Quyền điều tra vụ án 140

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội so sánh giữa luật tố tụng hình sự việt nam, đức và mỹ (Trang 152 - 156)

CHƯƠNG 3: BẢO ĐẢM QUYỀN CÓ NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐỨC 3.1. Khái quát chung về TTHS Đức 115

3.2. Những khía cạnh bảo đảm quyền có người bào chữa trong TTHS Đức 128

3.2.5. Những bảo đảm cho việc bào chữa hiệu quả 139

3.2.5.1. Quyền điều tra vụ án 140

Theo giải thích của Tòa phúc thẩm tối cao liên bang Đức (BGH), hồ sơ vụ án bao gồm tất cả những chứng cứ tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người bị buộc tội liên quan đến vụ án. Theo quy định của pháp luật, NBC được phép điều tra về những nội dung liên quan đến sự cáo buộc của cảnh sát và công tố viên đối với người bị buộc tội là thân chủ của họ.Những quy định hiện hành đều biểu thị quyền này được ưu ái ghi nhận đối với người bị buộc tội đang bị giam giữ.

Cả Hiến pháp và các đạo luật đều quy định những quy tắc hàm chứa những nội dung bảo đảm cung cấp những thông tin cần thiết và kịp thời cho người bị buộc tội và NBC của họ thực hiện quyền bào chữa của mình. Điều 104 Hiến pháp Đức trao những bảo đảm tương ứng được cụ thể hóa trong các đạo luật, theo đó, những quy tắc chứa đựng những nội dung sau: (1) một người chỉ có thể bị giam giữ theo đúng quy định của pháp luật; (2) việc xác định những căn cứ pháp lý và thời hạn giam

135 ECtHR 9 /4/ 1984, Goddi v. Italy, No. 8966/80 và ECtHR 4 /3 2003, ệcalan v. Turkey, No. 63486/00.

136 ECtHR 13 /5 1980, Artico v. Italy, No. 6694/74.

137 Xem Chương 4 ( 4.2.2.3).

141

giữ được thực hiện bởi thẩm phán và không được trì hoãn; (3) việc giam giữ người bị tình nghi phải được báo cáo cho thẩm phán không muộn hơn 1 ngày sau khi bị bắt để được thông báo về nội dung buộc tội và quyết định việc giam giữ; (4) người thân hoặc bạn bè của người bị tạm giữ được thông báo ngay lập tức về việc giam giữ.

Chương 9 của StPO (từ Điều 112 đến Điều 131) đã cụ thể hóa những quy tắc cơ bản được ghi nhận trong Điều 104 Hiến pháp. Theo đó, Điều 114 StPO yêu cầu việc giam giữ phải được thông báo ngay tức khắc cho người bị bắt bằng văn bản được phê chuẩn bởi thẩm phán, quyết định này phải dựa trên những “nghi ngờ vững chắc” và biểu đạt những “lý do của việc giam giữ,” đây là hai điều kiện cần và đủ để bảo đảm tính hợp pháp của việc giam giữ. Theo quy định tại Điều 114(b) StPO,138 người bị bắt phải được thông báo bằng văn bản với ngôn ngữ anh ta có thể hiểu về những quyền sau: (1) quyền được giữ im lặng; (2) quyền có NBC; (3) quyền được thông tin cho người thân nếu điều đó không gây nguy hiểm cho việc điều tra Theo quy định tại Điều 117, 118 và 118(a) StPO, người bị tình nghi có thể phải đối đầu với quyết định tạm giữ bất cứ lúc nào để đảm bảo cho việc điều tra và xét xử.

Trong trường hợp bắt buộc sự tham gia của NBC đối với những vụ nghiêm trọng, việc giam giữ có thể kéo dài hơn 3 tháng (Điều 117.4 StPO). NBC sẽ được chỉ định sớm hơn nếu tòa án có kết luận về tính phức tạp của vụ việc cũng như mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Điều 140 (2) và Điều 141 StPO.

Điều 115(3) StPO yêu cầu một người bị tình nghi phải được trao những cơ hội ngay tại thời điểm có quyết định giam giữ để “trình bày những dữ kiện có lợi.”

Quyền này, tất nhiên chỉ được bảo đảm nếu người bị tình nghi và (hoặc) NBC của họ được trao những cơ hội để nhận thức được rằng những chứng cứ có lợi cho họ sẽ được ghi nhận vào trong hồ sơ vụ án. Thừa nhận thực tế này, Điều 147 StPO ghi nhận NBC có quyền được yêu cầu kiểm tra hồ sơ vụ án về những nội dung buộc tội.

