Giải pháp quản lý tổng mức đầu tư xây dựng công trình

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước kapet giai đoạn chuẩn bị đầu tư (Trang 110 - 114)

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC KAPET GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ

3.5 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dự án đầu tư xây dựng Hồ chứa nước KaPet, tỉnh Bình Thuận giai đoạn chuẩn bị đầu tư

3.5.5 Giải pháp quản lý tổng mức đầu tư xây dựng công trình

Như đã phân tích các tồn tại, hạn chế ở mục 3.3.5. Để nâng cao chất lượng quản lý TMĐTcho công trình hồ chứa nước KaPet, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

3.5.5.1 Năng lực của đơn vị tư vấn phải đáp ứng yêu cầu

a. Yêu cầu năng lực của Tư vấn lập TMĐT: (1) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; (2) năng lực của tổ chức từ hạng II trở lên theo Điều 62 và 67 Nghị định 59/2015/NĐ-CP; (3) có ít nhất ba người có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng II và mười người có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

b. Yêu cầu năng lực của Tư vấn thẩm tra TMĐT: Phải có năng lực bằng hoặc cao hơn năng lực của tư vấn lập TMĐT.

3.5.5.2 Chất lượng hồ sơ tổng mức đầu tư phải đáp ứng yêu cầu

Thực hiện tuân thủ theo mục 2.3.4, ngoài ra còn phải đáp ứngcác yêu cầu sau a. Tổng mức đầu tư phải được xác định chính xác, hợp lý

TMĐT phải xác định đúng phương pháp, áp dụng đúng định mức, đơn giá, tính đúng và đầy đủ nội dung các khoản mục chi phí. Số liệu tính toán phải chi tiết, chính xác, giá trị phải hợp lý để đảm bảo tính hiệu quả và khả thi của dự án, đồng thời phù hợp cho việc triển khai các bước tiếp theo. Chi phí bồi thường trong giai đoạn lập dự án phải được lập, kiểm soát dự toán chi tiết phùhợp với yêu cầu thực tế.

Tổng mức đầu tư xây dựng công trình được tính theo công thức:

V = GBT-HTTĐC + GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP Trong đó:

* V: TMĐT của dự án đầu tư xây dựng công trình;

* GBT-HTTĐC : chi phí bồi thường hỗ trợ tái định cư;

* GXD: chi phí xây dựng;

100

* GTB: chi phí thiết bị;

* GQLDA: chi phí quản lýdự án;

* GTV: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;

* GK: chi phí khác;

* GDP: chi phí dự phòng.

Để dự án đầu tư có hiệu quả thì TMĐTphải đạt được mục tiêu là nhỏ nhất:

TMĐT = (GBT-HTTĐC + GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP)  Min !

Với các điều kiện biên: (1) Đảm bảo kỹ thuật; (2) Đảm bảo tiến độ; (3) Đảm bảo về mặt kiến trúc; (4) Đảm bảo an toàn; (5) Công nghệ tiên tiến.

Trên thực tế các thành phần chi phí xây dựng, thiết bị, giải phóng mặt bằng chiếm tỷ trọng lớn trong TMĐT; chi phí tư vấn, quản lý dự án, chi phí khác và chi phídự phòng phần lớn đều phụ thuộc vào chi phí xây dựng và chi phí thiết bị, do vậy hàm mục tiêu có thể viếtnhư sau:

f (GBT-HTTĐC + GXD + GTB)  Min !

Với các điều kiện biên: (1) Đảm bảo kỹ thuật; (2) Đảm bảo tiến độ; (3) Đảm bảo về mặt kiến trúc; (4) Đảm bảo an toàn; (5) Công nghệ tiên tiến.

Như vậy để đáp ứng được các yêu cầu, tư vấn thiết kế phải tính toán nhiều phương án thiết kế cơ sở để đối chứng và tìm ra phương án tối ưu có TMĐT là thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu đặt ra. Đối với công trình thứ yếu, công trình phụ trợ, tư vấn phải dựa trên biện pháp tổ chức thi công và dùng thiết kế định hình, thiết kế mẫu hoặc tham khảo các dự án tương tự để xác định khối lượng tổng hợp cho các khoản mục đầy đủ, không bỏ sót.

Đối với chi phí dự phòng: Tư vấn thường tính không chính xác, ảnh hưởng đến TMĐT của dự án. Theo Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng thì chi phí dự phòng cho trình hồ chứa nước KaPet sẽ được tính theo công thức sau:

GDP = GDP1 + GDP2

Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh GDP1 xác định theo công thức:

GDP1 = (GBT-HTTĐC + GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) x Kps Trong đó Kps = 10% (do hồ chứa nước KaPet phải lập dự án đầu tư)

Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức:

101 T

GDP2 =∑ (Vt - LVayt){[1 + (IXDCTbq ± IXDCT )]t - 1}

t=1 Trong đó:

+ T = năm - Độ dài thời gian thực hiện dự án; + t: Số thứ tự năm phân bổ vốn đầu tư dự án;

+ Vt: Vốn đầu tư thực hiện trong năm thứ t (tổng vốn đầu tư dự kiến thực hiện); + LVayt = 0: Chi phí lãi vay của vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t;

+ IXDCTbq: Mức độ trượt giá bình quân trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây dựng công trình theo loại công trình tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán (không tính đến thời điểm có những biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu). Tỉnh Bình Thuận đã công bố đầy đủ chỉ số giá xây dựng 3 năm gần nhất 2013, 2014 và 2015 nên tham khảo chỉ số giá xây dựng này để tính cho dự án;

+ ∆IXDCT: Mức dự báo biến động các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế so với mức độ trượt giá bình quân năm đã tính.

