Trách nhiệm của cơ quan Tòa án 77

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội so sánh giữa luật tố tụng hình sự việt nam, đức và mỹ (Trang 89 - 95)

2.2. Pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành về bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội 66 1. Quyền có người bào chữa là quyền cơ bản của người bị buộc tội 66

2.2.3.3. Trách nhiệm của cơ quan Tòa án 77

Bảo đảm cho bị cáo và NBC của họ trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

Xét xử sơ thẩm là giai đoạn xét xử đầu tiên trong quá trình xét xử vụ án hình sự.

Do đó khi xét xử , TA cấp sơ thẩm cần thiết phải tuân thủ tuyệt đối những quy định của pháp luật về việc đảm bảo cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của mình ở tất cả các bước như chuẩn bị xét xử, hoạt động xét xử tại phiên tòa, giai đoạn sau khi kết thúc phiên tòa.

Việc xét xử tại phiên tòa có ý nghĩa hết sức quan trọng trong toàn bộ tiến trình tố tụng hình sự. Ở đây, TA tiến hành thẩm tra lại toàn bộ chứng cứ, nghe tranh tụng và ra phán quyết đối với bị cáo. Để việc xét xử tại phiên tòa luôn có hai bên tham gia: bên buộc tội và bên bào chữa, do đó TA phải đảm bảo cho bị cáo và NBC của họ được tham gia phiên tòa.

Theo quy định tại Điều 187 BLTTHS thì : “Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án…”. Quy định này cho thấy, việc có mặt của bị cáo tại phiên tòa là bắt buộc, đây là cơ sở để TA thực hiện việc xét xử trực tiếp, công khai bằng lời nói và liên tục. Bởi theo quy định tại Điều 184 BLTTHS thì “TA phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo…”. Chính vì vậy bị cáo phải có mặt và sự tham gia phiên tòa của bị cáo cũng chính là điều kiện để bị cáo thực hiện quyền bào chữa của mình.

78

Bị cáo là đối tượng bị phán xét bởi TA, chính vì vậy, các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo chỉ có thể được bảo đảm có hiệu quả khi họ tham gia phiên tòa. Và toà án chỉ tiến hành việc xét xử tại phiên tòa khi có mặt bị cáo. Xuất phát từ cơ sở này, pháp luật quy định trong trường hợp “Nếu bị cáo vắng mặt không có lý do chính đáng thì bị áp giải, nếu vắng mặt có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa.

Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác thì HĐXX tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh. Nếu bị cáo trốn tránh thì HĐXX tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu cơ quan ĐT truy nã bị cáo.” (khoản 1 Điều 187 BLTTHS). Như vậy, việc tham gia phiên tòa là nghĩa vụ bắt buộc đối với bị cáo, đồng thời cũng là điều kiện để TA tiến hành việc xét xử, TA chỉ được tiến hành việc xét xử khi có mặt bị cáo, trừ những trường hợp pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 187 như sau: Bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả; Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa; Nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã được giao giấy triệu tập hợp lệ.

Để bị cáo được tham gia phiên tòa theo quy định của pháp luật, thì TA phải có nghĩa vụ thông báo cho bị cáo. Việc thông báo này thể hiện ở việc TA có nghĩa vụ giao cho bị cáo “Quyết định đưa vụ án ra xét xử”. Trong trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo, quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho NBC hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo (khoản 1 Điều 182 BLTTHS). Quyết định đưa vụ án ra xét xử là cơ sở pháp lý để TA tiến hành mở phiên tòa xét xử đối với bị cáo, chính vì vậy, việc giao bản cáo trạng và quyết định đưa vụ án ra xét xử cho bị cáo hoặc NBC của họ sẽ giúp cho bị cáo chuẩn bị việc bào chữa của mình hoặc thông qua NBC.

Bên cạnh việc bị cáo được giao quyết định đưa vụ án ra xét xử, thì họ cũng phải được TA triệu tập một cách hợp lệ. Và bị cáo chỉ có nghĩa vụ có mặt tại phiên tòa khi đã được triệu tập hợp lệ theo giấy triệu tập của TA (khoản 1 Điều 187 BLTTHS). Từ đó có thể hiểu để hoạt động xét xử được tiến hành thì TA có nghĩa vụ phải thông báo và triệu tập bị cáo hợp lệ theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện trách nhiệm của TA đối với việc bảo đảm sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa, tạo điều kiện cho bị cáo thực hiện quyền bào chữa của mình.

79

Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, TA có nghĩa vụ phải đảm bảo quyền bào chữa cho bị cáo ở những nội dung sau:

a. TA có nghĩa vụ giải thích cho bị cáo các quyền và nghĩa vụ của họ

Việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị cáo là nghĩa vụ bắt buộc đối với chủ tọa phiên tòa. Theo quy định tại Điều 201 BLTTHS thì: “Sau khi nghe thư ký Tòa án báo cáo danh sách những người được triệu tập đã có mặt, chủ tọa phiên tòa kiểm tra căn cước của những người đó và giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên tòa”. Việc giải thích này có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhận thức của bị cáo, trên cơ sở giải thích của chủ tọa phiên tòa, bị cáo nhận thức đúng đắn về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật, từ đó sử dụng có hiệu quả những quyền này để phục vụ cho việc bào chữa.

b. TA bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa.

