Quan điểm lịch sử về bảo đảm quyền có người bào chữa 16

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội so sánh giữa luật tố tụng hình sự việt nam, đức và mỹ (Trang 28 - 35)

1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo đảm quyền có người bào chữa 16

1.1.1. Quan điểm lịch sử về bảo đảm quyền có người bào chữa 16

Trong lịch sử pháp luật ở mỗi thời kỳ, không có định nghĩa chính thức nào về quyền có NBC. Tuy nhiên, quyền của một người bị cáo buộc về một tội phạm hình sự được nhận sự hỗ trợ của NBC không phải là một khái niệm mới. Quyền này xuất hiện rất sớm và gắn liền với các hoạt động xét xử tại phiên tòa. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phiên tòa nơi bị cáo được phép bào chữa thông qua NBC có thể đã được thiết lập từ cách đây nhiều thế kỷ.1 Có nhiều học giả đã đề cập đến Leges Henrici Primi, được biết đến là một đạo luật của vua Hennry I và là tài liệu tham khảo bằng văn bản đầu tiên liên quan đền quyền bào chữa ở Anh. Đây là một tập hợp các đạo luật phổ biến, những điều được tin tưởng trong thời kỳ đầu của thế kỷ 12.2 Bản dịch của cuốn sách này là bản bằng tiếng La Mã, nhưng đã có chỉnh sửa. Tuy nhiên, đối với quyền có NBC, trong tất cả những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đều chỉ dẫn đến một đoạn trong quyển sách mà Donahue Jr. đã cố gắng dịch ra như sau: “Những vụ án tù chung thân thường hạn chế người bị buộc tội tìm kiếm sự trợ giúp bởi consilium; đúng hơn là để cho anh ta ngay lập tức phủ nhận [cáo buộc] mà không cần phải biện hộ [và] cũng không có bất kỳ yêu cầu về consilium hoặc bất cứ quốc gia hay tiểu bang mà anh ta được bảo hộ; [sau đó] để cho NBC hoặc chúa trời tiếp tục khẳng định việc bào chữa hoặc từ chối bởi một phương pháp chứng minh phù hợp.”3

1 Felix Rackow, The right to counsel: English and America Precedent, 1954, The William and Mary Quaterly,Third Series, Vol.11, No.1, (1954), <http://www.jstor.org/stable/1923146>.

2 Xem: Charles Donahue, Jr., An historical argument for the right to counsel during police interrogation, Yale Law Journal, 1964, trang 1020-21; Marvin Becker and George Heidelbaugh, The right to counsel in criminal cases – An inquiry into the history and practice in England and America, 28 Notre Dam L. 351 (1952-1953).

3 Charles Donahue, chú thích 2, tr. 1027-28.

17

Theo những phân tích của Donahue Jr, những tiết lộ trong giai đoạn giữa của thời kỳ Trung Cổ cho thấy, người bị buộc tội phải tự bào chữa trong phiên tòa hình sự, để thừa nhận rằng anh ta không phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ consilium - người đại diện của công chúng, với kiến thức thực tế của vụ án có thể tác động đến phán quyết của tòa án về lợi ích của người bị buộc tội. Điều này thực chất có nghĩa là người bị buộc đã không được hưởng sự trợ giúp nào trước và ngay thời điểm của việc tự bào chữa. Sau thời kỳ này, người bị buộc tội có quyền được trợ giúp pháp lý từ việc cung cấp một người có kiến thức pháp luật, hay còn gọi là pleader – người biện hộ, người được so sánh với các luật sư chuyên nghiệp ngày nay. Những phân tích của Donahua Jr rõ ràng cho thấy trong suốt thời kỳ Trung cổ, người bị buộc tội thực sự đã được phép nhờ NBC trong một số giai đoạn của quá trình tố tụng.4 Quan điểm này dường như được chia sẻ bởi nhiều học giả khác.5 Một điều khá rõ ràng được chỉ ra từ những nghiên cứu của các học giả về pháp luật thành văn cho thấy, trong thời kỳ này, người bị buộc tội đã được phép tự mình bào chữa những vấn đề liên quan đến vụ việc của mình. Việc chấp nhận và cho phép quyền được nhờ NBC, nếu có thể, cũng chỉ tập trung vào việc giải quyết các khía cạnh pháp lý của vụ án.

