
Nội dung công khai số 5: Các khoản thu ngân sách từ đất đai, tài nguyên khoáng sản.
Thứ nhất, UBND thị xã cần xác định rõ việc thực hiện quy định về công khai, minh trong quản lý là một biện pháp quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng. Chỉ đạo Phòng TNMT thị xã tổ chức thực hiện nghiêm túc về công khai, minh bạch: đầy đủ các nội dung công khai, việc công khai phải được đăng tải trên trang cổng thông tin điện tử của Thị xã để cán bộ, người dân thuận tiện theo dõi, giám sát việc thực hiện…
Thứ hai, hàng năm, UBND thị xã cần chỉ đạo cơ quan Thanh tra xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng nằm có ít nhất 01 cuộc tại 03 đơn vị về việc thực hiện các nội dung công khai minh bạch theo quy định trong đó có nội dung công khai minh bạch trong lĩnh vực đất đai.
Thứ ba, tổ chức các lớp bồi dưỡng, lớp tập huấn cho các công chức địa chính xã về các quy định liên quan đến việc công khai, minh bạch trong lĩnh đất đai; kỹ năng, nghiệp vụ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công vụ.
b. Hoàn thiện công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giải pháp giúp có đầy đủ thông tin về người sử dụng đất và hồ sơ địa chính nhằm khắc phục được tình trạng khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai của ngươi dân; giúp công tác quản lý nhà nước về sử dụng đất phi nông nghiệp nói riêng và đất đai nói chung tốt hơn; đồng thời là điều kiện để thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản lành mạnh trên địa bàn thị xã. Để thực hiện được điều này, trong thời gian tới chính quyền thị xã Phổ Yên cần phải có biện pháp cụ thể, đồng bộ trong đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cụ thể:
- Chỉ đạo chính quyền cấp xã tiến hành kê khai đăng ký đất đai theo hướng dẫn bắt buộc quy định như Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp cho người đăng ký theo quy định của pháp luật, bên cạnh đó phải có chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp không đăng ký, ngăn chặn các trường hợp giao dịch “ngầm” gây thất thu ngân sách nhà nước.
- Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ địa chính đảm bảo hồ sơ được lưu trữ một cách khoa học, khai thác có hiệu quả, cập nhật biến động một cách kịp thời, đầy đủ phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Tăng cường đầu tư nguồn lực để đo đạc lập bản đồ địa chính, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai làm cơ sở để kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (xác lập đầy đủ thông tin từng thửa đất như: giá đất, diện tích, vị trí, mục đích sử dụng, cấp công trình xây dựng, nguồn gốc sử dụng...), mã hóa số liệu, thay thế quản lý thủ công bằng hệ thống tin học có độ chính xác cao và đưa lên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia trên website nhằm cung cấp các số liệu hồ sơ lưu trữ về đất đai, góp phần thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản.
c. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng, thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất
* Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp Luật Đất đai, Luật Khoáng sản và Luật Bảo vệ môi trường và các nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ nhằm làm chuyển biến nhận thức của cấp Ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ và nhân dân trong huyện; tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với quá trình xử lý hành vi vi phạm theo quy định của Pháp luật.
- Chủ tịch UBND các xã, phường: Thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn theo đúng quy định của Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành; Có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm sử dụng đất như: Lấn chiếm xây dựng công trình trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất; Chịu trách nhiệm
trước pháp luật và trước Chủ tịch UBND huyện khi để tình trạng vi phạm sử dụng đất xảy ra trên địa bàn mình quản lý mà không kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý dứt điểm; Khẩn trương rà soát, thống kê mọi trường hợp vi phạm sử dụng đất trên địa bàn mình quản lý trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch triển khai việc xử lý vi phạm; Kiểm tra lại việc quản lý, sử dụng, cho thuê đất công ích theo đúng quy định của Pháp luật.
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan: Theo chức năng nhiệm vụ từng ngành tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện các quy định Pháp luật về đất đai;
đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, sử dụng đất đai tại các xã, thị trấn.
Đồng thời tăng cường sự phối hợp với Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trong việc kiểm tra phát hiện ngăn chặn xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Pháp luật đất đai trên địa bàn.
* Về công tác thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất:
- Giải quyết tốt bài toán “hài hòa lợi ích” trong đó biện pháp then chốt chính là quy định cụ thể việc Nhà nước thu hồi đất, giao đất và cho thuê đất đối với các dự án kinh tế theo hướng lợi ích được chia sẻ công bằng và có lý giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người bị thu hồi đất. Người bị thu hồi đất cần được bồi thường bằng đất gắn với dự án đầu tư để tìm sinh kế mới gắn với dự án đầu tư.
