Vai trò của người bào chữa 125

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội so sánh giữa luật tố tụng hình sự việt nam, đức và mỹ (Trang 137 - 140)

CHƯƠNG 3: BẢO ĐẢM QUYỀN CÓ NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐỨC 3.1. Khái quát chung về TTHS Đức 115

3.1.2. Trình tự tố tụng và vai trò của người bào chữa 119

3.1.2.2. Vai trò của người bào chữa 125

54 Hiến pháp công nhận: “Cơ quan lập pháp bị ràng buộc bởi trật tự hiến pháp, cơ quan hành pháp và tư pháp thì bị ràng buộc bởi luật và công lý. Mọi người đều có quyền phát triển tự do cá nhân trong khuôn khổ không được vi phạm tới quyền tự do của người khác và không được vi phạm trật tự hiến pháp hoặc đạo đức.”

55 Quyết định của Tòa án hiến pháp liên bang ngày 7/6/1977, 63 BVerfGE, 45. Bản dịch tiếng Anh bởi Mauro Cappelletti và William Cohen, Comparative Constitutional Law: Cases and Material, The Bobbs- Merrill Company, Inc.Publisher, 1979. Xem: Michael Bohlander, chú thích 51.

56 Mireille Delmas - Marty, J. R. Spencer, chú thích 22, tr. 315.

57 Quyền được có người bào chữa cũng được ám chỉ trong Hiến pháp. Trong cả Nguyên tắc nhà nước pháp quyền và xét xử công bằng đều bảo đảm quyền được có người bào chữa. Xem thêm quyết định của Tòa án Hiến pháp liên bang ngày 8/10/1974, 38 BVerfGE 105, bản dịch tiếng Anh bởi Mauro Cappelletti và William Cohen, chú thích 55.

58 Các thủ tục tố tụng phải tuân thủ các quy định cụ thể, ví dụ: Nguyên tắc đối tụng (Anklagegrundsatz), Nguyờn tắc cụng tố (Offizialprinzip); Nguyờn tắc về cụng tố bắt buộc và cụng tố tựy nghi (Legalitọtsprinzip và Opportunitọtsprinzip); Nguyờn tắc thẩm vấn (Ermittlungsgrundsatz); Nguyờn tắc tỡnh bày chứng cứ bằng lời nói (Mündlichkeitsprinzip) và trình chứng cứ trước thẩm phán xét xử (Unmittelbarkeitsprinzip); Nguyên tắc xét xử tập trung và khẩn trương (Konzentrationsprinzip và Beschleunigungsgrundsatz); Nguyên tắc xem xét chứng cứ một cách tự do (Freie Beweiswürdigung); Nguyên tắc xét xử công khai (ệffentlichkeitsgrundsatz). Xem: Michael Bohlander, chỳ thớch 51.

59 Điều 155, 244 StPO

60 Đây là nội dung tương đồng với TTHS Việt Nam và khác biệt với TTHS Mỹ về cách thức tìm kiếm sự thật vụ án. Nguyên tắc này đề cao vai trò tích cực của thẩm phán trong hoạt động chứng minh tội phạm.

126

Trong một thời gian dài, vai trò của NBC ở Đức được ví như người “trình bày vụ việc” hơn là người bảo vệ công bằng của pháp luật.61 Có nhiều ý kiến cho rằng, những đặc thù của mô hình tố tụng thẩm vấn ở Đức đã làm hạn chế vai trò năng động của NBC trong phiên tòa.62 Mặc dù vậy, ngày nay, vai trò của NBC ở Đức ngày càng được cải thiện.63 Như đã nêu trên, phiên tòa ở Đức được tiến hành bởi thẩm phán chủ trì và các bên có thể tham gia một cách công bằng. Thẩm phán chủ trì tiến hành việc xét hỏi và kiểm tra chứng cứ.64 NBC được yêu cầu nhân chứng và trình bày chứng cứ một cách bình đẳng với những chứng cứ buộc tội của công tố viên trong bản cáo trạng65v.v…

Ai có thể trở thành NBC? Bộ luật TTHS Đức quy định khá rộng về đối tượng tham gia là NBC cho người bị buộc tội. Tuy nhiên không nhiều quá 3 NBC sẽ được lựa chọn.66 Họ có thể là luật sư chuyên tranh tụng trước một Tòa án Đức hoặc các giỏo sư dạy luật tại cỏc trường Đại học. Trong đú, Luật sư (Rechtsanwọlte) là lực lượng chủ yếu tham gia các hoạt động tư vấn và tham gia tranh tụng tại tòa án. Ở Đức, mỗi một luật sư buộc phải là thành viên trong số 28 Đoàn luật sư khu vực (Rechtsanwaltskammern) được kết nạp bởi Đoàn luật sư liên bang (Bundesrechtsanwaltcommer - BRAK).67 Vào cuối năm 2010, ở Đức có tổng cộng 153,251 luật sư.68 Trong TTHS Đức, luật sư bào chữa hình sự được ví như “một bên độc lập của tư pháp hình sự.”69 Người bào chữa cung cấp cho thân chủ của họ sự tư vấn pháp lý, đồng thời hỗ trợ họ về những vấn đề liên quan đến pháp luật hình sự và các thủ tục tố tụng.