Tuy nhiên, điều này chỉ được ghi nhận trong một vài vụ việc cụ thể vào thế kỷ 14 rằng quyền nhờ NBC không được công nhận trong những vụ trọng tội.6

Cũng trong nghiên cứu của nhiều tác giả,7 quyền có NBC được ghi nhận là xuất hiện cùng với sự hình thành của hệ thống tố tụng đối tụng8 (adversarial system) ra

4 Charles Donahue, Tlđd., tr. 1019.

5 Xem: William Blackstone, Commentaries on the Laws of England, Vol. 4, 1769, tr. 355; Becker and Heidelbaugh, chú thích 2, tr. 355-56; Herman Cohen, A history of the bar (1929), Reprinted 2005, The Lawbook Exchange, Ltd., Clark, New Jersey, tr. 1-19.

6 Xem: Chowdharay-Best, The History of right to counsel, Journal of Criminal Law, 40 (1976), tr. 275-80.

Một phần trong quyển sách này mô tả trường hợp một hiệp sĩ bị buộc tội cưỡng hiếp và bị truy tố. Thẩm phán thông báo với người bị buộc tội rằng: “anh cần phải biết rằng nhà vua là một bên chính thức của vụ án này vì vậy anh không thể có quyền có người bào chữa để chống lại nhà vua bởi vì Người đã truy tố anh”. Sau đó, thẩm phán nhấn mạnh rằng: “nếu chúng tôi cho anh có người bào chữa chống lại pháp luật, và bồi thẩm đoàn quyết định về phía anh thì chúng tôi sẽ bị mang tiếng là thiên vị anh; và vì vậy chúng tôi không dám làm vậy và anh cũng không được mong muốn điều đó.”

7 Xem: John H. Langbein, The Origins of the Adversary Trial, Oxford, 2003; Harry R. Dammer, Erika Fairchild, Comparative Criminal Justice Systems, Thomson Wasdworth, 2006; Ronald Banaszak, Fair Trial Right of the Accused, GreenWood Press, 2002.

8 Hệ thống tranh tụng là các thủ tục tố tụng ở các nước Thông luật để tìm kiếm sự thật trong quá trình xét xử mà ở đó công tố viên và người bào chữa tranh tụng với nhau, trong khi thẩm phán bảo đảm sự công bằng và tuân thủ luật đấu. Anh và Mỹ là các nước điển hình áp dụng mô hình này. Khác với mô hình tranh tụng là mô

18

đời và phát triển vào thế kỷ 16, 17 và là kết quả của nhiều cuộc đấu tranh đòi nhà vua phải thay đổi cách thức tiến hành phiên tòa xét xử bị cáo với sự tham gia của NBC. Như đã đề cập, những biểu hiện ban đầu của quyền bào chữa là cho phép người bị buộc tội được tự bào chữa. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử vào thời điểm này đã chứng minh rằng việc tự bào chữa của bị cáo trước tòa án (người đại diện cho quyền lực của nhà vua) thực sự là một thách thức lớn với anh ta và thậm chí có thể đem tới những bất lợi, đặc biệt là trong những vụ án nghiêm trọng. Chính vì vậy, quan điểm cho rằng bị cáo cần được hỗ trợ pháp lý bởi NBC trong quá trình xét xử đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhiều giới. Trong suốt thời kỳ từ thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 17, cùng với các phương pháp tìm kiếm chứng cứ trở nên phổ biến tại phiên tòa hình sự, sự phát triển quyền có NBC của người bị buộc tội tương đối phức tạp. Trước hết, quyền này dường như chỉ được công nhận cho những tội ít nghiêm trọng (khing tội). Nội dung này được tìm thấy trong nghiên cứu của Bulstrode Witelocke như sau: "Người thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây thiệt hại trị giá 6 đồng penni9 có thể được nhờ NBC biện hộ cho mình.”10 Kết quả ghi nhận quyền có NBC được xem là sự phản kháng nhằm chống lại việc từ chối NBC tham gia vào các vụ án nghiêm trọng, nơi bị cáo buộc phải xuất hiện trước phiên tòa với lời tự bào chữa của chính mình.11 Từ năm 1836, quyền này được bảo đảm trọn vẹn không chỉ đối với những vụ khinh tội mà cả những vụ trọng tội.12 Biểu hiện này cho thấy, quyền được đại diện bởi NBC là cách thức mở rộng từ quyền tự bào chữa, khi mà việc tự bào chữa của các bị cáo được cho là không an toàn và không có giá trị trước nhà vua. Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc chấp nhận NBC thực sự là