138 Điều khoản này mới được sửa đổi bổ sung và có hiệu lực vào ngày 1 /1/2010.

142

Cũng cần phải lưu ý, việc tiếp cận với hồ sơ vụ án được bảo đảm trong các giai đoạn sau khi kết thúc giai đoạn điều tra vụ án, nhưng lại bị giới hạn trong giai đoạn điều tra tiền xét xử.139

Bên cạnh những quy định của Hiến pháp và StPO, những giải thích của ECtHR và các tòa án liên bang có thẩm quyền về vấn đề hình sự, quyền được điều tra và tiếp cận với hồ sơ vụ án của NBC thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Trong quá trình điều tra vụ án, nếu người bị buộc tội bị giam giữ, với NBC được quyền tiếp cận với những phần hồ sơ vụ án liên quan đến lệnh bắt giữ. Đây là kết luận của ECtHR về vụ vi phạm Điều 5 ECHR.140 Nội dung này đã được Tòa án Hiến pháp liên bang (BverfG) khẳng định vào năm 2006.141 Mặc dù vậy, NBC vẫn có thể bị từ chối tiếp cận hồ sơ vụ án nếu điều đó gây nguy hiểm cho việc điều tra.142

- Cần phải lưu ý, người bị buộc tội được đại diện bởi NBC, bản thân họ không có quyền tiếp cận với hồ sơ vụ án. Trong trường hợp cần thiết bảo đảm việc bào chữa có hiệu quả, NBC được phép cung cấp cho thân chủ của mình bản photo những tài liệu về hồ sơ vụ án. Theo bình luận của các nhà khoa học, sự giới hạn này

139 Ed Cape, Zaza Namoradze, Roger Smith, Taru Sponken, chú thích 17, tr. 273.

140 Ngày 13/2/2001, hai vụ việc của ECtHR (Garcia Alva v. Germany, No. 23541/94, đoạn 39 và Schops v.

Germany Case, No. 25116/94, đoạn 44) đã được đưa ra xét xử liên quan tới một số công dân Đức không được tiếp cận hoặc không được tiếp cận đầy đủ tới tới hồ sơ của công tố để cung cấp thông tin đầy đủ cho họ trong giai đoạn giam giữ tiền xét xử. Hai người trong số đó bị từ chối quyền tiếp cận theo Điều 147(2) StPO cho phép công tố từ chối quyền tiếp cận hồ sơ nếu nếu đó có thể “gây hại tới mục đích điều tra” (Vụ Garcia Alva). Một người khác không được tiếp cận hồ sơ công tố bởi vì yêu cầu tiếp cận mà người đó đưa ra không rõ ràng và không nhất quán (Vụ Schops). ECtHR cho rằng các cơ quan có thẩm quyền của Đức đã vi phạm Điều 5.4 của ECHR khi không cho những người trên tiếp cận hồ sơ công tố có chứa đựng những thông tin và bằng chứng có thể giúp phản bác lệnh bắt giữ trước khi xét xử. Trong cả hai vụ án này, ECHR đều quay trở lại nguyên tắc “bình đẳng giữa các bên” (equality of arms) là nguyên tắc trung tâm của tố tụng hình sự công bằng, và áp dụng nguyên tắc này để bảo đảm các quyền tố tụng của NBC và thân chủ của họ. ECtHR nhấn mạnh rằng các thủ tục tố tụng phải có tính tranh tụng và phải luôn luôn bảo đảm sự công bằng đối tụng giữa các bên buộc tội và gỡ tội. Đối tụng bình đẳng sẽ không được đảm bảo nếu NBC bị từ chối tiếp cận tới những văn bản trong hồ sơ điều tra mà có vai trò chủ chốt để phản bác lại tính hợp pháp của lệnh bắt giam. Những yêu cầu này bắt nguồn từ quyền được xét xử tranh tụng được quy định tại Điều 6 của ECHR, theo đó cả bên buộc tội và bên bào chữa đều phải có cơ hội được biết và bình luận về những nhận định và bằng chứng do bên kia đưa ra. Cuối cùng, ECtHR tuyên rằng, tuy pháp luật quốc gia có thể thỏa mãn các yêu cầu này theo nhiều cách nhưng bất kỳ phương cách nào được lựa chọn cũng phải bảo đảm rằng một bên nhận thức được rằng đã có nhận định của phía bên kia và có cơ hội để bình luận những nhận định đó. Nguồn:

<http://hudoc.echr.coe.int>.

