Giải pháp nâng cao chất lượng lập và thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện thuận nam, tỉnh ninh thuận (Trang 93 - 97)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN NAM GIAI ĐOẠN 2015-2020

3.4. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng của huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới

3.4.1. Giải pháp nâng cao chất lượng lập và thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng

a. Công tác lập các đồ án QHXD

Để nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch, cần có sự tập trung nguồn lực thích đáng về nhân lực, vật lực. Cụ thể, để gắn kết được nguồn vốn ngân sách của Nhà nước, nguồn

82

vốn đầu tư của tư nhân với các mục tiêu chủ yếu, cần xác định lại các loại hình quy hoạch và sự phối hợp giữa các loại hình đó. Cần quán triệt các yêu cầu sau:

- Tổ chức nâng cao đào tạo trình độ kỹ năng các nhà tư vấn, các kiến trúc sư chủ nhiệm đồ án. Ban hành các quy định năng lực hành nghề cho các tổ chức cá nhân và cá nhân hành nghề quy hoạch xây dựng. Bổ sung, sửa đổi quy trình và định mức đơn giá thiết kế quy hoạch xây dựng, tính bằng định mức chuyên gia. Khuyến khích việc thi tuyển các đồ án quy hoạch.

- Quy hoạch chi tiết xây dựng cần phải được thành lập trên cơ sở điều tra, đánh giá đầy đủ hiện trạng sử đụng đất và được xây dựng trên nền bản đồ địa chính để đảm bảo các dự án được phân chia phù hợp với phân khu chức năng trong đồ án quy hoạch.

- Quy hoạch có tính định hướng cao trong chiến lược xây dựng phát triển và quản lý.

Trên cơ sở các định hướng chiến lược phát triển tổng thể và các ngành, lĩnh vực, cần lập và tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ quy hoạch trong từng giai đoạn.

- Xác định danh mục các dự án theo thứ tự ưu tiên đầu tư và đưa ra các chính sách ưu đãi để kêu gọi đầu tư. Đối với diện tích quy hoạch các công trình công cộng nhưng chưa có nguồn vốn đầu tư thì có thể thu hồi đưa vào khai thác sử dụng với mục đích khác trong thời hạn xác định để tạo vốn tái đầu tư trong tương lai.

- Các đồ án phải công tâm tránh thể hiện theo ý chí của lãnh đạo địa phương, mà phải xuất phát từ những dự báo và từ những quan điểm khoa học. Do đó, cần phải có những biện pháp nâng cao nhận thức của lãnh đạo các địa phương về công tác lập và thực hiện quản lý quy hoạch.

- Tổ chức tư vấn có biện pháp thu hút lao động có tay nghề cao, chuyên nghiệp toàn bộ máy hoạt động công ty, sự kết hợp giữa các cá nhân giỏi tham gia vào thiết kế quy hoạch để đảm bảo điều kiện vật chất, máy móc, thiết bị, con người đáp ứng quy định.

b. Công tác thẩm định, phê duyệt

Theo quy định hiện nay, công tác thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án QHXD các loại đều do cơ quan nhà nước các cấp thực hiện. Do đó cần tuyển chọn các cán bộ, công chức làm nhiệm vụ này có chuyên môn, đồng thời chú ý đào tạo công tác nghiệp vụ và bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của công việc.

83

- Đối với các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của huyện đều do Phòng Kinh tế và Hạ tầng tổ chức thẩm định và trình phê duyệt. Để bảo đảm yêu cầu thẩm định, cơ quan thẩm định thường lấy ý kiến các Phòng, địa phương liên quan, sau đó tổng hợp báo cáo người có thẩm quyền lấy ý kiến Sở Xây dựng và cuối cùng là hoàn thiện trình phê duyệt. Cách tổ chức như hiện nay thường dẫn tới chất lượng thẩm định bị hạn chế, do trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp của các Phòng và địa phương chưa đáp ứng được năng lực thẩm định cần thiết. Riêng Sở, ngành thì chưa thực tế đối với các đồ án tại các khu vực, thường thì chỉ cho ý kiến theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc dựa trên cơ sở các đồ án QHXD cấp trên đã được phê duyệt.

- Đồ án QHXD là tổng thể nhiều lĩnh vực, nhiều ngành... Vì vậy, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, theo thực tế như đã trình bày, cán bộ phụ trách thẩm định chỉ chuyên một nội dung, kinh nghiệm chưa cao dẫn tới chất lượng thẩm định bị hạn chế.

- Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thiết kế QHXD đã được quy định cụ thể tại các Điều 18, 150 Luật Xây dựng 2014; Điều 10 và Điều 11 của Luật QHĐT và Chương II (từ Điều 5 đến Điều 13) của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP. Tuy nhiên, đối với cán bộ, công chức làm chức trách thẩm định nhiệm vụ quy hoạch và thẩm định ĐAQH lại chưa có quy định nào về tiêu chí lựa chọn, hướng dẫn xét tuyển. Như vậy người lập quy hoạch thì yêu cầu có chuyên môn và chứng chỉ nhưng người thẩm định quy hoạch (một công việc quan trọng liên quan trực tiếp đến chuyên môn quy hoạch) thì tùy thuộc vào sự bố trí cán bộ của những cơ quan có chức năng thẩm định, do đó có không ít nơi bố trí cán bộ không hiểu biết chuyên môn về quy hoạch và xây dựng, dẫn đến việc xem xét, thẩm định, đánh giá chất lượng, kết luận về chất lượng của ĐAQH do người (hay cơ quan) thẩm định quy hoạch đưa ra không có tính thuyết phục, thường là

“chấp nhận’”, “đồng ý” với quy hoạch mà tư vấn đã lập, không phát hiện được những lỗi, sai sót, yếu kém trong hồ sơ quy hoạch đã lập.

- Từ những bất cập trên, tác giả đề xuất hoàn thiện tổ chức thẩm định như sau:

+ Thường xuyên học tập, cầu tiến, tập huấn nâng cao năng lực Các cơ quan tổ chức thẩm định, cá nhân người thẩm định, quản lý chặt chẽ hồ sơ quy hoạch khi trình duyệt đúng, đủ theo quy định của pháp luật. (Chủ trì thẩm định có chuyên môn từ đại học

84

chuyên ngành phù hợp đồ án quy hoạch, có kinh nghiệm trong công tác thẩm định quy hoạch trên 10 năm đối với chủ trì, trên năm 5 năm đối với cá nhân tham gia thẩm định, trường hợp không đảm bảo các yêu cầu trên cần thành lập hội đồng thẩm định và mời chuyên gia tham gia hội đồng).

+ Tiếp thu ý kiến Hội đồng thẩm định, cơ quan quản lý ngành, ý kiến các Phòng, ban và địa phương liên quan, sau đó tổng hợp báo cáo người có thẩm quyền để phê duyệt.

+ Đối với đồ án quy hoạch có yêu cầu cao đề xuất cấp có thẩm quyền thuê chuyên gia giỏi, tư vấn độc lập có kinh nghiệm, năng lực tham gia thẩm định dưới các hình thức thích hợp phát huy được trí tuệ, kinh nghiệm của họ, mặt khác, gắn liền trách nhiệm của họ với kết quả thẩm định theo các quy định pháp luật, tránh được những ảnh hưởng không cần thiết các lợi ích nhóm, cục bộ, địa phương.

Từ các yếu tố trên đề xuất: Mô hình tổ chức thẩm định nhiệm vụ và ĐAQH xây dựng trên địa bàn huyện Thuận Nam với sự tham gia của các phòng, ban, địa phương có liên quan và chuyên gia (cá nhân hay tổ chức tư vấn đủ điều kiện, năng lực) như sau:

Hình 3.8. Mô hình tổ chức thẩm định QHXD tại huyện Thuận Nam (nhân tố mới là Tổ hoặc Hội đồng thẩm định)

UBND huyện Thuận Nam

Chủ đầu tƣ

Nhiệm vụ và Đồ án QHXD

UBND các xã và ý kiến đóng góp của

cộng đồng

Đơn vị tƣ vấn lập QHXD

Tổ chức Thẩm định và trình phê duyệt

Tổ hoặc Hội đồng thẩm định

Triển khai thực hiện Ý kiến các Sở,

ngành liên quan

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện thuận nam, tỉnh ninh thuận (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)