CHƯƠNG 3: BẢO ĐẢM QUYỀN CÓ NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐỨC 3.1. Khái quát chung về TTHS Đức 115
3.1.2. Trình tự tố tụng và vai trò của người bào chữa 119
3.1.2.1. Trình tự tố tụng 119
Khi nghiên cứu TTHS Đức về bảo đảm quyền có NBC, chúng tôi nhận thấy, bản chất của việc quy định các cơ chế bảo đảm quyền của người bị buộc tội bị chi phối sâu sắc bởi đặc thù về mô hình tố tụng thẩm vấn truyền thống - nơi bắt nguồn của việc nhìn nhận vai trò tích cực của thẩm phán trong hoạt động chứng minh tội phạm.
Đức được coi là một điển hình của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa với đặc thù của mô hình thẩm vấn. Những điều khoản quy định về TTHS Đức đã tồn tại từ thời kỳ Trung cổ, vào khoảng năm 1532. Những quy định này mang bản chất của tố tụng thẩm vấn và có giá trị lịch sử cho đến ngày nay.18
Tuy nhiên, giống với nhiều nước khác ở Châu Âu ngày nay, Đức được mô tả là quốc gia có mô hình tố tụng hỗn hợp, trong đó chứa đựng nhiều yếu tố vay mượn từ nhiều truyền thống tố tụng khác nhau.19 Hiện tại có nhiều dấu hiệu của tố tụng đối tụng đã được vận dụng trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án ở Đức.20 Ví dụ như Tòa án đã bớt năng động trong việc chứng minh tội phạm; việc trình bày chứng cứ được xem xét công bằng giữa công tố viên và NBC;21 phiên tòa xét xử dựa trên cách thức của một phiên tòa tranh tụng và bắt buộc sự có mặt của NBC22 v.v… Mặc
18 Clause Roxin, Strafverfahrensrecht (Giáo trình luật hình sự), Chương 15. Trích dẫn bởi Antje Pedain, German Criminal Procedure, 2006, <http://law.cam.ac.uk/faculty-resources/ download/german-criminal- procedure/6368/pdf>.
19 Harry R. Dammer, Erika Fairchild, Comparative Criminal Justice Systems, Thomson Wadsworth, 2006, tr.
143-147.
20 Recharge Vogle, Barbara Huber, Criminal Procedure in Europe, Max-Planck Institute, Dunker&Humblot, Berlin, 2008, tr. 283.
21 Tlđd,
22 Mireille Delmas-Marty, J.R.Spence, European Criminal Procedures , Cambridge University Press, 2002, tr. 304.
120
dù vậy, nhìn chung, TTHS Đức vẫn duy trì các đặc điểm của mô hình thẩm vấn truyền thống.23 Những nội dung sẽ trình bày sau đây sẽ phản ánh bản chất đặc thù này.
Theo quy định của pháp luật Đức, quá trình giải quyết các vụ án hình sự bao gồm những giai đoạn cơ bản sau: giai đoạn điều tra (vorverfahren or ermittlungsverfahren); giai đoạn trung gian (zwischenverfahren); giai đoạn xét xử (hauptverfahren) và giai đoạn phúc thẩm (Rechtsmittelverfahren).
