Nền tảng về tố tụng công bằng 161

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội so sánh giữa luật tố tụng hình sự việt nam, đức và mỹ (Trang 173 - 184)

CHƯƠNG 3: BẢO ĐẢM QUYỀN CÓ NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐỨC 3.1. Khái quát chung về TTHS Đức 115

4.1.3. Nền tảng về tố tụng công bằng 161

“Tố tụng công bằng” (due process) hay “Thủ tục công bằng của pháp luật” (due process of law) là khái niệm cơ bản được ghi nhận từ khá lâu trong thực tiễn của hoạt động tư pháp Mỹ. Khái niệm này có nghĩa là mọi công dân có quyền được hưởng một thủ tục công bằng thi tham gia vào TTHS.34

30 §3006, Chương 201, Phần II, Mục 18 Bộ luật Liên bang.

31 Russell L. Weaver, Leslie W.Abramson, John Burkoff, Catherine Hancock, chú thích 2, tr. 33.

32 Xem thêm Chương 2 (Phần 2.1.3.3).

33 Điều 137-148 Bộ luật tố tụng hình sự Đức (StPO).

34 Xem thêm Chương 1. Khái niệm thủ tục công bằng có nguồn gốc từ pháp luật Anh quốc trước đây. Vào năm 1215, Vua Anh John đã ký thỏa ước Magna Carta (là văn bản đầu tiên ràng buộc vua Anh nhằm mục đích hạn chế quyền hạn của nhà Vua bằng pháp luật) với nội dung sau: “không người tự do nào có thể bị tù hoặc bị tước đoạt tài sản hoặc quyền tự do hoặc tự do đóng thuế hoặc bị đặt ngoài vòng pháp luật, bị đày ải hoặc bị hủy hoại và chúng ta cũng không làm thế đối với bất kỳ ai trừ trường hợp có phán quyết hợp pháp của những người đồng đẳng hoặc theo pháp luật của vương quốc." Magna Carta ngay lập tức trở thành pháp luật của vương quốc. Tuy nhiên văn kiện này mới chỉ yêu cầu vương triều phải tuân thủ pháp luật khi liên

162

Cụm thuật ngữ “tố tụng công bằng” hiện nay được sử dụng một cách phổ biến trong các bối cảnh liên quan tới Hiến pháp Mỹ, song về mặt nguồn gốc nó lại bắt nguồn từ Anh quốc. Trong thời kỳ đầu du nhập vào Mỹ, cụm thuật ngữ “pháp luật của lãnh thổ” (law of the land) và “tố tụng công bằng” vẫn được sử dụng thay thế cho nhau.

“Tố tụng công bằng” thể hiện một lý tưởng căn bản trong nền tư pháp Mỹ. Lý tưởng này được quy định trong cả Tu chính án thứ Năm và Mười bốn.35 Tu chính án thứ Năm được cho là để bảo vệ cá nhân trước các hành vi của chính quyền liên bang trong khi đó Tu chính án thứ Mười bốn mở rộng phạm vi bảo vệ đó tới hành vi của các chính quyền tiểu bang. Ban đầu, Bộ quyền cơ bản của công dân được giải thích là quy định các hạn chế chỉ với đối với chính quyền liên bang, sau này Tòa án Tối cao Liên bang đã căn cứ vào Tu chính án thứ Mười bốn để mở rộng phạm vi điều chỉnh của nó tới các bang. Về tổng thể, hai tu chính án này quy định rằng chính quyền phải hành xử một cách công bằng, tuân thủ những quy trình thủ tục pháp lý đã được quy định trong các vấn đề có liên quan tới cuộc sống, tự do và quyền tài sản của cá nhân. Ví dụ, thủ tục công bằng có nghĩa là người bị buộc tội được bảo đảm một số quyền tố tụng như quyền được biết mình bị cáo buộc tội gì, được đối mặt với người cáo buộc trước tòa án, được có NBC, và được xét xử với sự tham gia của bồi thẩm đoàn.36 Những quyền này và những quyền khác của người bị buộc tội được quy định tại các Tu chính án thứ Tư, Năm, Sau và Tám của Hiến pháp liên bang. Cho đến giữa Thế kỷ 19, “thủ tục công bằng của pháp luật” vẫn được Tòa án Tối cao liên bang giải thích với nghĩa là “không cho phép nhà lập pháp muốn ban hành bất cứ thủ tục nào cũng được. Quy định [về tố tụng công bằng] là giới hạn áp đặt lên nhánh quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của nhà nước, và không thể

