CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.3 Tổng quan về công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Về công tác quản lý chất lượng công trình, nhà nước cũng đã có những Nghị định hướng dẫn như Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004; Nghị định 15/2013/NĐ- CP ngày 06/03/2013 và mới đây là Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 cùng một số văn bản hướng dẫn thi hành. Nhưng thực tế cho đến nay, vẫn còn nhiều bất cập cần phải tiếp tục nghiên cứu.
Đối với dự án tính hiệu quả thể hiện ở nhiều tiêu chí như: Thời gian vận hành an toàn đúng với thời gian hoàn vốn của công trình không gây mâu thuẫn trong sự nghiệp phát triển kinh tế trong vùng; Chi phí choduy tu bảo dưỡng không vượt quá chi phí dự trù;
Có giá thành rẽ, hiệu quả kinh tế cao và chất lượng công trình đảm bảo đúng yêu cầu của thiết kế. Trong các tiêu chí trên, thì tiêu chí chất lượng công trình có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của dự án. Theotổng kết công tác quản lý chất lượng công trình của Bộ Xây dựng năm 2006, thì chất lượng công trình không đảm bảo không chỉ xãy ra ở giai đoạn thi công mà còn xãy ra trong cả giai đoạn lập dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật, trong số 18 công trình xây dựngbị sự cố hoặc có chất lượng không đảm bảo thì nguyên nhân do khảo sát và thiết kế chiếm tỷ trọng trên 60%, còn 40% là do thi công.
Chất lượng của một dự án đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư không tốt, thể hiện ở chỗ không chọn được phương án tối ưu về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế, nguyên nhân dẫn đến việc này thường có những lý do sau:
a. Về cơ chế chính sách:
- Kế hoạch đầu tư trung hạn và dài hạn không rõ ràng, cơ chế chính sách áp dụng cho công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư còn chưa hợp lý;
- Định mức chi phí cho công tác lập dự án đầu tư thấp, không tương xứng với thời gian, công sức và khối lượng công việc của tư vấn bỏ ra;
- Quy định về cạnh tranh trong đấu thầu chưa hợp lý, nhà thầu lập dự án đầu tư không được tham gia đấu thầuthiết kế các bước tiếp theo.
Ví dụ: Trong dự án đầu tư phải lập nhiều phương án để so chọn và tìm ra một phương án tối ưu về kinh tế và kỹ thuật, rồi phải lập thiết kế cơ sở cho phương án chọn đó. Hồ sơ dự án đầu tư phải giải quyết nhiều vấn đề, phải có ít nhất từ 2 đến 3 phương án được tính toán khối lượng và giá thành để so chọn, các giải pháp kỹ thuật của các
24
phương án phải có tính toán khả thi, khách quan để chủ đầu tư so chọn. Còn khi thiết kế kỹ thuật chỉ cần căn cứ vào thiết kế cơ sở được duyệt, tính toán và lập bản vẽ thiết kế kỹ thuật đối với công trình có thiết kế 3 bước hoặc lập thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình thiết kế 2 bước. Nhưng về chi phí thì chi phí cho tư vấn lập dự án đầu tư chỉ bằng 13,5% chi phí cho tư vấn lập thiết kế kỹ thuật đối với công trình thiết kế 3 bước và bằng 10% đối với công trình thiết kế 2 bước. Mặt khác, giai đoạn này tư vấn lập dự án xong không được tham gia đấu thầu ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật.
b. Về chủ đầu tư: Đối với công trình xây dựng kết cấu hạ tầng, chủ đầu tư thường là nhà nước, mà một cá nhân nào đó được nhà nước cử ra làm ông chủ nên cũng muốn dự án được duyệt để nhà nước cấp tiền cho giai đoạn tiếp theo, hoặc khởi công để lấy thành tích chào mừng nhân dịp một ngày gì đó.
Có công trình trong giai đoạn lập dự án đầu tư còn nhiều tồn tại nhưng chủ đầu tư cùng tư vấn thiết kế dùng đủ mọi cách bào chữa để cho phép sang giai đoạn sau giải quyết, mà giai đoạn sau theo quy định hiện nay cho phép tư vấn lập dự án đầu tư được lập thiết kế các bước tiếp theo, nhưng trước kia thì không cho phép, mà phải chọn một tư vấn khác thông qua đấu thầu để thực hiện. Do đó, khi các tồn tại trong giai đoạn lập dự án đầu tư được chuyển sang giai đoạn sau, thì nhà nước phải bỏ ra một khoảng chi phí cho công tác khảo sát, thiết kế bổ sung để hoàn thiện các tồn tại trước đó.
Có dự án ra đời một cách gượng ép khi chưa đủ điều kiện để thực hiện, rồi thực hiện nửa chừng phải điều chỉnh dự án, hoặc lựa chọn công nghệ không phù hợp, nên sản phẩm làm ra thiếu tính cạnh tranh, chất lượng không cao gây lãng phí, thất thoát.