Giai đoạn điều tra được quy định từ Điều 151 tới 177 của StPO. Các hoạt động điều tra được thực hiện chủ yếu bởi cảnh sát và công tố viên. Sự tham gia của thẩm phán là rất hạn chế và nhằm mục đích giám sát tính hợp pháp của các biện pháp cưỡng chế mà công tố viên có thể ra lệnh áp dụng đối với người bị buộc tội.24 Trình tự tố tụng được bắt đầu kể từ khi cơ quan cảnh sát phát hiện ra tội phạm, hoặc khi công tố viên nhận được thông báo về tội phạm.25 Giai đoạn này được thiết kế để tiến hành điều tra và phát hiện liệu hành vi phạm tội có đúng là do người bị buộc tội thực hiện hay không và nếu đúng sẽ thiết lập cáo trạng. Ở Đức, công tố viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều tra và truy tố các hành vi phạm tội.26 Công tố viên có phạm vi thẩm quyền điều tra khá rộng; họ có thể triệu tập người bị tình nghi, nhân chứng và giám định viên.27 Vì vậy, họ có quyền chấm dứt giai đoạn điều tra với việc ra một trong số các quyết định: (1) đưa ra cáo trạng;28 (2) đình chỉ việc buộc tội do thiếu chứng cứ;29 (3) chuyển sang các hình thức trừng phạt khác,30 hoặc các hình thức chấm dứt thủ tục tố tụng khác.31 Ở giai đoạn này, người bị buộc tội bắt buộc phải được thông báo về quyền giữ im lặng của mình.32 Người bị buộc tội
23 Harry R. Dammer, Erika Fairchild, chú thích 19, tr. 143.
24 Điều 162 StPO
25 Sau khi tóm tắt các lời khai và bằng chứng tìm thấy, cảnh sát chuyển cho các công tố viên báo cáo cuối cùng (Schluβbericht) (Điều 163 StPO).
26 Điều 160 (2) StPO. Bộ luật TTHS quy định công tố viên phải điều tra cả chứng cứ gỡ tội và chứng cứ buộc tội.
27 Điều 161a StPO
28 Điều 170(1) StPO
29 Điều 170(2) StPO
30 Ví dụ như chuyển sang các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, thu giữ giấy phép lái xe… (xem Điều 407 StPO), hoặc miễn truy tố (xem Điều 153a StPO).
31 Điều 153 StPO (giải tán vì sự vô lý, vô nghĩa của vụ án).
32 Điều 136, 163(a) StPO
121
cũng có thể được hưởng quyền có NBC nếu như được thông báo về lời buộc tội đối với mình.33 Tuy nhiên, sự có mặt của NBC trong giai đoạn này là khá hạn chế. Trên thực tế, NBC chỉ được phép tham gia sau khi hồ sơ đã được chuyển cho cơ quan công tố.34
Giai đoạn trung gian do Tòa án kiểm soát bởi vì nó đóng vai trò quyết định trong việc có chấp nhận xem xét cáo trạng của bên công tố hay không. Mục tiêu của giai đoạn này là xem xét quyết định truy tố đưa ra trong giai đoạn điều tra. Nếu như có sự sự nghi ngờ chính đáng rằng đã có hành vi phạm tội, cả về mặt pháp lý và yếu tố sự thật khách quan,35 giai đoạn xét xử sẽ được tiến hành. Trong giai đoạn này, thẩm phán chủ trì thông báo cho người bị buộc tội về nội dung của cáo trạng. Thẩm phán chủ trì cũng sẽ chỉ định NBC cho người bị buộc tội.36 Tòa án có thể bác bỏ, khẳng định hoặc thậm chí điều chỉnh cáo trạng. Nếu cáo trạng bị bác bỏ, quá trình tố tụng hình sự sẽ bị đình chỉ. Nếu cáo trạng bị bác bỏ, quá trình tố tụng hình sự sẽ bị đình chỉ.
Giai đoạn xét xử công khai và bằng lời nói do tòa án xét xử kiểm soát với mục đích tìm ra tội phạm và áp dụng hình phạt. Phiên tòa bắt đầu với việc công tố viên đọc cáo trạng. Sau đó, hội đồng xét xử và các bên công tố và NBC thẩm vấn người bị buộc tội. Cần lưu ý là ngay ở giai đoạn này, người bị buộc tội vẫn có quyền giữ im lặng. Việc thẩm vấn chỉ được tiến hành khi người bị buộc tội mong muốn. Tuy nhiên, nếu người bị buộc tội muốn khai thì phải trải qua một quá trình thẩm vấn kỹ lưỡng về sự kiện của vụ án. Sau đó là bước điều tra vụ việc tại phiên tòa. Tòa án sẽ xem xét và chấp nhận chứng cứ thông qua việc thẩm vấn và trình bày của chuyên gia giám định về các bằng chứng được trình tại phiên tòa.37 Khi bước điều tra kết thúc, thẩm phán chủ tọa cho phép công tố viên trình bày quan điểm của mình về việc buộc tội, sau đó là lời phát biểu của bên bào chữa. Nguyên tắc tranh tụng phải được tuân thủ. Người bị buộc tội và NBC có quyền tham gia vào các thủ tục tố tụng
