Công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện thuận nam, tỉnh ninh thuận (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG

1.2. Công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng

1.2.1. Quan niệm về quản lý và quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng

- Quan niệm về quản lý: Hiện nay có nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý, có quan niệm cho rằng quản lý là cai trị; cũng có quan niệm cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy. Quan niệm chung nhất về quản lý được nhiều người chấp nhận là:

Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. Công việc quản lý bao gồm 5 nhiệm vụ (theo Henry Fayol): Xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát. Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng và để quản lý là nhân lực, tài chính, công nghệ và thiên nhiên, vật tư, trí thức và giá trị vô hình.

Xem xét điều chỉnh

Thay đổi cơ sở hạ tầng và môi trường cảnh quan khu vực

quy hoạch.

Phát triển (hoặc hạn chế) hoạt động kinh tế- xã hội; tác động

môi trường Quy hoạch xây dựng

Lập dự án đầu tư

Khảo sát, thiết kế

Thi công xây dựng

Khai thác sử dụng Dây chuyền các hoạt động trong xây dựng và quy hoạch xây dựng

13

- Quan niệm quản lý nhà nước: Hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ mọi hoạt động của nhà nước nói chung, mọi hoạt động mang tính chất nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước; hiểu theo nghĩa hẹp là hoạt động quản lý do một loại cơ quan đặc biệt thực hiện mà Hiến pháp và pháp luật nước ta gọi là các cơ quan hành chính nhà nước, còn gọi là hoạt động chấp hành và điều hành nhà nước, hay thường gọi đơn giản là hoạt động chấp hành và điều hành.

- Trên cơ sở nghiên cứu các quan niệm trên, thì có thể đưa ra quan niệm quản lý nhà nước về QHXD như sau: Quản lý nhà nước về QHXD là tổng hợp các hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các nhiệm vụ về quản lý quy hoạch xây dựng theo các quy định của văn bản quy phạm pháp luật. Người có thẩm quyền quản lý quy hoạch xây dựng theo phân cấp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những công việc quản lý được giao và phải bồi thường thiệt hại do các quyết định không kịp thời, trái với thẩm quyền gây thiệt hại cho Nhà nước, nhân dân.

1.2.2. Vai trò và sự cần thiết của nhà nước trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng

1.2.2.1. Vai trò của nhà nước trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng

- Quản lý QHXD tốt sẽ tạo điều kiện ổn định cho phát triển, đây cũng là công cụ quan trọng tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ, là cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học và công nghệ của đất nước trong từng giai đoạn phát triển.

- Công tác quản lý nhà nước về QHXD ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh – quốc phòng, bảo vệ môi trường, tạo lập môi trường sống tiện nghi, an toàn và bền vững, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân; bảo vệ môi trường, di sản văn hóa, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.

- Chính quyền quản lý tốt QHXD sẽ tăng thu hút đầu tư và tăng hiệu quả sử dụng đất tại đại phương. Quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng; quản lý khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong đô thị, điểm dân cư nông thôn.

14

- Đưa hoạt động xây dựng đi vào nề nếp, tránh các tình trạng tranh chấp, giải quyết khiếu nại và giúp nhà đầu tư yên tâm hơn trong việc đầu tư.

1.2.2.2. Sự cần thiết của nhà nước trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng

Từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã đưa đất nước phát triển hơn, cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển và hoàn thiện, nhu cầu xây dựng tăng. Vì vậy cần phải có quy hoạch để định hướng trước một bước, song song với đó thì việc quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng là hết sức quan trọng nhằm tránh lãng phí tài nguyên, cân đối việc sử dụng đất đai với điều kiện tự nhiên, đảm bảo phát triển lâu dài, không vi phạm môi trường cảnh quan, tránh tự phát trong xây dựng, làm ảnh hưởng môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

1.2.3. Mục đích, yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng 1.2.3.1. Mục đích của công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng

- Mục đích thứ nhất là bảo đảm thực hiện đúng quy hoạch, hạn chế tình trạng quy hoạch một đằng thực thi một nẻo.

- Mục đích thứ hai là kịp thời phát hiện những vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn để kiến nghị và quyết định điều chỉnh quy hoạch.

- Mục đích thứ hai là cần thiết nhưng mục đích thứ nhất mới là chủ yếu, bởi quy hoạch càng hoàn chỉnh thì mục đích thứ hai càng trở nên ít/ không cần thiết và ngược lại.

1.2.3.2. Yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng

- Có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phải đồng bộ và đầy đủ; công bố, công khai quy hoạch, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch và kịp thời ban hành quy định về quản lý quy hoạch cho các đồ án được phê duyệt.

- Cán bộ làm công tác quản lý phải có trình độ chuyên môn, am hiểu và có kiến thức về QHXD; phải nắm vững địa bàn, có đạo đức nghề nghiệp, luôn xử lý công việc và xử lý vi phạm công tâm.

- Phải thường xuyên rà soát, tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy hoạch xây dựng, kịp thời phát hiện các vướng mắc để tổng hợp nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp.

15

- Huy động được sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý QHXD: Cần phải hiểu rằng để việc quản lý QHXD được tốt thì ngoài trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, thì các tổ chức, cá nhân cũng phải có trách nhiệm đối với việc quản lý và thực hiện các đồ án quy hoạch tại địa phương mình; khuyến khích các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, các tổ chức phi Chính phủ trong việc hỗ trợ thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện thuận nam, tỉnh ninh thuận (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)