hình thẩm vấn, xuất hiện từ cuối thế kỷ 16 ở Tây Ban Nha và các nước theo Thiên chúa giáo khác. Khác với hệ thống tranh tụng, cách thức tìm sự thật khách quan ở đây có thể được dựa trên sự tra tấn hoặc các hình thức bạo lực khác và thẩm phán đóng vai trò quan trọng trong việc xem xét chứng cứ. Pháp và Đức là các nước điển hình theo hệ thống này. Xem Harry R. Dammer, Erika Fairchild, chú thích 7.

9 Mỗi đồng tiền xu của Vương quốc Anh có giá 6 đồng; vẫn không thay đổi từ 1970.

10 Bulstrode Whiteloke, Cobbett’s parliamentary history, 1343, cited in Chowdharay-Best, chú thích 6, tr.

275-80.

11 John H. Langbein, chú thích 7.

12 Năm 1836, Quốc hội đã thông qua một đạo luật cho phép người bị truy tố về tội đại hình được bào chữa thông qua luật sư bào chữa. Đạo luật này có tên gọi là Đạo luật về tội đại hình 1836 (1836 Felony Act). Xem Charles Donahue, chú thích 2, tr. 1027-1028; Chowdharay-Best, chú thích 6, tr. 279; Laurie Fulton, The right to counsel clause of the sixth amendment, 26 Am. Crim. L. Rev. 1599 (1989), tr. 1600.

19

bước tiến ban đầu cho một phiên tòa, trong đó, vai trò của NBC thực chất là người có sự chi phối và ảnh hưởng đến kết quả phán quyết hơn là một phiên tòa không có người bào chữa.13 Quan điểm này đã đặt nền móng cho việc hình thành các cơ chế bảo đảm quyền có NBC cho bị cáo trong các hệ thống Thông luật, và là một trong những tiêu chí của một phiên tòa tranh tụng (adversarial trial).14

Những biểu hiện ban đầu về bảo đảm quyền có NBC không chỉ dừng lại ở việc chấp nhận cho bị cáo có quyền có NBC trong các vụ án nghiêm trọng, mà còn biểu hiện ở chính sách nhân đạo, như là một đặc ân của nhà vua với những bị cáo là người nghèo.15 Nghiên cứu của Swygert đã chỉ ra rằng, nước Anh có một truyền thống lâu đời trải dài 5 thế kỷ về cung cấp NBC miễn phí cho người nghèo trong các vụ án hình sự và dân sự.16 Truyền thống này bắt đầu từ năm 1494 khi Quốc hội thông qua đạo luật ghi nhận các Tòa án ở Anh có nghĩa vụ phải cung cấp NBC miễn phí cho bị cáo là người nghèo. Tuy nhiên việc áp dụng trong thực tế rất hạn chế.17 Đây được coi là biểu hiện pháp lý đầu tiên trong việc bảo đảm quyền có NBC đối với người nghèo, mặc dù bảo đảm này không đương nhiên được ghi nhận trong lịch sử phát triển của từng hệ thống tư pháp riêng lẻ trên thế giới, ngay cả khi quyền này được được quy định trong hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người.18 Có thể nói, những quan điểm trên đã có những tác động hiệu quả đến nhận thức của các nhà làm luật trong các thời kỳ sau này. Hầu hết các học giả đều nhận thấy rằng hệ thống tố tụng đối tụng công bằng luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của NBC trong việc đem lại sự công bằng.19 Không chỉ các thẩm phán ở Anh mà ở nhiều quốc gia khác có sử dụng hệ thống tố tụng đối tụng đều thừa nhận khái niệm về quyền có NBC liên quan đến hai vấn đề. Thứ nhất, người bị buộc tội có quyền được nhờ NBC

13 John H. Langbein, chú thích 7.

14 Là phiên tòa có sự tham gia đầy đủ của các bên (bên buộc tội, bên bào chữa), thẩm phán sẽ đóng vai trò là trọng tài điều khiển và định hướng hoạt động tranh tụng giữa các bên và đưa ra phán quyết một cách công bằng. Xem John H. Langbein, Tlđd.,

15 L. H. Baker, An Introduce to English Legal History 134, 2d Ed., (1979); Luther M. Swygert, Should Indigent Civil litigants in the Federal Courts have a Right to Appointed Counsel, 39 Washington and Lee Law Review 1267 (1982).

