CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC KAPET GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ
3.5 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dự án đầu tư xây dựng Hồ chứa nước KaPet, tỉnh Bình Thuận giai đoạn chuẩn bị đầu tư
3.5.4 Giải pháp quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế cơ sở
Như đã phân tích các tồn tại, hạn chế ở mục 3.3.4. Để nâng cao chất lượng hồ sơ thiết kế cơ sởcho công trình hồ chứa nước KaPet, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
3.5.4.1 Năng lực đơn vị tư vấn phải đáp ứng được yêu cầu
a. Yêu cầu năng lực của Tư vấn lập thiết kế cơ sở: (1) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; (2) năng lực của tổ chức từ hạng II trở lên theo Điều 62 Nghị định 59/2015/NĐ-CP; (3) có ít nhất ba người có đủ điều kiện năng lực làm chủ nhiệm lập dự án nhóm B; những người chủ trì lĩnhvực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề hạng II phù hợp với công việc đảm nhận; đã thực hiện lập ít nhất một dự án nhóm B hoặc hai dự án nhóm C cùng loại.
b. Yêu cầu năng lực của đơn vị Tư vấn thẩm tra: (1) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; (2) năng lực của tổ chức từ hạng II trở lên theo Điều 62 Nghị định 59/2015/NĐ-CP; (3) có ít nhất ba người có đủ điều kiện năng lực làm chủ nhiệm thẩm tra dự án nhóm B; những người chủ trì thẩm tra lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề hạng II phù hợp với công việc đảm nhận; đã thực hiện thẩm tra ít nhất một dự án nhóm B hoặc hai dự án nhóm C cùng loại.
3.5.4.2 Hồ sơ thiết kế cơ sở phải đáp ứng được các yêu cầu
Thực hiện tuân thủ theo mục 2.3.3, ngoài ra còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a. Yêu cầu về nội dung thuyết minh, tính toán
97
Đâylà công trình cấp III, nên thiết kế cơ sở phải lập cho các hạng mục công trình đầu mối; đường dẫn chính; công trình lớn, quan trọng, phức tạp trên đường dẫn chính; thiết bị cơ điện chính; biện pháp tổ chức xây dựng công trình đầu mối, đường dẫn chính, công trình quan trọng trên đường dẫn chính. Sơ đồ hệ thống, khai thác vận hành dự án.
Phải phân tích, lựa chọn phương án kỹ thuật và côngnghệ.
+ Đối với công trình chính: Phải phân tích, lựa chọn phương án loại công trình;
phương án bố trí mặt bằng công trình đầu mối trong vùng tuyến tối ưu, quy mô công trình, các thông số kỹ thuật chủ yếu, phương án kết cấu công trình chính của đầu mối;
xác định kích thước công trình trên kết quả tính toán thủy lực, tính toán ổn định; phân tích, lựa chọn phương án biện pháp xử lý, gia cố nền, móng công trình chính của đầu mối; tính toán thủy lực và ổn định cho phương án chọn.
+ Đối với đường dẫn chính: Phải phân tích phương án bố trí mặt bằng, các mặt cắt và kết luận lựa chọn phương án hợp lý bố trí đường dẫn chính trong vùng tuyến chọn, kết luận lựa chọn phương án hợp lý về loại, quy mô, kết cấu, kích thước công trình trên kết quả tính toán thủy lực, tính toán ổn định của đường dẫn chính.
+ Đối với công trình quan trọng và phức tạp trên đường dẫn chính: Phải phân tích các phương án về tuyến, loại, quy mô công trình, lựa chọn phương án tuyến hợp lý, loại và quy mô công trình tối ưu. Nghiên cứu các phương án về kết cấu để lựa chọn phương án hợp lý; xác định kích thước công trình trên kết quả tính toán thủy lực, tính toán ổn định; lập bản vẽ bố trí mặt bằng, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang đại diện.
+ Đối với các công trình thứ yếu: Phải dự kiến được số lượng, quy mô, kết cấu và kích thước cơ bản; xác định khối lượng tổng hợp trên cơ sở dùng thiết kế định hình, thiết kế mẫu hoặc tham khảo các dự án tương tự.
