Thời điểm bảo đảm quyền có người bào chữa 128

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội so sánh giữa luật tố tụng hình sự việt nam, đức và mỹ (Trang 140 - 143)

CHƯƠNG 3: BẢO ĐẢM QUYỀN CÓ NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐỨC 3.1. Khái quát chung về TTHS Đức 115

3.2. Những khía cạnh bảo đảm quyền có người bào chữa trong TTHS Đức 128

3.2.1. Thời điểm bảo đảm quyền có người bào chữa 128

Mặc dù Điều 6.3(c), ECHR ghi nhận rõ ràng người bị buộc tội có quyền tự bào chữa hoặc thông qua NBC, nhưng StPO dường như không đề cập đến quyền tự bào chữa trong quá trình tố tụng. Trong khi đó, các quyền tố tụng khác của người bị buộc tội vẫn được pháp luật ghi nhận và bảo đảm, ví dụ quyền được đưa ra chứng cứ trong quá trình điều tra,80 quyền được trao đổi tại phiên tòa,81 quyền được đặt câu hỏi với nhân chứng và người giám định82... Mặc dù vậy, StPO cũng nhấn mạnh quyền có NBC là quyền của người bị buộc tội trong tất cả các giai đoạn tố tụng.83 Thậm chí, trong những trường hợp bắt buộc sự tham gia của NBC,84 người bị buộc tội không được tự bào chữa nếu không có NBC tham gia. Theo đó, việc chỉ định

77 Điều147(2) StPO

78 Điều 240 (2) StPO

79 Điều 297 (2) StPO

80 Điều 163a(2) StPO

81 Điều 166 StPO

82 Điều 240(2) StPO

83 Điều 137 StPO

84 Điều 140 StPO

129

NBC phải được bảo đảm trong giai đoạn Điều tra và giai đoạn xét xử sơ thẩm nếu vụ án có người bị cáo buộc về tội phạm nghiêm trọng, hoặc đang bị tạm giam;85 và được bảo đảm trong giai đoạn xét xử phúc thẩm.86 Bên cạnh đó, người bị tình nghi phải được thông báo về quyền được hỗ trợ bởi NBC do anh ta lựa chọn và quyền được giữ im lặng trong tất cả các giai đoạn tố tụng, bao gồm cả giai đoạn thẩm vấn ban đầu của cảnh sát.87 Tuy nhiên, trong khi Tòa án nhân quyền Châu âu nhấn mạnh pháp luật quốc gia có thể cung cấp NBC ngay thời điểm một người bị bắt,88 và NBC có quyền có mặt trong quá trình thẩm tra của cảnh sát,89 nhưng pháp luật Đức lại không cho phép NBC được tham gia tại phiên thẩm tra ban đầu của cảnh sát đối với người bị tình nghi.90 StPO mới chỉ ghi nhận vai trò của NBC trong các hoạt động thẩm tra trước công tố viên và thẩm phán mà dường như bỏ qua sự có mặt của NBC trong giai đoạn thẩm tra trước cảnh sát. Theo quy định của Điều 168c(1) StPO, NBC có quyền tham gia phiên xét xử đối với người bị buộc tội, và Điều 163a(3) cũng quy định quyền tương tự trong hoạt động kiểm tra, đánh giá các chứng cứ trong vụ án của công tố viên. Trong cả hai trường hợp này, NBC phải được thông báo về thời gian và địa điểm tiến hành các cuộc thẩm tra.91 Trái lại, người bị tình nghi không có nghĩa vụ phải xuất hiện trước văn phòng cảnh sát, trong khi anh ta bắt buộc phải có mặt trước văn phòng công tố viên theo quy định của Điều 163(3) StPO. Hầu hết các học giả người Đức đều cho rằng, sự thiếu vắng NBC trong quá trình thẩm tra của cảnh sát là một điểm yếu của TTHS Đức và không phù hợp với tinh thần chung của ECHR.92 Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong trường hợp chỉ định NBC, như một quy tắc, thẩm phán xét xử phải chỉ định NBC cho bị cáo ngay sau khi có bản kết luận buộc tội, đó là khi việc điều tra kết thúc (Điều 141.1

