CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC KAPET GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ
3.5 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dự án đầu tư xây dựng Hồ chứa nước KaPet, tỉnh Bình Thuận giai đoạn chuẩn bị đầu tư
3.5.3 Giải pháp quản lý chất lượng khảo sát xây dựng
Như đã phân tích các tồn tại ở mục 3.3.2. Để nâng cao chất lượng công tác khảo sát xây dựng cho công trình hồ chứa nước KaPet, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
3.5.3.1 Chỉ hành thành một gói thầu, đấu thầu lựa chọn nhà thầu đủ năng lực
Hồ chứa nước KaPet là công trình có qui mô lớn và nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau, nếu tách các công việc thành các gói thầu riêng như khảo sát địa hình, địa chất thành một gói thầu; lập dự án đầu tư một gói thầu; báo cáo đánh giá tác động môi trường một góithầu; lập phương án đền bù tái định cư một gói thầu; khảo sát thiết kế khai hoang vệ sinh lòng hồ và tận thu lâm sản một gói thầu,...,thì sẽ gây bất lợi cho công tác quản lý và kiểm soát chất lượng hồ sơ. Vì chủ đầu tư phải quản lý cùng lúc nhiều hợp đồng, nhiều nhà thầu tư vấn nên chất lượng sẽ không cao, không đồng bộ, thông tin số liệu cung cấp sẽ không được chính xác, kịp thời vì mỗi nhà thầu có năng
94
lực khác nhau và không có nhà thầu nào chịu trách nhiệm chính trong việc tổng hợp số liệu khi trình duyệt dự án đầu tư. Vì vậy đề xuất chỉ hình thành một gói thầu tư vấn khảo sát, lập dự án đầu tư bao gồm tất cả các chuyên ngành cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư, tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu đủ năng lực thực hiện. Nhà thầu muốn trúng thầu thì phải liên danh, liên kết với các nhà thầu khác để đảm bảo yêu cầu về năng lực thực hiện các chuyên ngành, chủ đầu tư quản lý hợp đồng, tiến độ và chất lượng hồ sơ đối với nhà thầu chính, nhà thầu chính phải có trách nhiệm quản lý và kiểm soát tiến độ, chất lượng các công việc của các thành viên liên danh và tổng hợp trình hồ sơ cho chủ đầu tư theo tiến độ của hợp đồng.
Hồ chứa nước KaPet thuộc công trình thủy lợi nhóm B, cấp III. Do đó năng lực của nhà thầu tư vấn khảo sát xây dựng phải đáp ứng điều kiện: (1) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; (2) năng lực của tổ chức từ hạng II trở lên theo Khoản 2 Điều 59 Nghị định 59/2015/NĐ-CP; (3) có ba người chủ trì ba lĩnh vực chuyên môn (khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn) phải có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng II phù hợp với công việc đảm nhậntheo Điều 46 Nghị định 59/2015/NĐ-CP.
Đối với nhà thầu giám sát công tác khảo sát yêu cầu phải có năng lực bằng hoặc cao hơn năng lực của nhà thầu khảo sát xây dựng.
3.5.3.2 Xác định rõ loại hình và quy trình thực hiện.
Việc xác định loại hình công tác khảo sát thực hiện theo mục 2.2.2.1, đối với hồ chứa nước KaPet thì hầu hết các loại hình khảo sát đều phải thực hiện, tuy mỗi loại hình khảo sát có mỗi yêu cầu kỹ thuật khác nhau, nhưng về trình tự thực hiện thì phải tuân thủ 04 bước sau:
a. Bước 1: Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
Yêu cầu thực hiện tuân thủ theo mục 2.3.1.1 và mục 3.5.2. Ngoài ra, tùy theo chuyên ngành, trong nhiệm vụ khảo sát tối thiểu phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Đối với khảo sát địa hình: Phải đủ điều kiện làm cơ sở so chọn được vùng tuyến tối ưu bố trí các hạng mục công trình chính của công trình đầu mối và đường dẫn chính.