Hiện nay, tư vấn tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá là 15.340 triệuđồng qua 04 năm xây dựng, tương đương với tỷ lệ 3% sẽ không đảm bảo yêu cầu theo chỉ số giá gốc của tỉnh Bình Thuận và dự kiến kế hoạch phân bổ vốn đầu tư hàng năm.

Kết quả tính toán chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá đề xuất cho công trình hồ chứa nước KaPet thể hiện như bảng 3.6 sau:

Bảng 3.6 Bảng tính dự phòng phí do yếu tố trượt giá

TT Nội dung Cách tính Kết quả Tỷ lệ %

hiệu I CHỈ SỐ GIÁ GỐC ( NĂM 2011=100)

NĂM 2013 120.77 a1

NĂM 2014 137.63 a2

NĂM 2015 135.04 a3

II CHỈ SỐ TRƯỢT GIÁ LIÊN HOÀN (NĂM SAU/NĂM TRƯỚC)

NĂM 2014/2013 a2/a1 1.14 13.960% (b1)

102

Sau khi tính được chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá kết hợp với chi phí dự phòng cho yếu tố phát sinh theo quy định, ta xác định được chi phí dự phòng cho toàn bộ dự án. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.7 sau:

Bảng 3.7 Bảng tính so sánh chi phí dự phòng cho toàn bộ dự án hồ chứa nước KaPet

Stt Nội dung chi phí Tỷ lệ % Kinh phí (tỷ đồng)

Tư vấn lập Tính lại Tư vấn lập Tính lại

1 GDP1 10 % 10 % 53,251 53,251

2 GDP2 3 % 17,018 % 15,340 90,621

3 GDP = GDP1 + GDP2 13% 27,018 % 68,591 143,872

NĂM 2015/2014 a3/a2 0.98 -1.882% (b2)

III

CHỈ SỐ GIÁ BÌNH QUÂN HÀNG NĂM (3 NĂM TRƯỚC THỜI ĐIỂM LẬP DA)

(b1+b2)/2 1.060 6.039% (c)

IV CHỈ SỐ TRƯỢT GIÁ TỪNG NĂM

1 Năm: 2016 c 1.060 d1

2 Năm: 2017 c*d1 1.124 d2

3 Năm: 2018 c*d2 1.192 d3

4 Năm: 2019 c*d3 1.264 d4

5 Năm: 2020 c*d4 1.341 d5

V VỐN ĐẦU TƯ DỰ KIẾN 532,508,531,000 E

1 Năm 2017 15%E 79,876,279,650 e1

2 Năm 2018 30%E 159,752,559,300 e2

4 Năm 2019 30%E 159,752,559,300 e3

4 Năm 2020 25%E 133,127,132,750 e4

VI XÁC ĐỊNH PHÂN BỔ VỐN HÀNG NĂM ĐÃ BAO GỒM TRƯỢT GIÁ

1 Trượt giá theo lượng vốn năm 2017 d1*e1 84,700,233,222 f1

2 Trượt giá theo lượng vốn năm 2018 d2 * e2 179,631,037,882 f2 3 Trượt giá theo lượng vốn năm 2019 d3 * e3 190,479,462,353 f3 4 Trượt giá theo lượng vốn năm 2020 d4 * e4 168,319,211,452 f4

Trượt giá tích luỹ cả dự án f1+f2+f3+f4 623,129,944,909 F

VII Dự phòng trượt giá cho 04 năm F-E 90,621,413,909 17.018%

103

b. Nâng cao chất lượng lập và quản lý chi phí đền bù giải phóng mặt bằng

Theo số liệu dự án thì tổng diện tích sử dụng đất công trình hồ chứa nước KaPet (bao gồm đầu mối và hệ thống kênh) là 817,548 ha, trong đó diện tích đất sử dụng lâu dài là 784,688 ha và diện tích sử dụng đất tạm thời là 32,86 ha. Do đó công tác đền bù giải phóng mặt bằng đối với công trình này là tương đối lớn và hết sức phức tạp, nhạy cảm. Như đã phân tích, việc tính toán chi phí đền bù nhiều dự án tăng đến 200% so với ban đầu làm mất cân đối cơ cấu chi phí trong TMĐT được duyệt. Vì vậy để triển khai tốt công tác này thì ngay từ khi bắt đầu lập dự án, chủ đầu tư và tư vấn thiết kế phải phối hợp chặt chẽ với địa phương (hội họp, điều tra, tham vấn cộng đồng,..) hết sức chặt chẽ và đầy đủ theo quyđịnh của Nhà nước nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước đồng thời vẫn đảm bảo được lợi ích của ngườidân trong khu vực giải tỏa.

Phải bám sát phương án tuyến được chọn để tiến hành đo đạc, kiểm đếm tài sản trên đất bị thu hồi, tính toán chi phí đền bù đúng giá trị, không để phát sinh. Chủ đầu tư yêu cầu tư vấn phảilập bản vẽ mặt bằng chiếm đất của dự án, làm cơ sở để địa phương xin cấp đất cho công trình. Cần kiến nghị địa phương sớm thành lập Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng cho dự án song song với thủ tục thu hồi đấtđể phối hợp đưa ra những phương án thống kê, kiểm đếm tốt nhất.

Việc áp giá bồi thường, chính sách hỗ trợ, lập phương án tái định cư, định canh phải tuân thủ và phù hợp các quy định của Nhà nướcnhư Luật Đất đai 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014; Quyết định 08/QĐ-UBND ngày 20/8/2014; Quyết định 05/QĐ-UBND ngày 16/5/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận,…và một số văn bản pháp luật khác có liên quan.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước kapet giai đoạn chuẩn bị đầu tư (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)