CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC KAPET GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ
3.5 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dự án đầu tư xây dựng Hồ chứa nước KaPet, tỉnh Bình Thuận giai đoạn chuẩn bị đầu tư
3.5.6 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình
Như đã phân tích các tồn tại, hạn chế ở mục 3.3.6. Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư công trình hồ chứa nước KaPet, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
3.5.6.1 Tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước Theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP và Quyết định 57/2013/QĐ-UBND ngày 29/11/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận thì việc phân công, phân cấp trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nướcchỉ dừngở bước tham gia góp ý trong quá trình thẩm địnhdự án đầu
104
tư. Sau khi dự án đầu tư được duyệt, toàn bộ quá trình thực hiện tiếp theo đều giao toàn quyền cho chủ đầu tư tổ chức thực hiện, còn các cơ quan này không có trách nhiệm theo dỏi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện của chủ đầu tư có tuân thủ theo thiết kế cơ sở và dự án đầu tư được duyệt hay không. Nhiều dự án từ khi được duyệt đến khi hoàn thành, các cơ quan này không tham gia bất kỳ công việc nào liên quan, chỉ đến khi quyết toán dự án hoàn thành, thì Sở Tài chính là đơn vị cuối cùng kiểm tra, phê duyệt quyết toán. Tuy nhiên, Sở này không phải là Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, nên việc kiểm tra chủ yếu là kiểm tra sự tuân thủ về pháp lý, tính đúng đắn trong công tác nghiệm thu, thanh quyết toán công trình chứ không đi sâu vào giải pháp kỹ thuật và xác định công trình hoàn thành có tuân thủ đầy đủ theo thiết kế cơ sở được duyệt hay không, do đó chất lượng hồ sơ dự án đầu tưcũng không có số liệu để đánh giá một cách cụ thể, đúng đắn.
Như đề xuất quy trình thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư công trình hồ chứa nước KaPet tại hình 3.9, các bước quan trọng của dự án này đều được cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, thẩm định, phê duyệt trước khi thực hiện từ khâu thẩm định, phê duyệt duyệt chủ trương đầu tư đến khâu thẩm định phê duyệt dự án đầu tư; chỉ định chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu thẩm tra phục vụ cho công tác thẩm định tại các giai đoạn. Với các quy định này thì vai trò và trách nhiệmcủa các cơ quan quản lý nhà nước đã được quy định rõ, do đó việc thực hiện dự án tuân thủ theo thiết kế cơ sở và dự án đầu tư được duyệt sẽ được kiểm soát chặt chẽ, chất lượng được nâng cao.
3.5.6.2 Xây dựng hoàn thiện hành lang pháp lý
Cần có hành lang pháp lý và chế tài đủ mạnh để công tác thẩm định dự án đi vào nề nếp. Chất lượng công tác thẩm định dự án không cao là do chưa hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện, chưa phân công, phân cấp và phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, các chủ đầu tư trong việc thực hiện quản lý đầu tư xây dựng công trình nên cũng không có chế tài đủ mạnh để xử lý các vi phạm xảy ra.
Ví dụ đã có nhiều cơ quan tham gia thẩm định dự án không góp ý hoặc góp ý sơ sài, không tuân thủ thời gian quy định về thẩm định dự án nhưngkhông bị hình thức xử lý nào. Nhiều chủ đầu tư trình dự án để lấy ngày, không kiểm tra hồ sơ trước khi trình, chất lượng hồ sơ trình không cao, làm mất thời gian của cơ quan thẩm định nhưng cũng không bị xử lý gì vì chưa có chế tàixử phạt.
105
Hiện nay, hành lang pháp lý thực hiện công tác thẩm định, phê duyệt dự án đã cơ bản hoàn thiện, tuy nhiên để thực hiện tốt công tác này, UBND tỉnh cần phải ban hành Quyết định phân công, phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trong tỉnh và phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, các chủ đầu tư để đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về xây dựng, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả vốn đầu tư xây dựng, bên cạnh việc phân định rõ trách nhiệm là ban hành chế tài xử phạt đủ mạnh, đủ sức răn đe để công tác này đi vào nề nếp và tuân thủ theo quy định của pháp luật.
3.5.6.3 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định
Cần nâng cao công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ này. Đây là khâu rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng côngtác thẩm định. Ngoài ra, cần phải xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư và xây dựng, lấy đây làm động lực thúc đẩy cán bộ phấn đấu.
Đổi mới và đưa vào nề nếp việc thực hiện quy chế tuyển chọn. Định kỳ kiểm tra đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, kịp thời thay thế những cán bộ, công chức yếu kém, thoái hoá. Để có đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Tách công việc chuyên môn về đầu tư xây dựng như: thẩm tra thiết kế, dự toán, kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng kết cấu công trình,... ra khỏi chức năng quản lý nhà nước. Tổ chức lại lực lượng này dưới dạng các đơn vị thực hiện dịch vụ công tự hạch toán. Các pháp nhân này là công cụ để thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
- Cán bộ, công chức phải được bồi dưỡng kiến thức mới về quản lý nhà nước và tổ chức sát hạch. Ai không thoả mãn tiêu chuẩn thì chuyển sang lĩnh vực khác.
- Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc đối với đội ngũ công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng và tiêu chuẩn để đánh giá.
3.5.6.4 Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra phục vụ thẩm định
Trước đây, công tác tuyển chọn tư vấn thẩm tra trước khi trình thẩm định do chủ đầu tư lựa chọn. Nội dung yêu cầu thẩm tra nhiều, chi phí lớn nhưng chất lượng không cao.
Hiện nay, công tác thẩm tra chỉ thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan thẩm định. Đơn vị tư vấn thẩm tra, nội dung yêu cầu thẩm tra do cơ quan thẩm định chỉ định và chủ
106
đầu tư phải ký hợp đồng để thực hiện, do đó năng lực tư vấn thẩm trađược kiểm soát và chi phí thẩm tra sẽ giảm do chỉ cần thẩm tra những nội dung mà đơn vị thẩm định không đủđiều kiện để thực hiện. Tuy nhiên cần phải kiểm soát chặt chẽ công tác này, vì dễ xảy ra tình trạng tư vấn thẩm tra thông qua sự quen, biết bắt tay với đơn vị thẩm định để được chỉ định nhiều dự án cũng như đưa ra nhiều nội dung yêu cầu thẩm tra trong khi đơn vị thẩm định đủ năng lực để thẩm định làm tăng chi phí gây lãng phí, thất thoát, không đáp ứng tiến độ và chất lượng.