CHƯƠNG 2 CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
2.2 Cở sở khoa học về quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình
2.2.2 Nội dung về quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình
Một dự án đầu tư xây dựng công trình được thực hiện qua ba giai đoạn là giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Song song với ba giai đoạn trên thì về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Luật Xây dựng, Nghị định và các văn bản hướng dẫn tập trung giải quyết ba công tác chủ yếu là quản lý chất lượng cho công tác khảo sát, công tác thiết kế và công tác thi công xây dựng công trình. Mặc dù công tác quản lý chi phí, quản lý đấu thầu và quản lý hợp đồng được quy định riêng bằng các Nghị định và Thông tư hướng dẫn, nhưng các công tác trên là một trong những điều kiện để góp phần cho công trình, dự án đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu về hiệu quả đầu tư, nhiệm vụ ban đầu của dự án đề ranếu ta quản lý tốt.
2.2.2.1 Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng
a. Các loại hình khảo sát xây dựng: Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 thì có 05 loại hình khảo sát xây dựng là Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình; khảo sát địa chất thủy văn; khảo sát hiện trạng công trình và công tác khảo sát khác phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định.
b. Các yêu cầu về công tác khảo sát xây dựng:
- Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát phải phù hợp với loại, cấp công trình, loại hình khảo sát, bước thiết kế và yêu cầu của việc lập thiết kế;
- Phương án kỹ thuật khảo sát phải đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng;
- Công tác khảo sát phải tuân thủ phương án kỹ thuật khảo sát, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát được duyệt và phải được kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định;
- Kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành báo cáo, bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúngthực tế và phải được phê duyệt;
35
- Nhà thầu khảo sát xây dựng phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình, loại hình khảo sát.
c. Trình tự quản lý chất lượng khảo sát xây dựng: gồm 04 bước (1) Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
(2) Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
(3) Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng;
(4) Nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng.
d. Yêu cầu về quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng: Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 thì chất lượng công tác khảo sát xây dựng được quản lý như sau:
- Nhà thầu khảo sát có trách nhiệm bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát theo quy định của hợp đồng; cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát và tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát chất lượng quy định tại phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.
- Tùy theo quy mô và loại hình khảo sát, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức giám sát khảo sát theo các nội dung:
+ Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát: bao gồm việc kiểm tra nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm được sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng.
+ Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát: bao gồm vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm, kiểm tra thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường. Kiểm tra công tác đảm bảo an toàn lao động, an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát.
- Chủ đầu tư được quyền đình chỉ công việc khảo sát khi phát hiện nhà thầu không thực hiện đúng phương án khảo sát được phê duyệt hoặc quy định của hợp đồng.
e. Quyền và nghĩa vụ các bên trong công tác khảo sát xây dựng:
- Chủ đầu tư có quyền: thực hiện khảo sát xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực; đàm phán, ký kết hợp đồng khảo sát; giám sát, yêu cầu nhà thầu khảo sát thực hiện đúng hợp đồng; phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát; điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát theo yêu cầu hợp lý của tư vấn thiết kế; đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật .
36
- Chủ đầu tư có nghĩa vụ: Lựa chọn nhà thầu khảo sát, giám sát khảo sát trong trường hợp không tự thực hiện khảo sát; cung cấp cho nhà thầu thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác khảo sát; xác định yêu cầu khảo sát và bảo đảm điều kiện cho nhà thầu khảo sát thực hiện công việc; thực hiện đúng hợp đồng đã ký; tổ chức giám sát công tác khảo sát; nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát theo quyđịnh của pháp luật; bồi thường thiệt hại khi cung cấp thông tin, tài liệu không phù hợp, vi phạm hợp đồng và các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật liên quan.
- Nhà thầu khảo sát có quyền: Yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan cung cấp số liệu, thông tin liên quan theo quy định của hợp đồng để thực hiện khảo sát; từ chối thực hiện yêu cầu ngoài hợp đồng khảo sát; thuê nhà thầu phụ thực hiện khảo sát theo quy định của hợp đồng và các quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Nhà thầu khảo sát có nghĩa vụ: Thực hiện đúng yêu cầu khảo sát theo Luật Xây dựng và hợp đồng; đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát khi phát hiện yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế; chịu trách nhiệm về kết quả và chất lượng khảo sát do mình thực hiện; chịu trách nhiệm quản lý chất lượng và kết quả khảo sát của nhà thầu phụ.