85 Điều 140 (1) (2) , Điều 141(3) StPO

86 Điều 297 StPO

87 Điều 136 và 163(a) StPO

88 ECtHR, ngày 8/2/1996, John Murray v. the United Kingdom, No. 18731/91 và ECtHR, ngày 6/6/2000, Magee v. the United Kingdom, No. 28135/95

89 ECtHR, Grand Chamber, ngày 27 /11/ 2008, Salduz v. Turkey, No.36391/02, đoạn 54-55

90 Christian Fahl, chú thích 5.

91 Điều 168c (1)(5), 163a(3) StPO

92 Xem Craig M. Bradley (chú thích 10), Recharge Vogle, Barbara Huber (chú thích 12), Mireille Delmas- Marty, J.R.Spence (chú thích 22), Harry R. Dammer, Erika Fairchild (chú thích 23), Christian Fahl (chú thích 5).

130

StPO).93 Theo những quy định trên, người bị buộc tội sẽ không được chỉ định NBC trong giai đoạn điều tra, nội dung này là tương tự ngay cả trong trường hợp bị cáo là người nghèo.94 Điều này dường như là trái ngược với những điều được quy định tại Điều 136 StPO đã được phân tích ở trên. Theo quy định của Điều luật này, người bị tình nghi phải được thông báo về quyền được có “NBC do anh ta lựa chọn” và đồng thời được phép trao đổi với NBC nếu anh ta mong muốn “thậm chí trong cả giai đoạn tiến hành việc thẩm tra.” Hơn nữa, cũng trong phạm vi của Điều luật này, người bị buộc tội có quyền được giữ im lặng trong suốt quá trình tố tụng. Nhân viên cảnh sát được yêu cầu phải thông báo tới người bị tình nghi quyền của họ và người bị buộc tội đồng thời không phải trình bày những chứng cứ chống lại anh ta và có quyền có NBC trong các hoạt động thẩm tra. Tuy nhiên, trong thực tế, pháp luật Đức không đưa ra một quy tắc nghiêm ngặt nào rằng mọi câu hỏi phải dừng lại khi người bị tình nghi mong muốn được trao đổi với NBC hoặc anh ta nói rằng anh ta muốn được giữ im lặng.95 Sự hiện diện của Luật sư sẽ do cảnh sát quyết định, mặc dù kinh nghiệm thực tế cho thấy Luật sư bào chữa có thể giúp hạn chế sai sót điều tra bằng cách đặt thêm các câu hỏi phụ và khuyến khích thân chủ của mình hợp tác với cảnh sát.

Nói tóm lại, quyền có NBC được pháp luật TTHS Đức tôn trọng và bảo đảm trong các giai đoạn tố tụng. Tuy nhiên, cũng giống với Việt Nam, thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy, quyền có NBC không được bảo đảm một cách đầy đủ, đặc biệt là người bị buộc tội không có quyền có NBC trong quá trình thẩm tra ban đầu bởi cảnh sát. Ngay từ đầu, việc phân loại tư cách tố tụng giữa người bị tình nghi và bị can đã phản ánh phần nào phạm vi các quyền tố tụng mà họ được bảo đảm. Khi cảnh sát tiến hành thẩm vấn, luật sư không được phép có mặt, tuy nhiên việc thẩm tra chỉ được tiến hành, trừ khi người bị buộc tội từ chối trả lời các câu hỏi không có sự tham gia của NBC. Sẽ không ngạc nhiên với ý kiến cho rằng trong TTHS Đức, quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra chỉ dành cho bị can (Beschuldigter), mà

93 Craig M. Bradley, chú thích 10, tr. 258.

94 Tlđd.,

95 Tlđd.,

131

không dành cho người bị tình nghi (Tatverdachtiger).96 So với tinh thần chung trong các nhận định của Tòa án nhân quyền Châu Âu97 thì đây là một hạn chế của TTHS Đức.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội so sánh giữa luật tố tụng hình sự việt nam, đức và mỹ (Trang 140 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(278 trang)