Có thể nói, giai đoạn xét xử tại phiên tòa là điều kiện để bị cáo thực hiện tốt nhất quyền bào chữa của mình. Đặc biệt là ở trình tự tranh luận đối đáp giữa các bên tại phiên tòa. Từ đó TA có nghĩa vụ phải bảo đảm cho bị cáo và NBC của họ thực hiện các quyền mà pháp luật cho phép để thực hiện việc bào chữa.

Theo khoản 2 Điều 217 BLTTHS : “Bị cáo trình bày lời bào chữa, nếu bị cáo có NBC thì người này bào chữa cho bị cáo. Bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa”. Đây là trình tự bắt buộc mà pháp luật quy định TA phải tôn trọng. Bên cạnh đó “bị cáo và NBC có quyền trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình.” Hơn nữa, chủ toạ phiên tòa phải tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, không được hạn chế thời gian tranh luận. Chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của NBC mà những ý kiến đó chưa được kiểm sát viên tranh luận (Điều 218 BLTTHS).

Hoạt động tranh tụng trong TTHS nói chung và hoạt động tranh luận tại phiên tòa hình sự nói riêng là một quy định mang tính dân chủ. BLTTHS năm 2003 quy định chi tiết và cụ thể hơn những quy định về tranh luận tại phiên tòa đã phần nào

80

tạo điều kiện cho bị cáo và NBC của họ có điều kiện tham gia vào hoạt động tìm ra sự thật vụ án, góp phần cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác và khách quan.

c. TA đảm bảo cho bị cáo đưa ra chứng cứ và những yêu cầu

Tại phiên tòa bị cáo có quyền đưa ra những chứng cứ và yêu cầu. TA bằng những hoạt động cụ thể đảm bảo cho bị cáo đưa ra những chứng cứ và yêu cầu, và HĐXX sẽ xem xét tất cả những chứng cứ, yêu cầu đó một cách khách quan và toàn diện.

BLTTHS quy định nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án” (Điều 19). Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan THTT, trong đó có TA phải tôn trọng các quyền của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác trong việc đưa ra các chứng cứ và tham gia việc tranh luận tại phiên tòa. Trong quá trình xét xử, TA phải xem xét cả những chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo đồng thời cũng không thể bỏ qua những yếu tố về nhân thân người phạm tội.

d. TA bảo đảm cho bị cáo nói lời sau cùng

Đây là quyền tố tụng đặc biệt chỉ duy nhất thuộc về bị cáo. Sau khi chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần tranh luận, bị cáo được nói lời sau cùng (Điều 220 BLTTHS).

Việc quy định cho bị cáo nói lời sau cùng có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với bị cáo mà đối với cả Hội đồng xét xử (HĐXX). Xét về mặt tâm lý, đây là lúc bị cáo nhìn nhận đầy đủ nhất về quá trình xét xử của TA về quan điểm của TA, VKS và NBC đối với hành vi phạm tội của họ. Do đó, tại thời điểm này, đôi khi những lời nói sau cùng của bị cáo lại là những chứng cứ quan trọng mà lúc đó bị cáo xúc động, ân hận mới nói ra. Và đôi khi, sự thật vụ án được tìm thấy ở ngay chính lời nói sau cùng của bị cáo. Vì vậy, pháp luật quy định TA không được hạn chế thời gian đối với bị cáo, đồng thời “Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án, thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi” (Điều 220).

81

Chủ tọa phiên tòa cần dành thời gian hợp lý cho bị cáo để họ có thể nêu lên những vấn đề và những đề nghị mà họ nhận thấy cần được HĐXX chú ý. Khi nghị án, HĐXX phải xem xét thận trọng những lời mà bị cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. HĐXX căn cứ vào chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa để ra bàn án và quyết định.

Bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền bào chữa của mình sau khi tuyên án thì HĐXX phải tạo ra những điều kiện cần thiết cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo đối với bản án và quyết định của Tòa án. Quy định này giúp cho bị cáo tiếp tục thực hiện quyền bào chữa ở cấp phúc thẩm. Để quyền kháng cáo được bảo đảm, bị cáo và NBC của họ phải được xem bản án buộc tội của TA. Vì vậy, TA phải bải đảm cho bị cáo và NBC của họ nhận được bản sao bản án theo đúng thời gian luật định.

Đó là cơ sở để họ thực hiện quyền kháng cáo đối với bản án ở cấp xét xử phúc thẩm, nhằm chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của họ.