- Ngoài ra, sự quan tâm thống nhất chỉ đạo sát sao của chính quyền thị xã trong công tác bồi thường GPMB là hết sức quan trọng, đặc biệt là việc tổ chức triển khai thực hiện của cấp xã, phường. Đây là lực lượng gần gũi bám sát nhất với đối tượng được bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Kiên trì giáo dục, thuyết phục nhân dân và vận động sự quan tâm hỗ trợ chính đáng của danh nghiệp với các hộ dân trong công tác bồi thường GPMB là cần thiết, đặc biệt là việc quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động. Đối với những đối tượng đã bồi thường thỏa đáng, đúng chính sách pháp luật và thuyết phục nhiều lần mà không thực hiện thì phải có biện pháp xử lý kiên quyết theo pháp luật.
- Công tác bồi thường GPMB là một việc khó khăn vì vậy khi trực tiếp, tiếp xúc với nhân dân để tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật cần phải được
cân nhắc kỹ càng, chính xác, thống nhất, điều gì đã hứa với nhân dân thì phải thực hiện cho bằng được, để tạo niềm tin sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân.
d. Hoàn thiện hệ thống các công cụ tài chính kinh tế đất
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các công cụ tài chính kinh tế đất. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai. Nghiên cứu hình thành cơ quan tham mưu xây dựng giá đất và cơ quan thẩm định giá đất là hai cơ quan độc lập, mở rộng thành phần thẩm định giá đất theo hướng có sự tham gia của đại diện Hội đồng nhân dân các cấp. Mặt khác, cần ưu tiên đủ nguồn lực để thực thi công tác quy hoạch SDĐ cấp huyện.
- Phát triển lành mạnh thị trường bất động sản.
- Tạo nguồn thu từ đất thông qua quá trình đưa đất công vào thị trường theo cơ chế Nhà nước giao đất, thu tiền thuê đất, thu thuế, phí liên quan đất đai đang sử dụng trong khu vực tư nhân. Vốn hóa từ đất đai cũng có thể thực hiện bằng nhiều cơ chế khác nhau như cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, sắp xếp lại việc sử dụng đất công, thu giá trị đất tăng thêm do đầu tư phát triển hạ tầng và tiện ích công cộng; sử dụng quỹ đất để đổi lấy hạ tầng…
4.2.1.3. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất
- Để làm tốt công tác này, UBND thị xã Phổ Yên giao cho cơ quan Thanh tra thị xã và Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp rà soát các vụ việc chưa giải quyết và các vụ việc tồn đọng kéo dài. Những cơ quan, địa phương có nhiều đơn thư, vụ việc chưa giải quyết, vụ việc tồn đọng kéo dài hoặc nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo cần xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu. Những vụ việc đã được cơ quan hành chính giải quyết hoặc tòa án nhân dân giải quyết đúng pháp luật mà người khiếu nại, khiếu kiện không hiểu hoặc cố tình không chấp hành thì tổ chức đối thoại để giải thích hay có các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
- Hạn chế phát sinh đơn thư mới phải đặt thành một trong nhưng nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý nhà nước về sử dụng đất phi nông nghiệp nói riêng và công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung. Ủy ban nhân dân thị xã Phổ Yên lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, thanh tra công tác
quản lý và sử dụng đất đai đối với chính quyền cấp xã để phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, xử lý nghiêm, kịp thời đúng pháp luật các trường hợp vi phạm.
- Mặc khác, đề nghị Hội đồng nhân dân thị xã tăng cường giám sát việc thi hành pháp luật về sử dụng đất phi nông nghiệp và pháp luật về khiếu nại, tố cáo, bảo đảm pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo được thi hành nghiêm chỉnh.
- UBND thị xã Phổ Yên cần xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm đó là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; hoàn thiện thể chế về theo dõi, đánh giá việc thi hành Luật Đất đai; nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý và sử dụng đất đai, tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, tăng cường năng lực cho hệ thống cơ quan thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về đất đai. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về đất đai nhằm đảm bảo xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có đầy đủ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai trong tình hình hiện nay. Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn các nội dung đổi mới chính sách pháp luật đất đai; các quy định mới về nghiệp vụ thanh tra;
các quy định mới về xử lý vi phạm pháp luật đất đai; nội dung thanh tra, kiểm tra diện rộng hoặc chuyên đề.
Thứ hai, chỉ đạo địa phương tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, các trường hợp tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai, đồng thời làm tốt việc công khai các vi phạm pháp luật đất đai; tổ chức tốt việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về vi phạm pháp luật đất đai của tổ chức, cá nhân.
Thứ ba, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai:
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước cần chú trọng thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc giao đất, cho thuê đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận; tài chính đất đai và giá đất; xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; việc thanh tra, kiểm tra,