16 Luther M Swygert, chú thích 15.

17 Tlđd.,

18 Harry R. Dammer, Erika Fairchild, chú thích 7, tr. 80-90.

19 John H. Langbein, chú thích 7.

20

để bảo vệ anh ta trước những cáo buộc của nhà nước; thứ hai, nhà nước có nghĩa vụ cung cấp NBC cho bị cáo nếu anh ta không có khả năng tự thuê NBC.20 Những dấu hiệu lịch sử về cách thức bảo đảm quyền có NBC như một sự chỉ dẫn đầu tiên trong việc ghi nhận và phát triển quyền này trong hầu hết các hệ thống tố tụng hình sự ngày nay.21

Sự phát triển quyền có NBC ở Anh đã nhanh chóng lan tỏa sang các quốc gia Châu Âu khác, đặc biệt là những nước có truyền thống tố tụng thẩm vấn. Những quan điểm tiến bộ về hệ thống tố tụng đối tụng của Anh đã bắt đầu được tiếp thu ở Pháp vào thế kỷ 17.22 Giống các quốc gia khác trong hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, Pháp là điển hình của hệ thống tố tụng thẩm vấn có nguồn gốc từ pháp luật La Mã được khôi phục lại từ thế kỷ 13.23 Không giống với hệ thống Thông luật, ban đầu, quyền có NBC không được chấp nhận, thậm chí điều này còn được ghi rõ trong văn bản pháp luật. Ví dụ, Điều 162 Nghị quyết năm 1539 đã quy định: “Trong các vụ án hình sự, các bên không được xét xử với sự tham gia của NBC hoặc bất cứ bên thứ ba nào; họ phải tự mình trình bày ý kiến về các vấn đề mà họ bị cáo buộc.”24 Mặc dù nội dung truyền đạt khá rõ ràng về mặt ngôn ngữ, tuy nhiên việc vận dụng trong thực tiễn bởi các Tòa án Pháp luôn cho thấy xu hướng ghi nhận quyền có NBC trên cơ sở của việc bảo đảm tính nhân văn của pháp luật. Nhiều thẩm phán đã ủng hộ việc chấp nhận sự tham gia của NBC, thậm chí còn đề cập đến việc chỉ định NBC trong những trường hợp cần thiết. Trong khi đó, một vài thẩm phán vẫn giải thích quy định của Điều khoản trên một cách cứng nhắc, và từ chối sự tham gia của NBC trong mọi vụ việc.25

Thời điểm nước Pháp ban hành bản Nghị quyết năm 1670, quyền có NBC đã được chính thức được đưa ra bàn luận. Các thủ tục tố tụng hình sự của Pháp đã trở

20 Felix Rackow, chú thích 1.

21 John H. Langbein , chú thích 7.

22 Esmein, History of Continental Criminal Procedure, (Vol. 5 of Continental Legal History Series, 1913, tr.

196. Trích dẫn bởi Francis J. Morrissey, Escobedo’s European Ancestors, ABA Journal, 8/1966, Vol. 52, tr.

723-24.

23 Harry R. Dammer, Erika Fairchild, chú thích 7, tr. 142-43.

24 Francis J. Morrissey, chú thích 22.

25 Tlđd.,

21

nên: thực sự bí mật không chỉ trong nghĩa mọi thứ diễn ra vượt quá tầm nhìn của cộng đồng mà còn trong nghĩa không ban hành bất cứ một văn bản pháp luật nào dành cho người bị buộc tội. Sự trợ giúp của NBC cũng như quyền tự do thu thập chứng cứ của người bị buộc tội bị tước đoạt.26

Hội nghị thảo luận về Nghị quyết năm 1670 đã đề xuất phương án khắc phục sự bất cập trên. Ý kiến của Guillaume de Lamoignon, Tổng thống đầu tiên của Pháp được cho là có tầm ảnh hưởng đến những ghi nhận sau này về quyền có NBC. Ông cho rằng: Không có tội ác nào có thể xảy ra trong hoạt động xét xử từ sự so sánh giữa nguyên nhân dẫn đến cái chết của một người vô tội được cho là tốt hơn việc tha bổng một ngàn kẻ phạm tội. Quyền bào chữa… không chỉ là một đặc quyền được ghi nhận trong Nghị quyết và các văn bản pháp luật mà là biểu hiện lẽ tự nhiên thuộc bản chất của pháp luật, điều đã tồn tại từ rất lâu trước sự ra đời của pháp luật về quyền con người.27