quan tới quý tộc. Vào năm 1354, dưới triều vua Edward III, cụm từ “thủ tục công bằng của pháp luật” lần đầu tiên xuất hiện trong bản Magna Carta tái bản. Cụm từ này được sử dụng để giải thích sự bảo vệ quy định trong Magna Carta, như sau: “không người nào trong bất cứ tình trạng hoặc điều kiện nào bị tước khỏi ruộng đất của mình hoặc tài sản của mình, bị tịch thu hoặc cấm thừa kế hoặc bị giết mà chưa được đưa ra xét xử theo thủ tục công bằng của pháp luật."

35 Ronald Banaszak, Sr., A documentary history - Fair Trial Right of the Accused, GreenWood Press, 2002, phần giới thiệu.

36 Tlđd.,

163

được giải thích theo nghĩa cho phép Nghị viện có thể tự do muốn đặt ra bất kỳ thủ tục nào chỉ theo ý chí của mình.”37

Khái niệm thủ tục công bằng vì vậy là nền tảng cho việc bảo vệ các quyền con người trong TTHS. Trên cơ sở đó, quyền của người bị buộc tội trong TTHS Mỹ trước tiên được bảo vệ bởi sự bao quát chung của Thủ tục công bằng. Phần lớn các vụ án của Tòa án Tối cao Liên bang đều viện dẫn tới quyền này và nguyên tắc xét xử công bằng với mục đích là áp đặt nghĩa vụ và trách nhiệm của các tòa án trong việc bảo đảm cho người bị buộc tội quyền được có NBC.

Vụ án đầu tiên cần kể tới là vụ Powell v. Alabama, 287 U.S. 45 (1932). Trong vụ án này Tòa án Tối cao Liên bang đã viện dẫn nguyên tắc xét xử công bằng để khẳng định quyền của người bị buộc tội được chỉ định NBC. Tòa án kết luận rằng:

“quyền được trợ giúp bởi luật sư là một nội dung căn bản của nguyên tắc [xét xử công bằng]”. Quan điểm này tiếp tục được nhắc lại trong vụ Gideon V. Wainwright, 372 U.S. 335 (1963), vụ án được xem là đánh dấu sự phát triển vượt bậc của TTHS Mỹ. Trong vụ án này, Thẩm phán Hugo Black nhấn mạnh tới nguyên tắc căn bản rằng bảo hộ quyền được có NBC đóng vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại của một phiên xử công bằng. Ông lập luận:

Ở một số nước, quyền của một người đang bị cáo buộc về một tội phạm hình sự được có NBC có thể không được xem là có vai trò căn bản và nền tảng đối với sự tồn tại của các phiên xét xử công bằng, nhưng điều đó lại đúng ở đất nước chúng ta. Ngay từ thủa ban đầu, hiến pháp liên bang, các hiến pháp tiểu bang và pháp luật của chúng ta đã rất nhấn mạnh tới những biện pháp cả về nội dung và thủ tục để bảo đảm có những phiên xử công bằng trước những tòa án hoàn toàn khách quan, ở nơi đó mỗi người bị buộc tội đều được đối xử công bằng với nhau trước pháp luật.” Sau đó, Tòa án Tối cao Liên bang cũng đã công nhận vai trò cơ bản của cơ chế đại diện pháp lý trong một hệ thống TTHS công bằng. Trong vụ án này, tất cả các vị thẩm phán Tòa án Tối cao Liên bang đã nhất trí hoàn toàn trong một kết luận rằng nhà nước có nghĩa vụ hiến định theo Tu chính án thứ Sáu và Mười bốn

37 David J. Bodenhamer, Fair trial - Rights of the accused in American History, Oxford University Press, 1992, tr. 98.

164

phải cung cấp luật sư cho những người không đủ khả năng tự thuê luật sư. Cũng trong vụ án trên, thẩm phán nhấn mạnh: “Quyền của người bị buộc tội là người nghèo trong các phiên xử hình sự phải được nhận sự trợ giúp của luật sư là một quyền căn bản đối với xét xử công bằng, nếu việc xét xử và buộc tội thiếu vắng sự hiện diện của luật sư là vi phạm tới Tu chính án thứ Mười bốn.”