33 Điều 137 StPO
34 Mireille Delmas – Marty, J. R. Spencer, chú thích 22, tr. 313.
35 Điều 203 StPO
36 Điều 140 StPO
37 Việc thu thập chứng cứ tại phiên tòa được quy định từ Điều 244 đến Điều 257 StPO.
122
một cách bình đẳng với công tố viên. Quá trình xét xử tại tòa kết thúc bằng việc các bên đưa ra phát biểu cuối cùng của mình.38 Phán quyết của tòa án chỉ được dựa trên những gì được trình bày, tranh luận tại phiên xử.39 Pháp luật Đức yêu cầu bản án phải được lập thành văn bản, trong đó Tòa án mô tả chi tiết sự đánh giá của mình về bằng chứng và những tình tiết mà Tòa án thấy rằng đã diễn ra trên thực tế của phiên xét xử.40 Yêu cầu này cũng có tác dụng như một yếu tố kiểm soát những phán quyết buộc tội hoặc tha bổng không có căn cứ. Bất kỳ việc áp dụng pháp luật không đúng nào thể hiện trong phán quyết đều có thể dẫn tới việc phán quyết bị bác bỏ ở giai đoạn phúc thẩm.41
Sau khi phiên xét xử sơ thẩm kết thúc, cả bên bị kết tội và công tố đều có quyền kháng cáo.42 Người bào chữa có thể nộp đơn kháng cáo đại diện cho người bị kết tội, nhưng không được trái với ý chí của người bị kết tội.43Giai đoạn phúc thẩm do tòa án phúc thẩm kiểm soát. Tòa án phúc thẩm có nghĩa vụ phải thu thập và đánh giá tất các chứng cứ cần thiết để có thể ra phán quyết.44Tòa án phúc thẩm có thể bác bỏ kháng cáo và giữ nguyên án sơ thẩm nếu kết luận của tòa án phúc thẩm trùng với tòa án sơ thẩm. Nếu là kháng cáo về khía cạnh thực tiễn và pháp luật của vụ án được cho là có căn cứ, Tòa án xét xử phúc thẩm phải bác bỏ phán quyết của tòa án sơ thẩm và đưa ra phán quyết dựa trên các tình tiết của vụ án.45
Như đề cập trên đây, việc xét xử được thực hiện bởi thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Theo pháp luật Đức, việc xét xử không có sự tham gia của bồi thẩm; thay vào đó các thẩm phán nghiệp dư (hội thẩm) tham gia với tư cách thành viên của hội đồng xét xử.46 Ý kiến của các hội thẩm rất có trọng lượng đối với việc ra phán quyết. Các hội thẩm có địa vị giống như thẩm phán chuyên nghiệp, có nghĩa là họ có thể quyết định về tất cả các vấn đề của một vụ án. Mỗi lá phiếu của họ có giá trị
38 Điều 258 StPO
39 Điều 261 và 264 StPO
40 Điều 267 StPO
41 Điều 337 StPO
42 Điều 296 StPO
43 Điều 297 StPO
44 Điều 323 StPO
45 Điều 328 StPO
46 Điều 31(2) StPO
123
ngang với lá phiếu của các thẩm phán chuyên nghiệp. Mỗi phán quyết quyết được đưa ra đều phải có sự đồng thuận của hai phần ba tổng số hội thẩm.47 Chỉ có một trường hợp ngoại lệ, đó là các thẩm phán nghiệp dư không có quyền xem trước hồ sơ; nguồn thông tin duy nhất mà họ có để ra quyết định là các thông tin họ nghe tại phiên xét xử. Một trong những khác biệt cơ bản của hệ thống Đức so với các nước Thông luật là ở chỗ các thẩm phán Đức không bị ràng buộc bởi án lệ. Ở Đức không có học thuyết về án lệ và bất kỳ thẩm phán ở bất kỳ tòa án cấp quận (Amtsgericht) nào cũng đều có quyền quyết định khác với triết lý xét xử của Tòa án phúc thẩm liên bang của Đức (BGH) và ngay cả với Tòa án hiến pháp liên bang Đức (BverfG), trừ khi quyết định của Tòa án hiến pháp liên bang có giá trị thực thi như một đạo luật của Nghị viện theo quy định của Điều 31, Luật Tòa án hiến pháp liên bang (BvergGG).48 Điều này áp dụng cho cả thẩm phán chuyên nghiệp và nghiệp dư.49