Phát biểu của Lamoignon về quyền có NBC có giá trị ảnh hưởng trong nhiều thế kỷ sau đó.28 Nhưng nó dường như không hề được nhắc đến trong suốt thời kỳ trị vì của vua Louis 14. Nghị quyết năm 1670 với phiên bản cuối cùng vẫn ngăn cấm sự tham gia của NBC trong các vụ về tội tử hình. Cho đến năm 1808, Bộ luật Napoleon về TTHS đã ghi nhận sự tham gia bắt buộc của NBC trong các phiên tòa xét xử đại hình và NBC được quyền xuất hiện trong giai đoạn điều tra tiền xét xử.29 Sau đó không lâu, người bị buộc tội ở Pháp được quyền có NBC, nếu anh ta không có khả năng thuê NBC, tòa án sẽ chỉ định NBC cho anh ta.30

Tóm lại, so với Anh, các quốc gia có truyền thống tố tụng thẩm vấn nhìn nhận sự có mặt của NBC trong vụ án hình sự có phần muộn màng hơn. Tuy nhiên, cả hai hệ thống (tố tụng tranh tụng và tố tụng thẩm vấn) đều cùng có chung một quan điểm, đó là bảo đảm quyền có NBC là một quyền con người cơ bản của người bị

26 Tlđd.,

27 Tlđd.,

28 Tlđd.,

29 Tlđd.,

30 Craig M. Bradley, Criminal procedure – A worldwide Study, Carolina Academic Press, 2007, tr. 233-37.

22

buộc tội và Nhà nước có nghĩa vụ hỗ trợ cho họ thực hiện quyền chính đáng của mình.

Có thể nói, quyền có NBC có nguồn gốc gắn liền với sự hình thành của mô hình tố tụng đối tụng, một truyền thống chứa đựng nhiều yếu tố bình đẳng giữa các bên khi tham gia tố tụng. Đó là việc thừa nhận sự đấu tranh cân sức giữa hai lực lượng đối trọng, giữa người bị buộc tội và người buộc tội. Chính vì vậy, quyền có NBC là quyền tố tụng thuộc về người bị buộc tội – người bị nhà nước cáo buộc đã thực hiện một hành vi phạm tội. Những nghiên cứu lịch sử cho thấy, mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng việc bảo đảm quyền có NBC luôn gắn liền với trách nhiệm của nhà nước. Trong trường hợp người bị buộc tội là người nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn luôn được hưởng những hỗ trợ đặc biệt. Ngoài ra, quyền có NBC được áp dụng qua hai cách thức: NBC do bị cáo tự trả tiền hoặc do TA chỉ định.

Ngày nay, những biểu hiện này vẫn được duy trì và là nền tảng cơ bản trong các hệ thống pháp luật. Quyền có NBC ngày nay đã được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hơn thế, quyền này đã được quy chuẩn hóa trong các Công ước quốc tế về quyền con người. Những điều khoản này như một khung pháp lý chuẩn mực đối với các quốc gia trong việc bảo đảm quyền có NBC. Sự bảo đảm này, trong nghĩa của các Công ước quốc tế về quyền con người, theo tác giả Stephan, có nghĩa là quyền được cung cấp NBC chuyên nghiệp và các dịch vụ về người bào chữa.31

Trên đây là những kiến thức mang tính lịch sử về nguồn gốc quyền có NBC được tác giả tóm tắt từ hai hệ thống TTHS đại diện cho hai mô hình tố tụng, bao gồm tố tụng đối tụng (Anh) và tố tụng thẩm vấn (Pháp). Có thể nói, đây là hai hệ thống tư pháp hình sự có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với quá trình hình thành và phát triển quyền có NBC trên thế giới. Mặc dù vậy, sự ghi nhận quyền có NBC cũng như việc thiết lập các cơ chế bảo đảm quyền là không hoàn toàn giống nhau giữa các hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, ở một nghĩa chung nhất, việc ghi nhận quyền có NBC

31 Stephan Trechsel, Human Rights in criminal proceedings, Oxford, 2005, tr. 244.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội so sánh giữa luật tố tụng hình sự việt nam, đức và mỹ (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(278 trang)