+ Đối với thiết bị cơ khí chủ yếu của dự án: Phải xác định được loại, công suất, bố trí chung và tổng hợp khốilượng, kinh phí cho toàn bộ thiết bị cơ khí.
+ Đối với hệ thống và thiết bị điện của dự án: Phải bố trí sơ đồ nối điện với hệ thống điện quốc gia hoặc khu vực, sơ đồ nối điện chính của dự án, xác định được loại, công suất, bố trí chung và tổng hợp khối lượng, kinh phí cho toàn bộ thiết bị điện của dự án.
+ Đối với hệ thống quan trắc: Phải xác định được các loại hệ thống quan trắc, sơ đồ hệ thống và tổng hợp loại, số lượng, kinh phí các thiết bị quan trắc.
98
+ Đối với thiết kế phòng chống cháy nổ: Phải nêu được yêu cầu chủ yếu về phòng chống cháy nổ, các phương án thiết kế và phân tích lựa chọn phương án.
+ Đối với yêu cầu về điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu, năng lượng, dịch vụ hạ tầng: Phải nêu rõ tình hình vật liệu xây dựng như loại, địađiểm, trữ lượng, chất lượng,..,các điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu, năng lượng và dịch vụ hạ tầng.
+ Đối với tổ chức xây dựng: Phải có biện pháp dẫn dòng thi công công trình đầu mối, biện pháp tiêu nước hố móng, xử lý, gia cố nền, móng; biện pháp xây dựng các công trình chính, lắp đặt các thiết bị siêu trường siêu trọng; các công trình tạm, tổ chức giao thông vận tải, hệ thống phụ trợ, tổng mặt bằng công trường, tổng tiến độ và nhu cầu nguồn lực chính để xây dựng.
b. Yêu cầu đối với bản vẽ thiết kế cơ sở, tối thiểu phải bao gồm các bản vẽ sau:
(1) Bản vẽ hiện trạng đập dâng Hàm Cần, phải thể hiện được các thông tin về vị trí, qui mô, kích thước, mức độ hư hỏng như vết nứt, gãy, các điểm sụt lở, bồi xói,..
(2) Bản vẽ tổng mặt bằng, các mặt cắt phương án chọn, các phương án đối chứng; tổng mặt bằng bố trí thi công của phương án chọn và phương án đối chứng;
(3) Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực; các bản vẽ thủy công của phương án chọn; các bản vẽ thiết kế cơ khí, thiết kế điện, thiết kế kiến trúc, thiết kế tổ chức thi công của phương án chọn cùng với các bản vẽ thiết kế khác.
3.5.4.3 Nâng cao trách nhiệm quản lý thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên ngành
Theo Luật Xây dựng 2003 và Nghị định 12/2009/NĐ-CP, trách nhiệm các cơ quan này chỉ dừng ở bước góp ý thiết kế cơ sởtheo yêu cầu của cơ quan chủ trì thẩm định. Sau khi dự án đầu tư được duyệt chuyển sang giai đoạn thực hiện đầu tư thì các cơ quan này không quản lý thiết kế cơ sở mà giao toàn bộ cho chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện như tự thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công; thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng,..,do đó việc thay đổi, điều chỉnh thiết kế cơ sở không có bất kỳ sự quản lý nào của cơ quan quản lý chuyên ngành nên chất lượng và hiệu quả không cao.
Hiện nay, theo Luật Xây dựng 50/2014/QH13 thì trách nhiệm của cơ quan này đã được nâng cao, phải tham gia và quản lýxuyên suốt quá trình thực hiện dự án từ thiết
99
kế cơ sở khi lập dự án đầu tư, đến thẩm định thiết kế sau thiết kế sơ sở và kiểm tra công trình đủ điều kiện nghiệm thu hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng khi kết thúc công trình, nên chất lượng của thiết kế cơ sởngày càng cải thiện, hạn chế hồ sơ lập sơ sài, trình duyệt lấy ngày và nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế trong quá trình lập, kiểm tra và trình thẩm định, phê duyệt dự án.