Nhà thầu phụ phải chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát trước nhà thầu chính và trước pháp luật; bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn không phù hợp và vi phạm hợp đồng.
2.2.2.2 Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
a. Loại và bước thiết kế xây dựng công trình: Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 thì thiết kế xây dựng gồm thiết kế sơ bộ, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế.
- Thiết kế sơ bộ là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thể hiện ý tưởng ban đầu về thiết kế, lựa chọn sơ bộ về dây chuyền công nghệ, thiết bị làm cơ sở xác định chủ trương đầu tư xây dựng công trình.
- Thiết kế kỹ thuật là thiết kế cụ thể hóa thiết kế cơ sở sau khi dự án đầu tư được duyệt, nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn và là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công.
- Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng, chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.
37
- Thiết kế xây dựng thực hiện theo một hoặc nhiều bước tùy thuộc vào quy mô, tính chất, loại và cấp công trình. Người quyết định đầu tư quyết định số bước thiết kế khi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.
- Thiết kế xây dựng thực hiện theo trình tự một bước hoặc nhiều bước được quy định như sau: Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công; thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công; thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
b. Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng:
- Phải đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế; phù hợp với nội dung dự án đầu tư xây dựng được duyệt, quy hoạch xây dựng, cảnh quan kiến trúc, điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội tại khu vực xây dựng;
- Nội dung thiết kế phải đáp ứng yêu cầu của từng bước thiết kế. Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng, công nghệ; bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác;
- Phải có giải pháp thiết kế phù hợp và chi phí xây dựng hợp lý; bảo đảm đồng bộ trong từng công trình và các công trình liên quan; bảo đảm điều kiện tiện nghi, vệ sinh, sức khỏe và tạo điều kiện cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em sử dụng công trình. Khai thác lợi thế và hạn chế tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên, ưu tiên sử dụng vật liệu tại chổ, vậtliệu thân thiện với môi trường;
- Thiết kế xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt trừ trường hợp thiết kế cho các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ. Nhà thầu thiết kế xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc do mình thực hiện.
c. Các quy định về điều chỉnh thiết kế xây dựng: Thiết kế xây dựng đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp:
- Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng;
- Trong quá trình thi công có yêu cầu phải điều chỉnh thiết kế để đảm bảo chất lượng công trình và hiệu quả của dự án;
38
- Khi điều chỉnh thiết kế mà có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu chịu lực, biện pháp tổ chức thi công ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình thì việc điều chỉnh thiết kế phải được thẩm định vàphê duyệt.
d. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong thiết kế xây dựng:
- Chủ đầu tư có quyền: Tự thực hiện thiết kế khi có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình; đàm phán, ký kết hợp đồng; giám sát và yêu cầu thiết kế thực hiện đúng hợp đồng đã ký; yêu cầu thiết kế sửa đổi, bổ sung hoặc lựa chọn nhà thầu thiết kế khác thực hiện sửa đổi, bổ sung, thay đổi thiết kế khi nhà thầu thiết kế ban đầu từ chối thực hiện công việc này; đình chỉ hoặc chấm dứt hợp đồng theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan và các quyền khác theo quy định.
- Chủ đầu tư có nghĩa vụ: Lựa chọn nhà thầu thiết kế trong trường hợp không tự thực hiện thiết kế; xác định nhiệm vụ thiết kế; cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho nhà thầu thiết kế; thực hiện đúng hợp đồng đã ký; trình thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và nộp phí thẩm định; lưu trữ hồ sơ thiết kế; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
- Nhà thầu thiết kế có quyền: Yêu cầu chủ đầu tư và bên có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thiết kế; từ chối thực hiện yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế và hợp đồng thiết kế; quyền tác giả đối với thiết kế; thuê nhà thầu phụ thực hiện thiết kế theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
- Nhà thầu thiết kế có nghĩa vụ: Chỉ được nhận thầu thiết kế phù hợp với điều kiện năng lực thiết kế xây dựng; tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn; lập hồ sơ thiết kế đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, bước thiết kế, quy định của hợp đồng và pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế do mình đảm nhận; chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế của nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ phải chịu trách nhiệm về kết quả thiết kế trước nhà thầu chính và trước pháp luật; giám sát tác giả thiết kế trong quá trình thi công xây dựng; không được chỉ định nhà sản xuất cung cấp vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng trong nội dung thiết kế của công trình sử dụng vốn nhà nước; bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình, vi phạm hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
39
- Cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán có quyền: Yêu cầu chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin phục vụ công tác thẩm định thiết kế, dự toán và giải trình trong trường hợp cần thiết; thu phí thẩm định; mời chuyên gia tham gia thẩm định hoặc yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ năng lực kinh nghiệm để thẩm tra thiết kế, dự toán làm cơ sở thẩm định khi cần thiết; bảo lưu ý kiến thẩm định, từ chối yêu cầu làm sai lệch kết quả thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng.