Thực tiễn xét xử của Tòa án Tối cao Liên bang cho thấy rằng, những lập luận truyền thống về thủ tục công bằng thường được áp dụng với từng vụ việc cụ thể.38 Đó là cách tiếp cận được sử dụng trong những vụ việc trước vụ Gideon có liên quan tới quyền được có NBC trước tòa. Lúc đó vấn đề này vẫn đang được đặt trên nền tảng của tiêu chí “công bằng cơ bản” (fundamental fairness) chứ không phải là Tu chính án thứ Sáu.39 Đây cũng là cách tiếp cận được sử dụng sau đó trong vụ án Gagnon40 về vấn đề luật sư trong các thủ tục hết thời hạn thử thách hoặc thu hồi lệnh ân xá. Ở một khía cạnh khác, trong vụ án Evitts,41 Tòa án lại áp dụng trực tiếp tiêu chuẩn thủ tục công bằng đối với vấn đề sử dụng NBC trong thủ tục phúc thẩm như thể rằng đó là một quyền của người bị buộc tội.

Rõ ràng là quyền có NBC được bảo đảm trong hầu hết Hiến pháp các nước.

Quyền này, cho dù có thể được thiết lập theo cách này hay cách khác, đều có đặc điểm chung là cùng bắt nguồn từ nhu cầu tôn trọng sự công bằng trong TTHS.

Tương tự, quyền của luật sư giờ đây đã được công nhận như một nguyên tắc nền tảng của công lý Mỹ.42 Cho đến nay, phạm vi của các quyền được Hiến pháp bảo vệ đã không ngừng được mở rộng,43 nhưng tất cả những lập luận xoay quanh vấn đề đó đều được nhắm trước tiên tới việc bảo đảm sự công bằng của thủ tục tố tụng. Điều này cho thấy có một mối liên hệ mật thiết giữa bảo đảm sự công bằng của thủ tục tố tụng và bảo đảm quyền của các bên trong tố tụng, trong đó có quyền của người bị

38 Mối quan hệ giữa nguyên tắc thủ tục công bằng và quyền có người bào chữa sẽ được phân tích trong phần sau của Chương này.

39 Powell v. Alabama, 287 U.S. 45, 68 (1932), Bett v. Brady, 316 U.S.455 (1942)

40 Gagnon v.Scarpelli, 411 U.S. 778 (1973)

41 Evitts v. Lucey, 469 U.S. 387 (1985)

42 Ronald Banaszak, chú thích 35, phần giới thiệu.

43 Mở rộng theo hướng nâng cao hiệu quả đối với quyền của người bị buộc tội. Nội dung này sẽ được phân tích thêm ở những phần sau của luận án.

165

buộc tội. Bảo đảm thủ tục công nằm chính là nằm ở gốc rễ của TTHS Mỹ, với mục đích bảo đảm các quyền của người bị buộc tội nói chung và quyền có NBC nói riêng. Kết quả là có nhiều cách thức và lập luận cho vấn đề bảo vệ quyền được có NBC trong TTHS Mỹ.44 Tuy nhiên, trong mọi trường hợp quyền này đều được coi là sự phát triển từ nguyên tắc thủ tục công bằng và xét xử công bằng.

4.2. Bảo đảm quyền có NBC của người bị buộc tội trong TTHS Mỹ 4.2.1 Khái quát v bảo đảm quyn có NBC trong TTHS M45

Một trong những đặc điểm thú vị và cũng là khó khăn đối với bất kỳ nhà nghiên cứu nào về TTHS nói chung và về quyền có NBC nói riêng ở Mỹ đó là việc luôn luôn phải nghiên cứu thực tiễn “xây dựng pháp luật” của Tòa án Tối cao Liên bang thông qua các án lệ.46 Vì vậy, nội dung của phần này chủ yếu trình bày sự hình thành và phát triển của quyền có NBC ở Mỹ thông qua lịch sử các án lệ có liên quan. Đây là điều cần thiết phải làm sáng tỏ trước khi có thể đánh giá mức độ bảo đảm quyền này hiện nay ở Mỹ trong những phần sau của luận án.

Tuyên ngôn Độc lập ngày 4/7/1776 là lời tuyên bố lịch sử đánh dấu việc 13 thuộc địa vùng Bắc Mỹ tách khỏi Vương quốc Anh. Các thuộc địa này sau đó trở thành các bang và đều có Hiến pháp của riêng mình. Từ thời điểm đó trở về trước, TTHS ở Mỹ chịu ảnh hưởng lớn của các quyền tố tụng được quy định trong TTHS Anh quốc. Sau khi Hiến pháp 1787 được ban hành, quyền được có NBC đã được quy định nhưng chủ yếu việc thực hiện vẫn dựa trên pháp luật của Vương quốc Anh giống như trong thời thuộc địa. Sau này, quyền có NBC mới được bổ sung và tiếp tục hoàn thiện bởi các án lệ của tòa án.