Với những đặc thù trên về quá trình giải quyết vụ án hình sự, có thể nói TTHS Đức và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng trong cách thức giải quyết một vụ án hình sự. Việc xét xử tại phiên tòa là sự tiếp tục điều tra những chứng cứ được thu thập bởi cơ quan cảnh sát và công tố trong giai đoạn tiền xét xử. Điều này thể hiện vai trò tương đối mờ nhạt của NBC tại phiên tòa. Mặc dù ngày nay, các thủ tục tại phiên tòa trong cả hai hệ thống pháp luật Đức và Việt Nam đã có những bước cải tiến rõ nét về vai trò của NBC, tuy nhiên những đặc trưng của hệ tố tụng thẩm vấn vẫn là điểm nổi trội trong cách thức chứng minh vụ án. Sự tương đồng này còn được tìm thấy trong rất nhiều các quy định cụ thể về bảo đảm quyền tố tụng của người bị buộc tội, trong đó có quyền có NBC.
Quyền có NBC trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 137(1), StPO, theo đó một người có quyền được nhận tư vấn pháp lý trong quá trình tiến hành thủ tục tố tụng hình sự bất cứ khi nào mà người đó muốn, hay nói theo ngôn ngữ của luật:
“vào bất cứ giai đoạn tố tụng nào” (in jeder Lage des Verfahrens). Như đề cập trên
47 Điều 263 StPO
48 Richard S. Frase and Thomas Weigend, German Criminal Justice as a Guide to American Law Reform:
Similar Problems, Better Solutions?, 18 B.C. Int'l & Comp. L. Rev. 317 (1995), <http://lawdigitalcommons.bc.edu/iclr/vol18/iss2/2>.
49 Sau đó đã được ghi nhận tại Điều 97(1) của Hiến pháp với nội dung “thẩm phán xét xử độc lập và tuân theo pháp luật”.
124
đây, trong quá trình tố tụng có nhiều giai đoạn khác nhau và Điều 137 có hiệu lực áp dụng đối với mọi giai đoạn tố tụng mà không có sự hạn chế. Cũng cần phải lưu ý rằng, tùy thuộc vào từng giai đoạn tố tụng, người bị buộc tội được gọi bằng các danh từ khác nhau. Trước khi bị cơ quan công tố khởi tố, người bị buộc tội được gọi là người bị tình nghi (Beschuldigte). Sau khi bị truy tố nhưng trước khi cáo trạng được tòa án chấp nhận xem xét, người bị buộc tội được gọi là bị can (Angeschuldigte), và sau khi cáo trạng được tòa án chấp nhận để xem xét, người bị buộc tội được gọi là người bị cáo (Angeklagte).50 Trong StPO, các thuật ngữ khác nhau này được sử dụng phù hợp với từng giai đoạn tố tụng.51 Sự khác biệt về tư cách tố tụng trong từng giai đoạn tố tụng ít nhiều ảnh hưởng đến phạm vi được bảo đảm quyền có NBC, ví dụ, đối với người bị tình nghi, quyền có NBC của họ là bị hạn chế trong quá trình thẩm tra của cảnh sát.52
Mặc dù vậy, nhìn chung, các quyền tố tụng cơ bản của người bị buộc tội được các cơ quan nhà nước Đức tôn trọng và thống nhất bảo đảm dựa trên sự tuân thủ các nguyên tắc hiến định.53 Trong số đó, cũng giống nhiều hệ thống pháp luật khác trên thế giới, việc tuân thủ nguyên tắc xét xử công bằng được cho là nền tảng của việc bảo đảm lợi ích công lý và quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Quyền được xét xử công bằng được quy định tại Điều 20(3) của Hiến pháp liên bang Đức về nguyên tắc nhà nước pháp quyền và Điều 2(1) về tự do cá nhân nói chung của công
50 Theo quy định của Điều 157 StPO, bị can là người bị cáo buộc đã thực hiện một tội phạm; bị cáo là bị can đã bị truy tố và đã có quyết định mở phiên tòa xét xử.
