CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
2.1. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng
Hệ thống các văn bản pháp lý trong công tác quản lý QHXD gồm Luật Xây Dựng, Luật Quy hoạch đô thị và các Nghị định, Thông Tư hướng dẫn, Quy chuẩn, Tiêu chuẩn liên quan. Đặc biệt, Luật Xây Dựng 2014 ra đời đòi hỏi đổi mới các nội dung văn bản, Nghị định liên quan phù hợp với giai đoạn mới, hướng đến mục tiêu xã hội dân chủ.
Hệ thống văn bản pháp quy hiện hành về quản lý QHXD được mô tả bằng sơ đồ dưới đây:
Luật
Quy định pháp lý cao nhất Phạm vi hiệu lực toàn quốc
Nghị định, Thông tƣ, Quy định Hướng dẫn mang tính pháp quy trên toàn quốc
Bắt buộc áp dụng
Quy định, Quyết định, Quy trình
Hướng dẫn mang tính pháp quy địa phương
Bắt buộc áp dụng
Hướng dẫn, Thông báo Hướng dẫn không mang tính
pháp quy
Không bắt buộc áp dụng
2.1.1. Luật quy hoạch đô thị và các nghị định
- Năm 2009, trên cơ sở Luật Quy hoạch đô thị, nội dung công tác quản lý quy hoạch xây dựng đã được cụ thể hóa và thực hiện theo Nghị định số 37/2010/NĐ-CP về lập thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định 38/2010/NĐ-CP về Quản lý không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị; Nghị định 39/2010/NĐ-CP về Quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị. Đây là những quy định chính để lập đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị, quy chế quản lý làm cơ sở QLXD theo quy hoạch.
- Các nội dung lập đồ án quy hoạch xây dựng sử dụng hệ thống các quy chuẩn tiêu chuẩn liên quan, đặc biệt là QCVN01:2008 cần phải bổ sung và cụ thể hóa Quy định
25
về các chỉ tiêu, hệ số đã có trước đây tại Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 1997 đã hết hiệu lực.
2.1.2. Luật Xây dựng năm 2014
- Năm 2003 Luật Xây dựng đã công bố nội dung Quản lý quy hoạch xây dựng và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 08/2005/NĐ-CP về Quy hoạch xây dựng.
- Năm 2014, Luật Xây dựng sửa đổi đã được thông qua, có hiệu lực từ 01/01/2015 quy định nội dung Quản lý xây dựng theo đồ án QHXD tại các Điều 45,46,47,48. Trong đó, nội dung quản lý QHXD theo Luật Xây dựng 2014 đã được điều chỉnh thống nhất với Luật Quy hoạch đô thị về khái niệm Quản lý xây dựng theo quy hoạch. Luật Xây dựng năm 2014 cũng bổ sung yêu cầu xác định kế hoạch thực hiện quy hoạch phù hợp với mục tiêu, nguồn lực thực hiện. Luật Xây dựng sửa đổi 2014 đã có 18 Điều, so với 7 Điều của Luật Xây dựng 2003 về nội dung Giấy phép xây dựng. Nội dung này cho thấy sự nhận thức đầy đủ về vai trò quan trọng của công cụ GPXD trong thực tiễn xây dựng và quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng.
- Có thể thấy, Luật Xây dựng 2014 ra đời đánh dấu một bước chuyển mới trong việc thay đổi cơ sở của nhiều Nghị định hướng dẫn các nội dung liên quan đến quy hoạch, xây dựng và quản lý của nhà nước về quy hoạch xây dựng. Trong đó việc nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước về QHXD gắn với đầu tư phát triển đô thị, nông thôn gắn kết với vùng miền là hết sức quan trọng.
2.1.3. Nghị định 44/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về QHXD
Nghị định này quy định chi tiết một số nội dung của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, gồm: Lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng; quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng; giấy phép quy hoạch. Nghị định quy định cụ thể về lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng gồm: Quy hoạch xây dựng vùng; quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù; quy hoạch xây dựng nông thôn.
- Lập quy hoạch xây dựng vùng đảm bảo phân bổ nguồn lực quốc gia hiệu quả
+ Các vùng liên tỉnh (bao gồm cả vùng đô thị lớn), vùng chức năng đặc thù, vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh được lập quy hoạch xây dựng vùng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề xuất của Bộ Xây dựng, phù
26
hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng yêu cầu quản lý, đảm bảo phân bổ nguồn lực quốc gia có hiệu quả.
+ Các vùng tỉnh được lập quy hoạch xây dựng vùng làm cơ sở lập quy hoạch xây dựng vùng huyện, vùng liên huyện, quy hoạch chung các đô thị và quy hoạch xây dựng các khu chức năng đặc thù trong tỉnh...