61 Justus R. G. Warburg, Die anwaltliche Praxis in Strafsachen, (Stuttgart: Verlag W. Kohlham-mer, 1985), tr. 6. Trích dẫn bởi Devin O. Pendas, The Frankfurt Auschwitz trial, 1963 – 1965: genocide, history, and the limit of the law, Cambridge University Press, 2006, tr. 95, ISBN 0-521-84406-1.

62 Tlđd.,

63 Devin O. Pendas, Tlđd., tr. 97.

64 Điều 238(1) StPO

65 Điều 240 StPO

66 Điều 137 StPO

67 Điều này được ghi nhận trong mục 6(2), 12(3) và 60(1) Luật luật sư liên bang (Bundesrechtsanwaltsordnung).

68 Nguồn: <http://www.brak.de/seiten/pdf/Statistiken/2010/FA2010.pdf> (Trang web của Liên đoàn luật sư Liên bang Đức). Truy cập lần cuối cùng ngày 2/3/2011.

69 Điều 49(2), 48(2) Đạo luật Luật sư liên bang.

127

Ngoài ra, những người khác cũng có thể được Tòa án cho phép tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, bao gồm vợ (chồng) hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo.70 Theo quy định tại Điều 137 (2), StPO, người đại diện hợp pháp có thể “tham gia bào chữa độc lập.” Tuy nhiên, việc chấp nhận sự tham gia của những người này trong những giai đoạn đầu của TTHS phải được xem xét thận trọng.71

Trong giai đoạn tiền xét xử, NBC có quyền tiến hành việc điều tra độc lập với Tòa án mà không phải chịu bất cứ sự cưỡng bách nào. NBC có quyền đề nghị công tố viên tiến hành thu thập những chứng cứ nhất định, mặc dù vậy, công tố viên cũng có thể không thực hiện những yêu cầu từ phía NBC trừ khi anh ta thấy rằng điều đó là cần thiết cho việc điều tra.72 Có thể nói, quyền quan trọng nhất của NBC trong giai đoạn tiền xét xử đó là quyền được tiếp cận với toàn bộ hồ sơ vụ án, bao gồm cả những chứng cứ có lợi hay bất lợi đối với thân chủ của họ.73 Mặc dù Điều 147 (7) StPO74 đã được bổ sung cho phép người bị buộc tội không có NBC có quyền được thông báo về những nội dung cáo buộc có trong hồ sơ vụ án, tuy nhiên điều này chỉ được bảo đảm khi họ có NBC tham gia. Một nhà bình luận người Đức đã bày tỏ quan điểm cho rằng NBC ở Đức không nhận được quyền của mình như “một bên độc lập của tư pháp” đã được nêu trong Đạo luật liên bang về Luật sư (Bundesrechtsanwaltsordnung).75 Thực tế cho thấy, pháp luật không quy định quyền tương ứng của công tố viên được điều tra những chứng cứ của bên bào chữa.

NBC có quyền được kiểm tra việc thẩm vấn bị cáo, lời khai của nhân chứng và các hoạt động điều tra một cách vô điều kiện.76 Với những phần khác có trong hồ sơ,

70 Điều 138 StPO

71 Điều 149 StPO

72 Điều 163a(2) StPO

73 Điều 147 StPO

74 Điều 147(7), StPO quy định “khi người bị buộc tội không có người bào chữa, thông tin và bản photocopy từ các ngăn tài liệu phải được cung cấp theo yêu cầu của anh ta, với điều kiện là điều này cần thiết để tiến hành bào chữa đầy đủ, không được xâm hại tới mục đích của quá trình điều tra...”.

75Christian Fahl, chú thích 5.

76 Điều147(3) StPO

128

công tố viên có quyền từ chối không cho phép tiếp cận cho đến khi việc điều tra kết thúc nếu xét thấy có những yếu tố gây nguy hiểm cho mục đích cuộc điều tra.77

Tại phiên toà, NBC có quyền thẩm vấn nhân chứng và người giám định sau khi những người này đã được thẩm vấn bởi thẩm phán chủ trì.78 Luật sư bào chữa cũng có thể đề nghị trực tiếp tòa án xem xét những chứng cứ được các bên bổ sung tại phiên tòa. Sau phần xét hỏi chính, NBC có thể đại diện cho bị cáo tiến hành việc kháng cáo nhưng không được trái với ý muốn của bị cáo.79

Những nội dung trên đã khắc họa những điểm cơ bản của TTHS Đức về quá trình giải quyết vụ án hình sự cũng như vai trò của NBC. Những đặc điểm này đã thể hiện tương đối rõ ràng quan điểm lập pháp của Đức về cơ chế bảo đảm quyền tố tụng của người bị buộc tội nói chung và quyền có NBC nói riêng. Những nội dung tiếp theo sẽ phản ánh chi tiết hơn những vấn đề pháp lý cụ thể của việc bảo đảm quyền có NBC.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội so sánh giữa luật tố tụng hình sự việt nam, đức và mỹ (Trang 137 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(278 trang)