51 Bản dịch truyền tải khá đầy đủ ý của văn bản gốc. Xem Michael Bohlander, Basic Concepts of German Criminal Procedure – An Introduction, 2011, Hart Publishing,
< http://www.durhamlawreview.co.uk/files/Bohlander_Durham_Law_Review.pdf>.
52 Mặc dù StPO quy định rằng quyền có người bào chữa được bảo đảm “trong mọi giai đoạn tố tụng” (Điều 137.1), trên thực tế, phần lớn không công nhận quyền của người bị tình nghi được có người bào chữa, cho dù là người bào chữa tự thuê, xuất hiện trong quá trình cảnh sát xét hỏi.Thiểu số thì có quan điểm rằng quyền có người bào chữa được bảo đảm không chỉ ở Điều 137 (1) StPO mà còn là một phần của nguyên tắc nhà nước pháp quyền (Rechtsstaat), một nguyên tắc hiến định. Xem Craig M. Bradley, chú thích 10, trang 258.
53 Quá trình xử lý các vụ án hình sự phải tuân thủ rất nhiều nguyên tắc cơ bản, như tính độc lập của tòa án (Điều 97(1) GG), quyền được xét xử bởi một thẩm phán được chọn tự động (Điều 101(1) GG), quyền được lắng nghe (Điều 103(1) GG), quyền được xét xử công bằng (Điều 20(3) GG). Xem Michael Bohlander, chú thích 51.
125
dân.54 Mục đích luôn được nhấn mạnh của nguyên tắc này là bảo đảm cho người dân không chỉ bị coi là đối tượng của TTHS mà còn được tham gia một cách chủ động vào các quá trình đó.55 Bởi vậy tòa án phải bảo đảm rằng phải có sự đối tụng công bằng (Waffengleichheit) giữa người bị buộc tội và công tố viên.56 Một khía cạnh quan trọng khác chính là quyền có NBC.57 Ở mức độ cụ thể, quyền tố tụng của người bị buộc tội còn được đảm bảo bởi hệ thống các nguyên tắc đặc thù.58 Trong số đó, nguyên tắc thẩm cứu (Ermittlungsgrundsatz) được xem như một phương pháp nền tảng để tiến hành thu thập chứng cứ của việc phạm tội. Đặc điểm nổi bật làm cho hệ thống tố tụng hình sự của Đức được xếp vào nhóm tố tụng hình sự thẩm vấn chính là ở mục tiêu của quá trình điều tra cũng như xét xử nhắm vào việc xác định sự thật thực tế, sự thật có bằng chứng (materielle Wahrheit), chứ không phải sự thật dựa trên theo phiên bản của bên công tố hay bên bào chữa. Tòa án không bị ràng buộc bởi bất kỳ tuyên bố nào của các bên đồng thời tự mình điều tra các tình tiết sự kiện của vụ án.59 Đây chính là đặc điểm đặc trưng nhất của tố tụng hình sự Đức.60 Đặc điểm này đã chi phối mạnh mẽ đến vai trò của NBC trong TTHS.