CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN NAM GIAI ĐOẠN 2015-2020
3.4. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng của huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới
3.4.3. Giải pháp về bộ máy quản lý
Ngoài cơ quan quản lý nhà nước, cần hình thành hệ thống của xã hội (cộng đồng) để cùng kiểm soát sự tuân thủ quy định về quản lý quy hoạch xây dựng.
a. Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Cơ sở xây dựng bộ máy quản lý QHXD trên địa bàn huyện phải tuân thủ theo Thông tư liên tịch số 07/TTLT-BXD-BNV ngày 16/11/2015 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ, đồng thời đảm bảo không tăng thêm biên
89
chế của các cơ quan đơn vị cần củng cố và kiện toàn cán bộ quản lý quy hoạch từ huyện đến xã cụ thể như sau:
- Cán bộ quản lý quy hoạch cấp huyện
+ Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện trực tiếp quản lý công tác xây dựng phải đảm bảo yêu cầu: Có kinh nghiệm tổ chức triển khai, xây dựng, tham mưu các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án và các giải pháp về công tác lập, thẩm định, quản lý QHXH; có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về ngành xây dựng.
+ Chuyên viên phụ trách quy hoạch xây dựng: Tối thiểu là 02 cán bộ, trong đó có 01 cán bộ chuyên trách và 01 cán bộ kiêm nhiệm hỗ trợ về quản lý dự án, cấp phép xây dựng...
- Cán bộ quản lý QHXD cấp xã
+ Việc kiểm tra, quản lý các QHXD được duyệt trên địa bàn của mỗi địa phương và nhu cầu xây dựng ngày càng tăng, đòi hỏi cán bộ quản lý phải hết sức chuyên nghiệp, có trách nhiệm. Muốn như vậy, đòi hỏi người quản lý am hiểu hiện trạng, có trình độ chuyên môn về xây dựng.
+ Do vậy, đề xuất xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý QHXD, trật tự xây dựng là hết sức cần thiết. Chức năng, nhiệm vụ dựa trên hoạt động kiểm soát hiệu quả của cán bộ địa chính cấp xã theo quy định.
+ Cán bộ quản lý QHXD, trật tự xây dựng xã được UBND huyện bổ nhiệm mới hoặc được kiêm nhiệm từ cán bộ địa chính, nhưng phải có chứng chỉ quản lý xây dựng theo quy hoạch, hoặc có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương đương. Cán bộ này phải chịu trách nhiệm trước UBND huyện và chịu sự kiểm tra, giám sát của phòng Kinh tế và Hạ tầng.
- Thành lập tổ quản lý QHXD, trật tự xây dựng trên cơ sở sử dụng cán bộ chuyên môn của các Phòng, ban làm công tác kiêm nhiệm. Tổ quản lý bao gồm chuyên viên các phòng như: Kinh tế và Hạ tầng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính – Kế hoạch, Nội vụ, Thanh tra, cán bộ chuyên trách của xã, do lãnh đạo phòng Kinh tế và Hạ tầng làm tổ trưởng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện. Tổ quản lý có quy chế hoạt động và được hưởng những quyền lợi nhất định.
90
b. Quản lý QHXD có sự tham gia của cộng đồng: Thể hiện 4 đặc điểm là: Dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra.
- Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt và đã công bố dựa trên ba yếu tố cơ bản: Địa điểm cụ thể, ảnh hưởng trực tiếp, hưởng thụ trực tiếp. Vì vậy, sẽ bảo đảm sự tham gia một cách mạnh mẽ, có hiệu quả, cũng như những nhu cầu của cộng đồng sẽ được thỏa mãn, phù hợp với định hướng phát triển, phong tục tập quán của từng địa phương và theo đúng quy định pháp luật.
- Vai trò của tham gia cộng đồng: Để đảm bảo tính hiệu quả cho sự tham gia của cộng đồng, ngoài nội dung có thể tham gia của cộng đồng, cộng đồng cần có được một vai trò tham gia trong các giai đoạn phù hợp của quy hoạch xây dựng. Cụ thể là:
+ Giai đoạn chuẩn bị lập quy hoạch: Cộng đồng tham gia với vai trò đóng góp ý kiến, khuyến khích đóng góp vào không gian, hạ tầng, các khu chức năng và được tham gia đầy đủ trong quá trình thẩm định, phê duyệt nhằm đảm bảo ý kiến đóng góp được cụ thể hóa tại các văn bản và hồ sơ pháp lý.
+ Giai đoạn thực hiện quy hoạch: Giai đoạn này chủ yếu là đầu tư các cơ sở hạ tầng cần thiết và triển khai phân lô theo quy hoạch, đại diện cộng đồng được mời tham gia trong tổ điều hành, quản lý QHXD.
- Cơ cấu tổ chức của ban đại diện cộng đồng: Là những người chịu ảnh hưởng hoặc hưởng lợi trực tiếp của các ĐAQH xây dựng, có vai trò tham gia là một nhân tố giám sát và thực hiện các nghĩa vụ theo đúng quy chế quản lý QHXD được duyệt.
- Ban đại diện bao gồm trưởng các thôn làm trưởng ban và các thành viên là những người có uy tín được bầu trong cuộc họp thôn do UBND xã tổ chức. Ban đại diện có kế hoạch, nội dung quản lý cụ thể.
91
Hình 3.9. Mô hình tổ chức quản lý QHXD có sự tham gia của cộng đồng (có hai nhân tố quản lý mới Tổ quản lý và cộng đồng)
Tóm lại: Việc đổi mới về bộ máy quản lý nhằm hoàn thiện và đồng bộ thể chế QLQH và quản lý xây dựng theo quy hoạch đối với huyện Thuận Nam nói riêng là một yêu cầu cấp thiết, phù hợp Luật Xây dựng 2014 gắn với yêu cầu đổi mới hệ thống các Nghị Định, Thông tư kèm theo. Trong đó xem xét đổi mới nội dung quản lý QHXD gắn mục tiêu khuyến khích đầu tư theo kế hoạch; Các nội dung quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện gồm 07 nội dung: (1)Quản lý địa điểm theo quy hoạch, (2)Quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch, (3)Quản lý hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất, (4)Quản Lý nội dung quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch, (5)Quản lý các chương trình kế hoạch đề ra trong quy hoạch, (6)Quản lý sự tham gia của cộng đồng, (7)Thanh tra kiểm tra của các cơ quan. Đây là những nội dung cần thiết nhằm đảm bảo cho công tác quản lý QHXD được chặt chẽ, minh bạch từ khâu bắt đầu cho đến khi hoàn thiện theo kế hoạch của quy hoạch.
Huyện Thuận Nam
(Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân)
Phòng Kinh tế và Hạ tầng
Các xã (Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân)
Tổ quản lý quy hoạch xây dựng
(làm việc kiêm nhiệm)
Cộng đồng (Tổ chức hoặc cá nhân)
Phòng Tài nguyên và MT
Phòng Tài chính – KH
Các Phòng, ban có liên quan