Có dự án khi lập và trình phê duyệt chủ đầu tư cố tình nâng cao TMĐT, khi triển khai thấy dư nguồn vốn thì cố gắng tận dụng, do đó đã phát sinh nhiều hạng mục công trình ngoài dự án nhưng chất lượng không cao, không mang lại hiệu quả. Ngược lại, có dự án do không lường hết các yếu tố nên TMĐT được duyệt thấp, lúc triển khai thiết kế, dự toán thì vượt TMĐT, do đó chủ đầu tư tìm mọi cách để ép dưới trần TMĐT. Việc này ngay từ đầu đã ngầm báo hiệu chất lượng công trình không đảm bảo, vì mục tiêu dự án thì không thể giảm, tiền ít thì không thể có công trình chất lượng.
Do tâm lý đi xin dự án, nên một số chủ đầu tư cố tình lập thấp TMĐT nhằm hạ nhóm công trình từ B xuống C hoặc nguy hiểm hơn là từ A xuống B để giảm nhẹ hàng rào pháp lý, thực hiện mục tiêu trước mắt là được chấp thuận đầu tư. Để rồi, khi dự án
25
được đầu tư thì hoặc là chất lượng từ thiết kế đến thi công không đảm bảo, dự án không đồng bộ, đưa vào vận hành trục trặc hoặc thực hiện nửa chừng phải dừng lại để điều chỉnh dự án, phê duyệt lại từ đầu mất thời gian, dự án chậm tiến độ, hậu quả là gây lãng phí, công trình nhanh xuống cấp.
c. Về đơn vị tư vấn:
Thiếu tư vấn chất lượng cao để đề xuất chủ trương đầu tư, quy hoạch, lập dự án, giải pháp kỹ thuật công nghệ hợp lý, khả thi. Nhiều tổ chức tư vấn ra đời, xuất hiện tràn lan nhưng không có định hướng, chiến lược phát triển, còn có hiện tượng thực hiện dịch vụ tư vấn theo kiểu môi giới hoặc thuê mượn, cạnh tranh không lành mạnh.
Khi đưa ra quy mô dự án, Tư vấn còn lệ thuộc quá nhiều vào ý chí của cơ quan quản lý nhất là các dự án đi qua các địa phương, tư vấn đều lập theo đề nghị của địa phương về quy mô, hướng tuyến,..mà không chủ động theo đề xuất của mình, dẫn đến khi lập thiếtkế kỹ thuật phải điều chỉnh lại thiết kế cơ sở.
Công tác điều tra khảo sát địa chất, thủy văn không chính xác vì hầu hết không được nghiệm thu tại hiện trường mà chỉ nghiệm thu trên hồ sơ. Giải pháp thiết kế không phù hợp do yếu về năng lực chuyên môn, không đầu tư nghiên cứu mà chủ yếu là coppy từ các công trình tương tự, điển hình, tác giả là những kỹ sư mới ra trường, chưa có kinh nghiệm..., vì vậy các công trình đang thi công phải thay đổi giải pháp kỹ thuật hoặc tạm dừng để điều chỉnh thiết kế hoặc thiết kế bổ sung.
Khi lập dự án đầu tư, tư vấn thường làm đủ mọi cách để dự án được phê duyệt vì được duyệt thì mới được thanh toán 100% tiền tư vấn theo hợp đồng, còn nếu không được duyệt thì tư vấn chỉ được thanh toán tối đa là 70% giá trị hợp đồng.
Muốn công trình xây dựng có chất lượng tốt thì trước hết thiết kế phải tốt. Muốn thiết kế đạt chất lượng tốt thì khảo sát phải đúng, khảo sát sai sẽ dẫn đến thiết kế sai, nếu phát hiện kịp thời thì chỉnh sữa thiết kế, thay đổi biện pháp thi công, làm kéo dài thời gian, phát sinh chi phí. Nhưng nếu không phát hiện kịp thời thì hậu quả còn lớn hơn, thậm chí dẫn đến các thảm họa không thể lường trước. Nhiều công trình chất lượng không tốt là do khảo sát sai hoặc thiết kế có vấn đề, mà công trình có vấn đề thường bị kéo dài thời gian xây dựng và cuối cùng là phát sinh chi phí. Nhiều trường hợp chi phí phát sinh lớn và thậm chí là bỏ luôn toàn bộ công trình do ý tưởng đầu tư ban đầu sai.
26
Chất lượng công tác tư vấn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư và chất lượng công trình. Một sai sót nhỏ của tư vấn chuẩn bị đầu tư cũng có thể dẫn đến quyết định đầu tư không hợp lý, vận hành khai thác không hiệu quả, có khi đưa dự án đến thua lỗ, phá sản. Vì vậy yếu tố con người trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư là hết sức quan trọng, đơn vị tư vấn cần phải có đội ngũ tư vấn giỏi, có đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn sâu để đảm nhận các công việc trên.