Giai đoạn từ 1989 đến nay 62

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội so sánh giữa luật tố tụng hình sự việt nam, đức và mỹ (Trang 74 - 78)

1.2. Bảo đảm quyền có người bào chữa trong các văn bản pháp lý quốc tế 37

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của chế định về quyền có người bào chữa của người bị buộc tội trong TTHS Việt Nam 55 1. Giai đoạn từ 1945 đến 1954 55

2.1.2.3. Giai đoạn từ 1989 đến nay 62

Cùng với sự phát triển của xã hội trên nhiều lĩnh vực khác nhau, một bước phát triển quan trọng của việc hoàn thiện chế định quyền bào chữa trong TTHS đó là Bộ luật TTHS đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam được Quốc hội thông qua ngày 28/06/1988 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1989 (gọi tắt là BLTTHS năm 1989). Đây là một bước tiến lớn trong lịch sử tư pháp hình sự, BLTTHS đầu tiên của Việt Nam quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự. Theo đó, Điều 12 của Bộ luật này đã ghi nhận một nguyên tắc cơ bản với tên gọi

“Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo” với nội dung: “ Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan ĐT, VKS và Tòa án có

63

nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ”. Với quy định này quyền bào chữa không chỉ thuộc về bị cáo mà còn là quyền của bị can ở giai đoạn điều tra.

Bộ luật TTHS 1989 cũng đã phân biệt rõ khái niệm bị can và bị cáo. Theo Điều 34 bị can là người đã bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố về hình sự; bị cáo là người đã bị TA quyết định đưa ra xét xử.

Cùng với BLTTHS 1989, Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới và mở rộng dân chủ đã khẳng định: “Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo…”. Bên cạnh đó, Luật tổ chức TAND năm 2002 cũng quy định cụ thể “Toà án bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo.” Ngoài ra, một văn bản pháp lý góp phần quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo, đó là Pháp lệnh luật sư được ủy ban Thường vụ Quốc hội chính thức thông qua ngày 24/7/2001. Đây là một bước tiến mới trong quá trình hoàn thiện chế định luật sư nói chung và quyền bào chữa của bị can, bị cáo nói riêng.

Từ khi BLTTHS ra đời cho đến thời điểm này đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên các lần sửa đổi, bổ sung vào tháng 6 năm 1990, tháng 12 năm 1992 và tháng 6 năm 2000 chúng ta chỉ mới tập trung vào một số nội dung cấp bách để đáp ứng kịp thời yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, chưa có điều kiện sửa đổi một cách cơ bản và toàn diện, do đó chưa khắc phục hết những hạn chế và bất cập. Tuy nhiên, trong cả 3 lần sửa đổi trên, BLTTHS vẫn tiếp tục quy định quyền bào chữa được bảo đảm cho bị can và bị cáo.

Cùng với công cuộc cải cách kinh tế và cải cách hành chính, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh cải cách tư pháp và coi đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhiều tư tưởng, quan điểm, định hướng về cải cách tư pháp trong các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết cố 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đã được pháp luật hóa thành những quy định tương ứng của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), Luật Tổ chức Tòa án nhân

64

dân năm 2002, Luật Tổ chức VKSND năm 2002… và cần tiếp tục được pháp luật hóa thành những quy định của BLTTHS. Bên cạnh đó, những hạn chế, bất cập của BLTTHS năm 2000 cần được khắc phục nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động tư pháp, bảo đảm tốt hơn quyền tự do dân chủ của công dân, bảo đảm sự thống nhất và đồng bộ giữa các văn bản pháp luật, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay.

Đáp ứng mục đích và yêu cầu trên, việc sửa đổi BLTTHS lần thứ tư được đặt ra. Vào ngày 26/11/2003, BLTTHS sửa đổi, bổ sung lần thứ tư (tạm gọi là BLTTHS năm 2003) đã được thông qua tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XI và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004. So với những lần sửa đổi trước đây, BLTTHS năm 2003 đã được sửa đổi bổ sung một cách toàn diện, và ghi nhận thêm một số Điều luật mới.