Giai đoạn 1787 - 1790: Hiến pháp Mỹ được ban hành năm 1787 bao gồm 7 điều khoản. Sau khi được thông qua, Hiến pháp trở thành đạo luật tối cao của Mỹ.

Vào thời điểm đó, quyền có NBC vẫn chưa được ghi nhận trong các điều khoản của Hiến pháp. Đạo luật tư pháp năm 1789 cũng chỉ quy định rằng tại các tòa án liên

44 Jerold H. Israel, Yale Kamisar, Wayne R. LaFave, chú thích 12.

45 Ronald Banaszak (chú thích 35); Israel, Kasmisar, LaFave (chú thích 12); Joseph G. Cook, Paul Marcus, Melanie D. Wilson, Criminal Procedure, LexisNexis, 2009.

46 Như đã đề cập, phần lớn các phán quyết của Tòa án Tối cao đều dựa trên nguyên tắc thủ tục công bằng. Vì vậy, nếu tóm tắt các vụ việc sẽ thấy được mối liên hệ giữa nguyên tắc này và việc bảo đảm quyền có người bào chữa.

166

bang, các bên có thể tự tiến hành các vụ việc của mình với tư cách cá nhân hoặc thông qua sự trợ giúp của luật sư theo các quy định của tòa án. Đạo luật này chỉ công nhận rằng người bị buộc tội có quyền có NBC nếu người bị buộc tội có đủ khả năng để thuê. Quyền được có NBC chỉ định cũng được công nhận sau đó trong Đạo luật ngày 30/4/1790 với nội dung: “Bất cứ người bị buộc tội nào bị truy tố về tội phản quốc hoặc các tội nghiêm trọng khác được phép có sự bào chữa của một luật sư. Tòa án hay thẩm phán đang xét xử phải ngay lập tức chỉ định không quá hai luật sư bảo vệ theo yêu cầu của người bị buộc tội. Những luật sư này phải được gặp người bị buộc tội vào bất kỳ lúc nào.” Đây là những quy định pháp lý duy nhất thời bấy giờ về quyền có NBC. Hai đạo luật này sau đó đã được thay thế bởi Tu chính án thứ Sáu vào năm 1791.

Năm 1791: Đây là năm chứng kiến sự ban hành mười tu chính án đầu tiên của Hiến pháp.47 Tu chính án thứ Năm và Sáu quy định những nội dung cơ bản liên quan tới các quyền tố tụng, trong đó có quyền có NBC. Những quyền này thực ra đã được quy định từ trước đó trong các bản hiến pháp của các tiểu bang trên cơ sở kế thừa từ lịch sử của Vương quốc Anh và các thuộc địa.48 Tu chính án thứ Sáu đã quy định người bị buộc tội phải có quyền được trợ giúp bởi NBC. Tuy nhiên, kể từ thời điểm ban hành 10 tu chính án đầu tiên cho tới những năm đầu của Thế kỷ 20, quyền có NBC vẫn chưa được mở rộng thêm. Quyền này vẫn chỉ được quy định khá hẹp ở nội dung người bị buộc tội có quyền có NBC nếu muốn và nếu có khả năng thuê luật sư. Quyền được có NBC chỉ định vẫn chỉ được áp dụng đối với các vụ án nghiêm trọng có thể dẫn tới tử hình.