141 BverfG, New magazine for criminal (NStZ - neue zeitschrift fur strafrecht), 2006, 459. Trích dẫn bởi Ed Cape, Zaza Namoradze, Roger Smith, Taru Sponken, chú thích 17, tr. 274.

142 Điều147 (7) StPO

143

là nhằm khẳng định vai trò quan trọng và độc lập của NBC trong hệ thống tư pháp hình sự, và NBC có nghĩa vụ phải thông báo cho thân chủ về những nội dung liên qua trong hồ sơ vụ án.143

- Trong trường hợp người bị buộc tội không có NBC, anh ta chỉ được cung cấp những thông tin trong hồ sơ vụ án bằng cách trích dẫn hoặc sao chép nếu điều này không gây nguy hiểm cho việc điều tra và không làm thiệt hại đến quyền và lợi ích của bên thứ ba (ví dụ như người làm chứng).144

Có thể hiểu, pháp luật trao quyền cho NBC để họ có thể hỗ trợ tốt nhất cho người bị buộc tội trong hoàn cảnh bị giam giữ. Những quy định này được đánh giá là khá tương đồng với chuẩn mực chung của ECHR.145Tuy nhiên, trên thực tế, việc bảo đảm quyền này là chưa tuyệt đối và vẫn còn bị vi phạm. Kết quả của cuộc khảo sát gần đây nhất cho thấy, hầu hết những luật sư được phỏng vấn đều cho rằng, trong những vụ án phức tạp, việc tạm giam thường được sử dụng như một biện pháp điều tra nhằm ‘thúc đẩy’ người bị buộc tội nhận tội và biện pháp này, trên thực tế được áp dụng rất phổ biến và tùy nghi.146

Kết lun: khía cạnh đầu tiên biểu hiện hiệu quả của việc bào chữa là cho phép NBC được tiếp cận đầy đủ và chính xác các thông tin của vụ án. Đây là điều kiện cần để NBC có thể thực hiện chức năng bào chữa của mình một cách hiệu quả.

Trong quy định của ECHR, sự tham gia của NBC là yếu tố phản ánh nguyên tắc

“bình đẳng giữa các bên”. Mặc dù vậy, ECHR không hàm chứa một điều khoản cụ thể nào cho phép NBC được quyền tìm kiếm chứng cứ, điều tra sự thật, phỏng vấn nhân chứng hoặc triệu tập người giám định. Nội dung này tùy thuộc hoàn toàn vào từng hệ thống pháp luật của các quốc gia thành viên. Theo đánh giá của các chuyên gia, trong một vài hệ thống, việc điều tra của người bị buộc tội và NBC của anh ta

143 Phõn tớch và nhận định của Tũa ỏn thượng thẩm vựng (Oberlandesgericht), Kửln, StV, 1999, tr.12;

Donalth & Mehle, tr.1399. Trích dẫn bởi Ed Cape, Zaza Namoradze, Roger Smith, Taru Sponken, chú thích 17, tr. 274.

144 Điều147 (7) StPO; ECtHR 17 /2/ 1997, Fourcher v. France, No.10/1996/629/812.

145 European Court of Human Rights Finds Violations of the European Human Rights Convention in German Pre-trial Detention Procedures, German Law Journal Volume 2 (2001),

<http://www.germanlawjournal.com/index.php?pageID=11&artID=56>.

146 Ed Cape, Zaza Namoradze, Roger Smith, Taru Sponken, chú thích 17, tr. 271.

144

thường bị cản trở bởi cơ quan điều tra.147 Tuy nhiên, trong một vụ việc gần đây nhất, ECtHR nhấn mạnh rằng, từ giai đoạn thẩm tra của cảnh sát, người bị buộc tội phải được điều tra sự thật, cụ thể là những chứng cứ hứa hẹn sự thuận lợi cho anh ta.148 Đây được cho là tiêu chuẩn pháp lý đầy đủ nhất cho đến thời điểm hiện tại.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội so sánh giữa luật tố tụng hình sự việt nam, đức và mỹ (Trang 152 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(278 trang)