Kết quả đạt được trong công tác quản lý dự án

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước kapet giai đoạn chuẩn bị đầu tư (Trang 93 - 99)

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC KAPET GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ

3.4 Những bài học thực tiễn về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Trung tâm QLDA

3.4.1 Kết quả đạt được trong công tác quản lý dự án

Công tác quản lý dự án tại Trung tâm quản lý dự án đã có những bước phát triển vượt bậc, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ kế hoạch được giao hàng năm. Tuy vẫn còn một số dự án hoàn thành chậm, phát huy hiệu quả đầu tư chưa cao do nhiều yếu tố khác nhau, nhưng đa phần các dự án do Trung tâm quản lý đã triển khai cơ bản đáp ứng yêu cầu về tiến độ, đảm bảo chất lượng, yêu cầu kỹ thuật, chi phí, phát huy hiệu quả đầu tư đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Công tác quản lý dự án tại Trung tâm được thực hiện tương đối khoa học, đồng bộ, hoàn chỉnh, quy trình quản lý gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo khối lượng công việc của dự án, đồng thời huy động tối đa nguồn nhân lực, kết hợp nhuần nhuyễn giữanguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài. Năng lực quản lý của các phòng, ban trong Trung tâm cũng từng bước được nâng cao. Việc phân công, phân cấp cho các phòng, ban chức năng của Trung tâm theo đúng năng lực, chức năng nhiệm vụ và quy mô dự án yêu cầu.

83

Công tác quản lý chi phí tại các dự án do Trung tâm quản lý cũng đạt được những thành công đáng kể. Công tác này được thực hiện xuyên suốt trong tất cả các giai đoạn đầu tư. Việc tổ chức thực hiện nhịp nhàng, bài bản tuân thủ theo đúng các quy định của nhà nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng, phù hợp về mặt kinh tế - kỹ thuật trong giải pháp thiết kế, góp phần giảm giá thành xây dựng, giảm thất thoát, lãng phí.

3.4.2 Kết quả đạt được trong công tác quản lý dự án giai đoạn chuẩn bị đầu tư - Xác định được chủ đầu tư dự án: đó là người sở hữu vốn, là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình phù hợp với từng loại vốn.

- Tổ chức khảo sát xây dựng phục vụ cho việc tìm kiếm địa điểm xây dựng;

- Trình xin phê duyệt chủtrương đầu tư;

- Tổ chức lập và trình phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát, nhiệm vụ thiết kế cơ sở/nhiệm vụ lập dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Lựa chọn nhà thầu khảo sát, lập dự án đầu tư và thiết kế cơ sở theo đúng trình tự;

- Tổ chức lập và trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình đảm bảo chất lượng.

3.4.3 Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

3.4.3.1 Những tồn tại a. Công tác khảo sát

- Công tác khảo sát địa hình, địa chất không đầy đủ, thiếu thực tiễn, thực hiện sơ sài, không đúng quy định, thiếu cơ sở dữ liệu dẫn đến thiết kế sai, không đảm bảo chất lượng, chi phí xử lý tốn kém, thậm chí không thể sử dụng.

- Quá trình khảo sát không tranh thủ sự góp ý của người dân địa phương nên hồ sơ không phản ánh hết các yếu tố liên quan. Thông tin dự án chưa đến với cộng đồng vùng hưởng lợi để có các phản hồi và xử lý thông tin.

Ví dụ như Dự án hệ thống thủy lợi Tà Pao, Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tháng 7/2008, do thay đổi nhiệm vụ công trình là tăng thêm lưu lượng 15m3/s kênh chính Nam và mở rộng khu tưới 1.000 ha kênh chính Bắc. Tuy nhiên, việc thay đổi này chỉ thực hiện khi Chính phủ đồng ý làm hồ chứa nước La Ngà 3, vì làm hồ thì mới đủ

84

nguồn nước, nhưng phải bỏ nhà máy Thủy điện La Ngâu đang xây dựng trong lòng hồ.

Vì lý do này, nên đến nay Chính phủ chưa quyết địnhchủ trương cho thay đổi.

Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả đầu tư do công trình đầu mối đã hoàn thành và trong khi chờ Chính phủ thông qua phương án xây dựng hồ chứa nước La Ngà 3. Ngày 28/5/2014, Bộ đã quyết định cho tiếp tục đầu tư hệ thốngkênh mương và thay đổi kết cấu kênh từ bê tông cốt thép sang kênh đất để dự phòng cho việc mở rộng khi có hồ chứa nước La Ngà 3. Tổng mức đầu tư hơn 2.128.663 triệu đồng, công trình sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ quản lý. Toàn bộ công tác chuẩn bị đầu tư giao Ban 7 thuộc Bộ thực hiện. Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Thủy lợi II là đơn vị được Bộ chỉ định thiết kế cho toàn dự án. Sau khi thẩm định, phê duyệt xong thiết kế, Bộ giao lại cho địa phương để tổ chức đấu thầu xây lắp và thực hiện công tác thi công.