47 Cho đến nay đã có 27 tu chính án sửa đổi Hiến pháp liên bang Mỹ.

48 Ronald Banaszak, chú thích 35, tr. 47.

167

Năm 1932: Trong vụ án Powell v. Alabama, 287 U.S. 45, 68 (1932),49 tòa án đã tuyên bố quyền có NBC là “quyền cơ bản” và quyền này “luôn bao gồm quyền được trợ giúp bởi luật sư khi có nhu cầu”.50 Tuy nhiên, với mục đích nhấn mạnh tới những lập luận của mình, trên thực tế tòa án chưa viện dẫn tới Tu chính án thứ Sáu mà chủ yếu tập trung vào Tu chính án thứ Mười bốn về thủ tục công bằng. Lập luật của tòa án chỉ rõ rằng quyền có NBC nằm trong phạm vi của thủ tục công bằng của pháp luật và được bảo đảm bởi Tu chính án thứ Mười bốn. Theo đó người bị buộc tội được bảo đảm đảm quyền được thuê luật sư để bảo chữa cho mình. Quyền được có luật sư chỉ định chỉ được áp dụng trong những vụ việc đặc biệt và các vụ án có liên quan tới tội nghiêm trọng có thể dẫn tới tử hình. Trong những trường hợp đó nếu người bị buộc tội không có khả năng thuê NBC thì tòa án có nghĩa vụ phải chỉ định NBC.

Năm 1938: Sau vụ án Powell v. Alabama, tòa án gặp phải nhiều khó khăn trong việc áp dụng Tu chính án thứ Sáu vào các vụ việc mà người bị buộc tội là người nghèo và không thể tự mình thực hiện quyền có NBC cho dù họ có nhu cầu được có

49 Ozzie Power và sáu thanh niên Mỹ gốc Phi bị kết tội hãm hiếp hai cô gái da trắng ở Scottsboro, Alabama năm 1931. Ozzie và những người khác đến từ các bang lân cận và lúc đó đang đi qua bang Alabama. Tội ác gây phẫn nộ trong cộng đồng da trắng tới mức chỉ sáu ngày sau khi bị bắt, họ đã bị đưa ra xét xử. Phiên xử kéo dài một ngày và tất cả đều bị kết án tử hình. Phiên tòa xảy ra quá nhan tới nỗi những người thanh niên đó chưa kịp liên lạc với gia đình và quá nghèo để thuê luật sư. Thẩm phán chỉ định một cách không rõ ràng một số thành viên của đoàn luật sư Alabama đại diện cho họ. Bản án được kháng cáo lên Tòa án Tối cao Alabama, nơi sau đó giữ nguyên án sơ thẩm. Tuy nhiên vị chánh án lại phản đối mạnh mẽ vì cho rằng họ chưa nhận được phiên xử công bằng. Luật sư của Powell lập luận rằng thân chủ của mình đã bị chối từ phiên xử công bằng và phiên xử công bằng phải được bảo đảm ở bất kỳ bang nào bởi vì điều đó được quy định ở Tu chính án thứ Mười bốn. Các luật sư đã đặt hy vọng vào một loại án lệ của Tòa án Tối cao yêu cầu các tiểu bang phải tôn trọng Tu chính án thứ Nhất về quyền tự do ngôn luận, báo chí, tín ngưỡng và hội họp. Mỗi quyền này đều được xem là thiết yếu đối với thủ tục công bằng. Vì vậy thông qua việc tuân thủ Tu chính án thứ Mười bốn thì các tiểu bang sẽ tuân thủ Tu chính án thứ Nhất. Tòa án Tối cao đồng ý với quan điểm này.

Tòa tuyên rằng những người trẻ tuổi đúng là chưa nhận được phiên xử công bằng. Tòa án nhận ra không khí thù địch xuất hiện trong phiên xử án, thông qua tốc độ tiến triển nhanh chóng của phiên xử, và việc loại trừ một cách có hệ thống những người Mỹ gốc Phi trong bồi thẩm đoàn. Tuy nhiên, Tòa án lại tập trung lập luận của mình vào sự thiếu vắng người bào chữa để chức năng bào chữa được thực hiện một cách đầy đủ. Tòa án tuyên rằng tòa sơ thẩm có nghĩa vụ bảo đảm người bị buộc tội được đại diện đầy đủ bởi luật sư. Tòa án giới hạn phán quyết của mình trong những vụ án tử hình và liên quan tới những người không có đủ khả năng chi trả luật sư hoặc không có khả năng tự bào chữa. Lần đầu tiên, Tòa án áp dụng điều khoản thủ tục công bằng của Tu chính án thứ Mười bốn đối với một vụ án về quyền xét xử. Xem: Ronald Banaszak, chú thích 35, tr.

82.

50 Liên quan tới quyền này, trong vụ án Chandler v. Fretag, 348 U.S. 3, 9 (1954), Thẩm phán Warren giải thích sự khác nhau giữa người bào chữa tự thuê và người bào chữa do tòa án chỉ định.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội so sánh giữa luật tố tụng hình sự việt nam, đức và mỹ (Trang 173 - 184)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(278 trang)