- Khu chức năng đặc thù trên 500 ha được lập quy hoạch chung xây dựng
+ Nghị định cũng nêu rõ, các khu chức năng đặc thù trong và ngoài đô thị được thực hiện lập quy hoạch xây dựng theo quy định tại Nghị định này. Các khu chức năng đặc thù có quy mô trên 500 ha, được lập quy hoạch chung xây dựng, đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch đô thị; làm cơ sở lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng.
+ Các khu vực trong khu chức năng đặc thù hoặc các khu chức năng đặc thù có quy mô dưới 500 ha, theo yêu cầu quản lý và phát triển, được lập quy hoạch phân khu xây dựng làm cơ sở xác định các dự án đầu tư xây dựng và lập quy hoạch chi tiết xây dựng.
+ Các khu vực trong khu chức năng đặc thù, khi thực hiện đầu tư xây dựng thì lập quy hoạch chi tiết xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng.
+ Trường hợp dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng mà không phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng. Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở phải phù hợp với quy hoạch phân khu xây dựng hoặc giấy phép quy hoạch; đảm bảo việc đấu nối hạ tầng kỹ thuật, phù hợp với không gian kiến trúc khu vực.
- Quy hoạch xây dựng nông thôn: Đối với quy hoạch xây dựng nông thôn, Nghị định quy định, các xã phải được lập quy hoạch chung xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng huyện, làm cơ sở xác định các dự án đầu tư và lập các quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn; các điểm dân cư nông thôn, khi thực
27
hiện đầu tư xây dựng thì phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch chung và làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng.
- Đối với công tác lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng
+ Bộ Xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức khác ở trung ương và UBND cấp tỉnh có liên quan về nội dung đồ án quy hoạch thuộc trách nhiệm của Bộ mình tổ chức lập trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng phối hợp với UBND các cấp có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện, vùng chức năng đặc thù thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh phê duyệt.
+ Đối với quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù, cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng phối hợp với UBND các cấp có trách nhiệm lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và đại diện cộng đồng dân cư có liên quan trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù. Trường hợp đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù do Bộ Xây dựng tổ chức lập, thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh liên quan có trách nhiệm phối hợp lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và đại diện cộng đồng dân cư có liên quan tại địa phương trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng.
+ Còn đối với quy hoạch xây dựng nông thôn, cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng phối hợp với UBND xã có trách nhiệm lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và đại diện cộng đồng dân cư có liên quan trong quá trình lập đồ án quy hoạch.
2.1.4. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thuận Nam
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuận Nam đến năm 2020 được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2082/QĐ-UBND là cơ sở cho việc lập, thẩm định, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan), các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Thuận Nam.
28
- Quy hoạch xác định một số định hướng phát triển từ nông thôn đến phát triển thành đô thị, trong đó tập trung chỉ đạo lập quy hoạch và quản lý tốt các quy hoạch trên ba vùng chiến lược đó là:
+ QH chung xây dựng tiểu vùng động lực năng lượng, du lịch, công nghiệp, dịch vụ:
Lấy hạ tầng đường ven biển làm điểm nhấn, thuộc 03 xã Phước Dinh, Phước Diêm và Cà Ná làm tiền đề đầu tư, phát triển ngành thương mại – du lịch.
+ QH chung xây dựng tiểu vùng trung tâm (công nghiệp - đô thị): Gồm 3 xã là Phước Nam, Phước Ninh và Phước Minh, tiểu vùng này có tổng diện tích tự nhiên là 13.842,8 ha, dân số đến năm 2020 có 42.011 người.
+ QH chung xây dựng tiểu vùng miền núi vùng sâu, vùng xa: Gồm 2 xã Phước Hà, Nhị Hà, tiểu vùng này sản xuất chủ yếu là nông - lâm nghiệp, cung cấp nước cho tưới tiêu, trong đó mũi nhọn là phát triển kinh tế trạng trại, nông lâm kết hợp, sản xuất lương thực.
- Quy hoạch cũng đề xuất định hướng về huy động vốn đầu tư phát triển như: Đổi đất lấy công trình, thành lập một số công ty tín dụng cổ phần có quy mô lớn; tăng cường huy động vốn đầu tư thông qua các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng; đặc biệt, nghiên cứu áp dụng thí điểm một số hình thức đầu tư mới trong đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội và cung cấp dịch vụ như PPP (hợp tác công - tư), TOT (chuyển giao - kinh doanh - chuyển giao)...
hình thành, mở rộng các quỹ phát triển đô thị, quỹ phát triển hạ tầng nông thôn, quỹ phát triển phù hợp với quy định của pháp luật.