Do công tác khảo sát thực hiện từ năm 2006, bị gác lại đến năm 2014 mới triển khai thiết kế, nhưng tư vấn và Ban 7 không cập nhật, bổ sung tài liệu khảo sát mà lấy tài liệu cũ để lập hồ sơ thiết kế,quá trình thiết kế cũng không lấy ý kiến của địa phương để cập nhật thông tin vùng dự án. Cuối cùng đến giai đoạn thi công phải điều chỉnh thiết kế nhiều lần do hiện trạng địa hình, khu tưới và kết cấu hạ tầng vùng dự án bị thay đổi, làm ảnh hưởng tiến độ thi công và phát sinh kinh phí công trình

Hình 3.6 Đầu mối và kênh chính Dự án hệ thống thủy lợi Tà Pao, tỉnh Bình Thuận b. Công tác thiết kế cơ sở

- Chất lượng hồ sơ thiết kế thấp, không đầy đủ, trình duyệt để lấy ngày nên đã làm phát sinh trong quá trình thi công. Sự phối hợp giữa khảo sát địa hình, địa chất với thiết kế trong giai đoạn thiết kế cơ sở không kịp thời, chất lượng và hiệu quả chưa cao.

85

- Năng lực tư vấn thiết kế còn thấp, tuy số lượng nhiều nhưng năng lực và kinh nghiệm còn yếu, không đáp ứng được yêu cầu thực tế. Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn vẫn thông qua quen biết nên thiếu tính cạnh tranh.

- Tính toán thiết kế không chính xác nên đưa ra yêu cầu không hợp lý, thường cao hơn mức an toàn cần thiết, đây là nguyên nhân dẫn đến phải điều chỉnh dự án, hoặc phải thiết kế, thi công lại, thời gian thực hiện kéo dài, gây lãng phí, tốn kém.

Ví dụ như Dự án Kè bảo vệ bờ biển Đồi Dương, thành phố Phan Thiết được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt tại Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 04/7/2006. Dự án có nhiệm vụ phòng chống xói lở cho khu vực dọc bờ biển Đồi Dương; bảo đảm cảnh quan môi trường tự nhiên của bãi biển đồng thời tạo cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế du lịch của thành phố Phan Thiết. Dự án sử dụng kết cấu kè mềm túi vải GST, là công nghệ mới, mang tính thử nghiệm lần đầu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng ViNa-MêKông thiết kế.

Trong quá trình thi công, do các túi vải bố trí song song với đường bờ và có hướng vuông góc với hướng sóng biển nên bị sóng đánh sập và phá hỏng. Mặc dù đã phát huy ngay hiệu quả là bồi đắp được hơn 07 ha bãi biển, chống xâm thực đường bờ nhưng lại không tạo được bãi tắm thuận lợi cho du khách,vì vật liệu bằng túi cát nên bị rong rêu, gây trơn trượt, hào bám, lũng lỗ, dễ bị phá hỏng, và cuối cùng là phải thay đổi giải pháp kết cấu từ kè có kết cấu mềm sang kết cấu bê tông mãng mềm, làm tăng TMĐT từ 26.303 triệu đồng lên 58.561 triệu đồng, riêng kinh phí để thanh toán cho việc thử nghiệm giải pháp công trình này là 10.507 triệu đồng, trong đó chi phí xây dựng là 9.136 triệuđồng, chi phí tư vấn,chi phí khác là 1.37 triệu đồng.

Trước khi đầu tư Kè mềm túi vải GST Kè bê tông mãng mềm Hình 3.7 Dự án Kè bảo vệ bờ biển Đồi Dương, tỉnh Bình Thuận

c. Công tác lập tổng mức đầu tư

86

- Xác định TMĐT theo suất đầu tư của tỉnh Bình Thuận ban hành tính không đúng các yếu tố trượt giá, các chi phí theo đặc thù yêu cầu công năng, tính chất nguồn vốn nên độ chính xác và giá trị áp dụng không cao.

- Tính sai chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá, tính thiếu các khối lượng phục vụ thi công,..,do không có đầy đủ thông tin cần thiết. Ví dụ như trong 11 dự án do Trung tâm quản lý thì tất cả phải điều chỉnh TMĐT, phần lớn là do tăng chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, nguyên nhân chính là tư vấn không điều tra, xác định chính xác số liệu mà chủ yếu là tạm tính, có dự án tăng chi phí đền bù hơn 200% làm mất cân đối cơ cấu chi phí trong TMĐT. Nguy hiểm hơn, có đơn vị tư vấn còn tham mưu chủ đầu tư hạ thấp chi phí này để cân đối TMĐT khi dự án có khả năng thay đổi nhóm từ nhóm B sang nhóm A để tránh thay đổi cấp quản lý.