- Đối với khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn: Phải đủ làm sáng tỏ điều kiện địa chất công trình ở vùng tuyến nghiên cứu để lựa chọn vùng tuyến tối ưu. Đánh giá được tính khả thi của dự án về mặt địa chất công trình, trữ lượng, chất lượng vật liệu xây dựng thiên nhiên, đề xuất biện pháp xử lý vấn đề phức tạp vềđịa chất công trình.
95
- Đối với tài liệu sông ngòi, khí tượng, thủy văn, thủy năng: Phải xác định được các đặc trưng thủy lực hệ thống kênh rạch, sông ngòi vùng dự án và những vị trí liên quan đến mục tiêu, nhiệm vụ, quy mô, kích thước, kết cấu của các công trình trong dự án;
phải thu thập và khảo sát các tài liệu về khí tượng thủy văn, thủy năng, xác định các đặc trưng chính về khí tượng thủy văn lưu vực và vùng dự án; đánh giá điều kiện khí hậu, thời tiết và thủy văn, sông ngòi của lưu vực và vùng dự án.
- Đối với tài liệu về tài nguyên thiên nhiên:
+ Về Tài nguyên đất và thổ nhưỡng: Phải đánh giá được thực trạng sử dụng đất, phương hướng quy hoạch sử dụng và phát triển đất trong vùng dự án.
+ Về Tài nguyên rừng: Phải đánh giá được thực trạng, phương hướng quy hoạch phát triển tài nguyên rừng trong lưu vực có liên quan đến vùng dự án.
+ Về Khoáng sản: Phải lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý chuyên ngành về tình hình tài nguyên, khoáng sản và ý kiến về việc xây dựng dự án.
+ Về Tài nguyên nước: Phải đánh giá được hiện trạng tài nguyên nước trong vùng dự án về các mặt: sử dụng, khai thác, bảo vệ, tình hình úng, hạn, ngập mặn, thủy tai,..
Nghiên cứu, rà soát hoặc đề xuất phương hướng phát triển, bảo vệ và khai thác tài nguyên nước, hạn chế thủy tai với yêu cầu gắn nước với đất rừng, cây trồng và vật nuôi, thủy lợi với nhu cầu phát triển tổng hợp.
- Đối với tài liệu về tình hình dân sinh kinh tế xã hội:
+ Về dân số và xã hội: Phải đánh giá được thực trạng dân số, xã hội, dân tộc, mức sống, tỷ lệ hộ đói nghèo; điều kiện vệ sinh, sức khỏe cộng đồng; quy hoạch, kế hoạch phát triển văn hóa xã hội vùng dự án và vùng có liên quan trong 5 năm gần nhất. + Về nông nghiệp và tình hình thiên tai: Phải đánh giá được hiện trạng, diện tích, năng suất, sản lượng,...,tình hình và mức độ ảnh hưởng của thiên tai trong 5 năm gần đây, hướng phát triển nông nghiệp và nông thôn vùng dự án và các vùng có liên quan.
+ Về công nghiệp, năng lượng, giao thông và vận tải: Phải đánh giá được hiện trạng và phương hướng phát triển công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, năng lượng và giao thông vận tải trong vùng dự án và các vùng liên quan.
96
+ Về cung cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp: Phải khảo sát đánh giá được hiện trạng yêu cầu cấp nước và quy hoạch phát triển hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp trong vùng dự án.
+ Về môi trường sinh thái: Phải đánh giá được tình hình môi trường và sinh thái vùng dự án, đặc biệt đối với vùng dự án có liên quan tới khu vực bảo tồn thiên nhiên.
b. Bước 2: Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sátxây dựng.
Yêu cầu thực hiện tuân thủ theo mục 2.3.1.1và mục 3.5.2.
c. Bước 3: Quản lý chất lượng công tác khảo sát. Yêu cầu thực hiện tuân thủ theo mục 2.3.2.
d. Bước 4: Nghiệm thu, phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng. Yêu cầu thực hiện tuân thủ theo mục 2.3.2.