Một trong những nội dung sửa đổi quan trọng liên quan đến nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa được quy định tại Điều 11 với tên gọi: “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.” (Nguyên tắc này trước đó được quy định tại Điều 12 BLTTHS 2000). BLTTHS năm 2003 một lần nữa khẳng định việc bảo đảm quyền bào chữa là một nguyên tắc cơ bản trong TTHS, đồng thời mở rộng đối tượng được hưởng quyền bào chữa cả đối với người bị tạm giữ, mà không chỉ đối với bị can và bị cáo như các quy định trước đó. Việc bổ sung quyền này đối với người bị tạm giữ xuất phát từ quan điểm cho rằng người bị tạm giữ được xác định là người bị tình nghi thực hiện tội phạm đối với vụ án hình sự, do vậy họ có quyền được bào chữa.18 Theo đó, Điều 11 BLTTHS năm 2003 quy định: Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; Cơ quan ĐT, VKS, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của pháp luật.

Việc mở rộng về phạm vi áp dụng quyền bào chữa đã tạo điều kiện pháp lý cần thiết để NBC phát huy khả năng của mình nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Hơn nữa, sự tham gia của NBC ở thời

18 Vụ công tác lập pháp, Viện Khoa học Kiểm sát, “Những sửa đổi cơ bản của BLTTHS năm 2003”. Nhà xuất bản Tư pháp, 2003, tr. 29.

65

điểm một người có quyết định tạm giữ sẽ tạo điều kiện cho họ có thể thu thập các chứng cứ cần thiết phục vụ cho quá trình bào chữa, góp phần vào việc xác định nhanh chóng sự thật của vụ án.

Kết luận: Bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử pháp luật, các dữ liệu lịch sử cho thấy, chế định quyền bào chữa trong TTHS ở Việt Nam mang tính ổn định và tính lịch sử. Tính ổn định thể hiện ở chỗ quyền bào chữa được ghi nhận một cách nhất quán trong các bản Hiến pháp và các văn bản pháp luật. Tính lịch sử thể hiện ở những bảo đảm pháp lý về quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được ghi nhận và ngày càng được hoàn thiện để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, phù hợp với khả năng thực tế của các cơ quan THTT và người THTT trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.19

Các văn bản cũng đã nêu rõ, quyền bào chữa của người bị buộc tội được thực hiện bằng hai hình thức: (1) người bị buộc tội tự mình bào chữa, (2) hoặc thông qua NBC. Cho dù bằng cách này hay cách khác, người bị buộc tội đều phải được pháp luật bảo đảm bằng những quy định phù hợp với tinh thần hỗ trợ kịp thời các quyền cơ bản của họ trước những cáo buộc của nhà nước. Ở cách thức thứ hai, việc thực hiện quyền bào chữa thông qua sự trợ giúp của NBC luôn đi đôi với những bảo đảm pháp lý không chỉ đối với người bị buộc tội mà đối với cả NBC của họ. Ở nội dung này, trong chừng mực nhất định, trách nhiệm của cơ quan THTT là yếu tố quyết định hiệu quả trong hoạt động bào chữa của NBC. Ngược lại, hơn ai hết, NBC là người bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người bị buộc tội trước những cáo buộc của nhà nước. NBC là thuật ngữ để chỉ những người được tham gia bào chữa cho người bị buộc tội trong vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Họ có thể là luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc những người khác được pháp luật cho phép. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để người bị buộc tội có được NBC mà anh ta mong muốn? Pháp luật Việt Nam có những hỗ trợ gì để NBC thực hiện có hiệu quả chức năng và vai trò của mình trong việc bảo đảm tính công bằng của pháp luật và bảo vệ quyền và lợi

19 Phạm Văn Hộ, Quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10/2007.

66

ích hợp pháp của người bị buộc tội? Câu trả lời sẽ lần lượt được lý giải trong những nội dung tiếp theo của luận án.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội so sánh giữa luật tố tụng hình sự việt nam, đức và mỹ (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(278 trang)