Bảo đảm quyền có NBC trong giai đọan xét xử phúc thẩm

Xét xử phúc thẩm là thủ tục do TA cấp trên trực tiếp xét lại bản án và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Việc kháng cáo được thực hiện bởi những người có quyền lợi liên quan đến bản án hoặc quyết định sơ thẩm,30 hoặc bị kháng nghị bởi cơ quan VKS có thẩm quyền.31 Kháng cáo và kháng nghị hợp pháp là căn cứ làm phát sinh thủ tục phúc thẩm. Để đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo, trước hết TA cấp phúc thẩm phải đảm bảo quyền kháng cáo của bị cáo đối với quyết định và bản án của TA. Điều 231 BLTTHS quy định: “Bị cáo... có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm. NBC có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất”. Có thể nói, việc quy định quyền kháng cáo của bị cáo là một trong những quyền rất quan trọng. Qua việc kháng cáo, bị cáo bày tỏ quan điểm của mình đối với phán quyết của TA cấp sơ thẩm, và thể hiện nguyện vọng của mình cần được xem xét ở phiên tòa phúc thẩm.

30 Điều 231 BLTTHS.

31 Điều 232 BLTTHS.

82

Một điểm cần lưu ý rằng, NBC là người bảo vệ quyền lợi cho người bị buộc tội, bản thân họ không có quyền lợi liên quan đến vụ án. Về nguyên tắc NBC không phải là chủ thể của quyền kháng cáo. Tuy nhiên, nếu họ tham gia bào chữa cho bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, thì họ đồng có quyền kháng cáo đối với bản án sơ thẩm dành cho bị cáo là thân chủ của họ. Quyền này là quyền độc lập, và không phụ thuộc vào ý chí của bị cáo. Việc bị cáo hoặc NBC của họ thực hiện quyền kháng cáo chính là thực hiện quyền bào chữa. TA có nghĩa vụ phải đảm bảo cho bị cáo và NBC của họ thực hiện quyền này theo đúng quy định của pháp luật.

Nội dung kháng cáo là cơ sở để TA cấp phúc thẩm xét lại bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Theo quy định tại Điều 236 BLTTHS, khi có kháng cáo hoặc kháng nghị, TA phải thông báo cho bị cáo và NBC của họ. Việc thông báo này nhằm bảo đảm cho bị cáo có điều kiện chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc bào chữa khi tham gia phiên tòa phúc thẩm.

Cũng như ở phiên tòa sơ thẩm, sự có mặt của bị cáo là một yêu cầu bắt buộc tại phiên tòa phúc thẩm. HĐXX chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo đã kháng cáo trong những trường hợp do luật định. Điều 245 BLTTHS quy định: “NBC, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị được triệu tập tham gia phiên tòa. Nếu có người vắng mặt mà có lý do chính đáng thì HĐXX có thể vẫn tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho bị cáo hoặc đương sự vắng mặt. Trong các trường hợp khác thì phải hoãn phiên tòa”.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo và NBC của họ có quyền bổ sung tài liệu, đồ vật có liên quan đến việc bào chữa, TA phải xem xét tòan diện cả những chứng cứ cũ và những chứng cứ mới được bổ sung. Bản án phúc thẩm phải căn cứ vào cả chứng cứ cũ và mới (Điều 246 BLTTHS).

Khi xét xử phúc thẩm, TA cấp phúc thẩm xét lại bản án sơ thẩm căn cứ vào nội dung kháng cáo, kháng nghị. Đối với những phần của bản án không bị kháng cáo, kháng nghị thì TA cấp phúc thẩm chỉ xem xét nếu như có điểm cần được giảm nhẹ

83

trách nhiệm hình sự cho bị cáo. TA cấp phúc thẩm không có nhiệm vụ xem xét lại phần của bản án không bị kháng cáo, kháng nghị để tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo

Bên cạnh đó, trong quá trình xem xét lại bản án theo thủ tục phúc thẩm, để đảm bảo quyền lợi của bị cáo, HĐXX phúc thẩm phải tuân thủ các thủ tục và hướng giải quyết được quy định trong BLTTHS về quyền hạn của Tòa án cấp phúc thẩm từ Điều 249 đến Điều 252 trên tinh thần không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo.

Đây là những quy định có tính chất yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm phải thực hiện tốt, có như vậy mới bảo đảm được cho bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ tại phiên tòa phúc thẩm.

Kết luận: Tóm lại, khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Cơ quan THTT phải chú trọng thực hiện tốt hai nhiệm vụ: bảo vệ sự thật, bảo vệ pháp luật;

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Chính các biện pháp bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo sẽ tạo điều kiện cho những người THTT, người tham gia tố tụng phát huy được năng lực trí tuệ của mình, làm cho hoạt động tố tụng thực sự là một quá trình đi tìm sự công bằng trên cơ sở tôn trọng các quyền cơ bản của con người.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội so sánh giữa luật tố tụng hình sự việt nam, đức và mỹ (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(278 trang)