Nguyên nhân thứ hai là do phát sinh trượt giá xây dựng vì nhà nước thay đổi chính sách tiền lương, nhân công vượt qua khoảng dự phòng cho phép của dự án. Ngoài ra việc xác định các khoản chi phí không đầy đủ, phải bổ sung như chi phí vận hành bảo trì, chi phí lập quy trình vận hành và điều tiết hồ chứa, chi phí quy đổi vốn đầu tư, chi phí nhà tạm, dẫn dòng thi công,...Để xảy ra các tồn tại này phải nói đến sự yếu kém của đơn vị tư vấn và công tác thẩm định còn nhiềuvấn đề bất cập.

3.4.3.2 Nguyên nhân a. Nguyên nhân khách quan

- Chính sách, chế độ của nhà nước về xây dựng ban hành chậm, thiếu, không đồng bộ làm hạn chế việc thực hiện ở các cấp các ngành cụ thể như:

Về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng: Luật Xây dựng 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, một năm sau Chính phủ mới có Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 và phải mất 02 năm sau Bộ Xây dựng mới có Thông tư 16/2016/TT-BXD; Thông tư 17/2016/TT-BXD và Thông tư 18/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 hướng dẫn thực hiện. Riêng Thông tư 17/2016/TT-BXD thi hành chưa được 02 tháng đã có Thông tư 24/2016/TT-BXD ngày 01/09/2016 bổ sung điều chỉnh.

Từ đó cho thấy, sự ổn định của các Thông tư hướng dẫn không cao và các văn bản hướng dẫn Luật còn nhiều mâu thuẫn nên phải thường xuyên bổ sung và thay đổi.

- Mô hình và quy trình thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư chưa hợp lý, chưa cụ thể.

Hành lang pháp lý chưa đủ, đôi khi còn chồng chéo.

87

- Vẫn tồn tại dư âm của thời kỳ bao cấp, cơ chế xin cho, người lao động vẫn làm việc theo sự phân công là chính.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Năng lực của các nhà thầu tư vấn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

- Năng lực quản lý, điều hành của chủ đầu tư còn hạn chế: Vì cấp quyết định đầu tư thường giao nhiệm vụ chủ đầu tư theo chức năng nhiệm vụ hoặc giao cho đơn vị trực thuộc mà không xem xét về năng lực quản lý và điều hành của họ (chủ yếu là giao các Sở vừa là đơn vị quản lý nhà nước vừa làm chủ đầu tư), dẫn đến nhiều chủ đầu tư không có khả năng quản lý điều hành dự án vì trình độ chuyên môn không phù hợp, thậm chí còn trái ngành nghề.

- Mô hình tổ chức và hoạt động của các Ban quản lý dự án chưa hợp lý, vẫn hoạt động theo cơ chế giao việc nên thiếu tính cạnh tranh.

- Công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn lập dự án chưa đảm bảo, chủ yếu lựa chọn trên mối quan hệ quen biết nên tính cạnh tranh không cao.

- Công tác giám sát, nghiệm thu chất lượng khảo sát, công tác thẩm định dự án còn sơ sài, thiếu trách nhiệmhoặc không đủ năng lực thẩm định.

- Công tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng công trình còn chậm đổi mới: Theo Luật Xây dựng 50/2014/QH13, Nghị định 59/2015/NĐ-CP và Thông tư 16/2016/TT-BXD thì việc thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành để làm chủ đầu tư các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước với lộ trình hoàn thành chậm nhất là ngày 30/10/2016, nhưng hiện nay một số Bộ, ngành, địa phương vẫn chưa thực hiện. Việc chậm trể này ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, cũng nhưtrong việc chỉ đạo, điều hành do chưa tách rời được trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước với trách nhiệm của chủ đầu tư, vì lâu nay luôn nhập nhằng, chồng chéo, ách tắt, trì trệ do Sở quản lý ngành vừa là đơn vị quản lý nhà nước vừa là chủ đầu tư. Việc không phân định rõ trách nhiệm như lâu nay là nguyên nhân dự án bị chậm tiến độ, chất lượng công trình không cao và hiệu quả đầu tư thấp còn có sự đùn đẩy trách nhiệm giữa Sở và Ban quản lý dự án thuộc Sở.

88

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước kapet giai đoạn chuẩn bị đầu tư (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)