- Cơ quan, tổ chức thẩm định có trách nhiệm: Thẩm định nội dung của thiết kế, dự toán xây dựng; thông báo ý kiến, kết quả thẩm định bằng văn bản gửi cơ quan, tổ chức chủ trì thẩm định để tổng hợp, báo cáo người quyết định đầu tư; chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về ý kiến, kết quả thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng của mình.
e. Quy định về lưu trữ hồ sơ công trình:
Chủ đầu tư có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình. Nhà thầu có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ công việc do mình thực hiện; hồ sơ phục vụ quản lý, sử dụng công trình xây dựng do người quản lý, sử dụng công trình lưu trữ trong thời gian tối thiểu bằng thời hạn sử dụng công trình theo quy định của pháp luật; việc lập, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
2.2.2.3 Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
Do thời gian có hạn và nội dung, phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào giai đoạn chuẩn bị đầu tư, nên tác giả không đi sâu phân tích cho giai đoạn thực hiện đầu tư. Tác giả chỉ nêu những yêu cầu cơ bản về công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 như sau:
- Trước khi khởi công phải có mặt bằng theo tiến độ xây dựng; có giấy phép xây dựng nếu quy định phải có giấy phép; có thiết kế bản vẽ thi công được duyệt; có hợp đồng;
được bố trí đủ vốn; có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường;
- Phải đảm bảo kinh phí cho bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư; phải lắp đặt biển báo công trình tại công trình có đầy đủ thông tin theo quy định;
- Vật liệu, cấu kiện sử dụng vào công trình phải đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm, thân thiện với môi trường, đúng thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật được duyệt;
a. Nội dung thi công xây dựng công trình: [6]
40
Gồm các công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị cho công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình.
b. Thi công xây dựng công trình phải đáp ứng các yêu cầu:
- Phải tuân thủ thiết kế được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn về sử dụng vật liệu xây dựng, bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn cho công trình, người, thiết bị, công trình ngầm và các công trình liền kề, an toàn sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác;
- Sử dụng vật tư, vật liệu đúng chủng loại, quy cách, số lượng theo thiết kế, bảo đảm tiết kiệm trong quá trình thi công;
- Thực hiện kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn xây dựng, nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành để đưavào khai thác sử dụng;
- Nhà thầu thi công xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc xây dựng; phải có biện pháp đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.
c. Trách nhiệm quản lý chất lượng thi công xây dựngcông trình của các chủ thể: [6]
- Nhà thầu cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị đã là hàng hóa thị trường có trách nhiệm: thí nghiệm kiểm tra chất lượng và cung cấp chứng chỉ, chứng nhận, thông tin, tài liệu có liên quan tới sản phẩm cho bên giao thầu; phải sửa chữa, đổi sản phẩm nếu không đạt yêu cầu.
- Nhà thầu chế tạo vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị theo yêu cầu riêng của thiết kế có trách nhiệm: trình quy trình sản xuất, quy trình kiểm soát chất lượng, chế tạo, thí nghiệm, thử nghiệm theo yêu cầu của thiết kế cho bên giao thầu; tổ chức kiểm tra, nghiệm thu trước khi bàn giao; cung cấp chứng nhận, chứng chỉ, tài liệu liên quan.
- Bên giao thầu có trách nhiệm:
Quy định số lượng, chủng loại, yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị trong hợp đồng và phải kiểm tra sự phù hợp với yêu cầu của thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật trước khi nghiệm thu, đưa vào sử dụng; phải thực hiện kiểm soát chất lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất theo quy trình.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm: