Đánh giá chung về những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân về tình hình quản lý‎ quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện thuận nam, tỉnh ninh thuận (Trang 85 - 90)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN NAM GIAI ĐOẠN 2015-2020

3.2. Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện Thuận Nam

3.2.2. Đánh giá chung về những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân về tình hình quản lý‎ quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện

3.2.2.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng

- Nhìn chung trong giai đoạn 2010-2015 Công tác lập quy hoạch, quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện đã từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý xây dựng theo quy hoạch, quy định và quy chuẩn xây dựng. Đặc biệt là với cơ chế hành chính một cửa như hiện này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý từ cấp xã đến cấp huyện trong khâu thụ lý và thẩm định hồ sơ quy hoạch, cấp phép xây dựng. Đối với các chủ đầu tư thì họ có thể nắm bắt một cách dễ dàng các thủ tục về cung cấp thông tin quy hoạch, cấp phép xây dựng và không phải mất nhiều thời gian để chờ đợi hồ sơ của mình được phê duyệt.

- Hệ thống đầy đủ các văn bản pháp quy có liên quan đến công tác quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng đã đáp ứng kịp thời và hiệu quả công việc tiếp nhận hồ sơ và quá trình thụ lý giải quyết. Đồng thời dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ chính quyền và lãnh đạo phòng Kinh tế và Hạ tầng đã tham gia giải quyết việc quản lý QHXD cùng việc tuyên truyền hướng dẫn vận động người dân đi xin giấy phép xây

74

dựng và thực hiện theo điều lệ quản lý quy hoạch được phê duyệt đạt hiệu quả cao.

Niêm yết công khai tại Huyện, UBND các xã những bản đồ quy hoạch được phê duyệt, các biểu mẫu, quyết định, quy trình hướng dẫn của công tác cấp phép xây dựng, quy trình giải quyết hồ sơ hành chính quản lý xây dựng đô thị, nông thôn và dần hoàn chỉnh quy trình cấp phép xây dựng phù hợp với quy định của tỉnh (Phụ lục 03).

- Việc thực hiện các QHXD đã có tác động tích cực đến đời sống nhân dân của địa phương, đặc biệt là tạo ra mô hình Trung tâm hành chính huyện năng động. Quy hoạch và quản lý tốt quy hoạch xây dựng góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao dân trí của người dân, đảm bảo tiến trình phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới. Giải quyết nhu cầu đất ở và tái định cư cho các dự án trọng điểm.

- Kịp thời rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển cho phù hợp với yêu cầu về tình hình phát triển và phát triển bền vững; kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, các cấp tổ chức thực hiện quản lý phù hợp với từng giai đoạn.

- Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải, nâng cao giá trị tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là tài nguyên đất.

- Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện làm ảnh hưởng an ninh trật tự, tiến độ thực hiện xây dựng công trình; tăng thu hút, kêu gọi đầu tư và định hướng phát triển lâu dài.

- Tạo sự thống nhất trong công tác quản lý QHXD từ Trung ương đến địa phương.

Định hướng được các khu đất và hạ tầng dự kiến để phát triển các ngành lợi thế của địa phương là: Công nghiệp, năng lượng sạch, nông nghiệp công nghệ cao và thương mại, dịch vụ - du lịch.

3.2.2.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng

- Công tác quy hoạch mặc dù đã được đi trước một bước, song chưa đáp ứng được sự đòi hỏi về tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa; việc lập và quản lý quy hoạch mới chỉ chú trọng vào các khu đô thị mới, các dự án kinh doanh hạ tầng. Các dự án mang tính xã hội, như quy hoạch cải tạo các khu dân cư cũ, quy hoạch chỉnh trang đô thị, các đồ

75

án thiết kế đô thị khu vực trung tâm, khu vực nhạy cảm về kiến trúc cảnh quan, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

- Chất lượng của số đồ án quy hoạch còn có những hạn chế, một số nội dung quy hoạch chưa có tính khả thi cao, chưa đánh giá hết các thực trạng tại khu vực lập quy hoạch, chưa phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể của địa phương.

- Các quy hoạch được phê duyệt nhưng chậm công bố, cắm mốc, công khai và cung cấp thông tin QHXD chưa được thực hiện nghiêm túc theo quy định tại Điều 43,44 Luật Xây dựng năm 2014; Điều 53, 54, 55 Luật QHĐT năm 2009. Các quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng xã hội thiếu đồng bộ, triển khai chậm, chưa theo kịp tốc độ phát triển. Hiện vẫn còn xảy ra tình trạng không ăn khớp giữa quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết, nhiều quy hoạch chi tiết triển khai trước khi có quy hoạch tổng thể hoặc không căn cứ vào quy hoạch tổng thể, dẫn đến phải thay đổi nhiều lần.

Hầu hết các quy hoạch chưa xây dựng kế hoạch triển khai toàn diện, các nội dung trong đồ án quy hoặc đã thực hiện nhưng chưa khả thi hay tiến độ kéo dài.

- Việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập QHXD chưa chú trọng đến hình thức thi tuyển. Hệ thống tổ chức cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý quy hoạch từ cấp huyện đến xã chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn và năng lực quản lý. Công tác đào tạo cán bộ quản lý chưa được quan tâm thường xuyên hoặc việc đào tạo còn qua loa, chưa chuyên sâu.

- Kinh phí phục vụ cho công tác lập quy hoạch chưa được cân đối và bố trí đáp ứng yêu cầu. Kinh phí bố trí không đủ khả năng thuê tư vấn có trình độ cao trong nước hoặc tư vấn quốc tế (theo thông tư 01/2013 ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị thì điểm dân cư thôn Sơn Hải với diện tích 28ha là 187 triệu, tuy nhiên nếu tính toán chi tiết cho công tác chuyên gia là gấp 03 lần tức 561 triệu). Vốn bố trí cho công tác quy hoạch còn quá nhỏ bé. Mấy năm gần đây, tình trạng này cũng đã được cải thiện nhưng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu (chỉ thực hiện theo đầu tư nông thôn mới). Việc triển khai các đồ án QHXD chậm, làm lãng phí nguồn tài nguyên đất đai, quy hoạch nhiều nhưng tỉ lệ đầu tư ít gây bức xúc, mất uy tín, lòng tin của nhân dân đối với chính quyền.

76

- Quản lý QHXD và quản lý đầu tư theo QHXD còn nhiều yếu kém, để xảy ra tình trạng nhiều dự án không tuân theo QHXD vì lợi ích cục bộ (như chuyển đổi đất từ quy hoạch là đất dành cho công trình công cộng thành đất để xây dựng công trình dịch vụ...) làm ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng lâu dài không chỉ đối với một dự án mà là của cả một khu vực. Công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện theo quy hoạch đã duyệt nhìn chung còn buông lỏng (Huyện chưa thành lập đoàn thanh, kiểm tra đối với các địa phương về công tác quản lý QHXD, trật tự xây dựng, mà số liệu chủ yếu là do các xã báo lên.

- Năng lực lãnh chỉ đạo chưa cao, chưa quyết liệt, công tác phối kết hợp còn chậm, chưa được đẩy mạnh. Công tác tuyền chưa được quan tâm, việc xử lý các vi phạm chưa nghiêm, chưa kịp thời, dứt điểm.

3.2.2.3. Đánh giá chung những nguyên nhân đạt được và chưa đạt được trong công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện

a. Nguyên nhân khách quan

- Một là, cơ chế, chính sách tuy có quy định đầy đủ nhưng vẫn còn nhiều bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, chậm chưa bổ sung, sửa đổi. Nhiều Luật đã có hiệu lực pháp luật, nhưng việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành gây khó khăn trong việc tổ chức của huyện, xã. Sự phối hợp và tạo điều kiện của cấc cấp ngành chưa đồng bộ nhất là trong giải quyết các vụ việc phức tạp.

- Hai là, việc phân chia địa giới quản lý hành chính tương đối rõ ràng nhưng chưa phù hợp, chưa thuận tiện cho công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm. Việc chia tách huyện Thuận Nam từ huyện Ninh Phước làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng do sự tàn dư của lịch sử để lại.

- Ba là, các quy định về thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, tuy đã được đơn giản hóa như thủ tục hành chính một cửa nhưng vẫn còn chưa thông thoáng để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc được cung cấp thông tin về QHXD và đi xin phép xây dựng.

77

- Bốn là,việc triển khai thực hiện nhiệm vụ đã phân cấp rõ ràng nhưng theo quy định, tuy nhiên còn chậm, lúng túng trong việc xây dựng mô hình quản lý. UBND huyện chưa đề cao vai trò, trách nhiệm, thiếu quan tâm, còn giao phó cho các phòng ban, UBND các xã hoặc thiếu quyết liệt, thiếu sự giám sát kiểm tra, đôn đốc và chưa chủ động xử lý các vi phạm. Đối với cấp xã mặc dù được phân cấp quản lý, được sự trợ giúp của cán bộ quản lý trật tự xây dựng thuộc Phòng Kinh tế và Hạ tầng nhưng công tác quản lý quy hoạch, giám sát chủ đầu tư xây dựng công trình theo giấy phép và hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt chưa thường xuyên, chưa kịp thời. Một bộ phận cán bộ còn nể nang, né tránh, ngại va chạm hoặc có biểu hiện tiêu cực.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Một là, bộ máy quản lý Nhà nước (các Sở, ngành, Phòng, ban và UBND các xã thuộc huyện) về công tác quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng bố trí đủ về số lượng nhưng hoạt động chưa đồng bộ, ăn khớp, thông suốt vẫn còn nhiều khâu trung gian từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh dẫn đến tình trạng quản lý thiếu tập trung và không thống nhất.

- Hai là, Cán bộ lãnh đạo có sự quan tâm chỉ đạo nhưng chưa đúng mức, nên có nhiều việc thiếu kiểm tra; mặt dù đều bố trí vốn để thực hiện quy hoạch nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu, chưa kêu gọi, cũng như huy động các nguồn lực khác của xã hội.

- Ba là, số lượng hồ sơ xin cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện ngày càng nhiều, nhu cầu càng tăng nhưng số lượng cán bộ quản lý ở các xã và huyện lại chưa đủ năng lực để đáp ứng như cầu giải quyết công việc. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng tuy đã được cải cách, song vẫn còn rườm rà, chất lượng chuyên môn trong cấp phép xây dựng còn hạn chế, mặt khác cũng do trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế của cán bộ quản lý vẫn còn hạn chế do vậy sẽ làm trở ngại tiến độ giải quyết công việc.

- Bốn là, công tác tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm có thực hiện nhưng còn yếu. Ở một số lĩnh vực không kiên quyết xử lý các trường hợp, vụ việc phát sinh còn nôn nóng, thiếu sáng tạo trong công việc, phương pháp tổ chức thực hiện thiếu tính thuyết phục, chưa tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của người dân..

78

- Năm là, công tác tuyên truyền giáo dục chưa sâu, chưa thường xuyên. Ý thức chấp hành kỉ cương trật tự xây dựng - đô thị của một bộ phận người dân chưa tốt. Công tác cải cách hành chính, nhất là những thủ tục liên quan đến công dân trong lĩnh vực quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng chưa làm tốt. Các điều kiện để tổ chức thực hiện còn chưa đồng bộ và công tác quản lý của chính quyền xã, các cơ quan chức năng còn chưa chặt chẽ, đôi lúc còn buông lỏng.

- Sáu là, sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong lĩnh vực (các cơ quan công an, cơ quan cấp điện, nước, tòa án...) chưa được chặt chẽ trong quá trình xử lý công trình vi phạm, chỉ dừng vẫn còn hiện tượng trốn tránh trách nhiệm, nhiệm vụ. Mặt khác, trong đầu tư phát triển do thiếu đồng bộ nên hiệu quả không cao, các nguồn lực chưa được tập trung và đầu tư bị phân tán.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện thuận nam, tỉnh ninh thuận (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)