Đánh giá việc thực hiện công tác quản lý quy hoạch xây dựng của các cấp chính quyền

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện thuận nam, tỉnh ninh thuận (Trang 82 - 85)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN NAM GIAI ĐOẠN 2015-2020

3.2. Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện Thuận Nam

3.2.1. Đánh giá việc thực hiện công tác quản lý quy hoạch xây dựng của các cấp chính quyền

3.2.1.1. Việc ban hành và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý quy hoạch xây dựng

Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng tại Việt Nam hiện nay là thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý, thông qua các công việc trọng tâm là:

a. Nguyên tắc chung: Ban hành, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quy hoạch xây dựng; kiểm tra sự tuân thủ các quy định pháp luật về quy hoạch, xây dựng công trình, nhà ở của các tổ chức, cá nhân; xử lý các vi phạm về xây dựng theo quy định của pháp luật.

b. Tình hình thực hiện: Cùng với việc ban hành các quy định, cơ quan quản lý nhà nước cũng đẩy mạnh công tác phổ biến, hướng dẫn thông qua những hình thức như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết ở các công sở, mở các lớp tập huấn, qua đó giúp các đơn vị, cá nhân cũng như các cơ quan quản lý cập nhật, nắm rõ các nội dung mới, các thay đổi trong những quy định liên quan đến công tác quản lý QHXD, cụ thể là xây dựng nhà ở và công trình theo quy hoạch.

c. Đánh giá: Có thể nói, hệ thống văn bản pháp quy hiện hành về quản lý QHXD đến nay là tương đối bao quát, từ quy định trong các Luật đến những văn bản dưới Luật đã đặt ra những yêu cầu về quản lý trong tất cả các giai đoạn từ khảo sát, lập, phê duyệt, công bố công khai, đầu tư, từ lập dự án, thiết kế, thi công đến bảo hành, bảo trì, xử lý, điều chỉnh cho phù hợp; hoặc những quy định về điều kiện hoạt động xây dựng của các tổ chức và cá nhân. Qua đó, vừa giúp các thành phần tham gia có cơ sở kiểm soát quá trình thực hiện, vừa ngăn ngừa các vi phạm ảnh hưởng đến chất lượng các đồ án quy hoạch. Tuy nhiên, công tác ban hành, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật liên quan quản lý QHXD đang còn những tồn tại sau:

71

- Ban hành rải rác, kéo dài, phân tán, thiếu thống nhất: Các quy định pháp lý thường được ban hành rải rác, kéo dài, ví dụ Luật Xây dựng ban hành năm 2014, đến năm 2015 mới có Nghị định Nghị định 44/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng, năm 2016 có Thông tư của Bộ Xây dựng hướng dẫn và các quy định chế tài tương đối đầy đủ, thời gian tổng cộng kéo dài đến 3 năm.

- Chưa đầy đủ, bất cập với thực tế: Mặc dù Chính phủ, các bộ liên quan đã ban hành nhiều quy định về quản lý quy hoạch xây dựng, nhưng vẫn chưa đầy đủ, một số nội dung còn bất cập với thực tế. Tồn tại này dẫn đến khó khăn cho cả các đối tượng hoạt động xây dựng và cơ quan quản lý nhà nước trong xử lý nhiều vấn đề về xây dựng không phép, sai phép ảnh hưởng đến đồ án quy hoạch.

- Chậm được triển khai trên thực tế, chưa được hướng dẫn hiệu quả: Cũng như quy định pháp lý ở những lĩnh vực khác, các văn bản pháp lý trong quản lý QHXD cũng có tình trạng chậm đi vào cuộc sống, các đối tượng hoạt động xây dựng và cả một số cơ quan quản lý nhà nước chậm cập nhật quy định mới hoặc những thay đổi pháp luật liên quan về quản lý quy hoạch; ngoài ra, do việc phổ biến và hướng dẫn chưa hiệu quả, kể cả cách diễn đạt trong một số quy định chưa thật sự dễ hiểu, nên vẫn còn tình trạng hiểu sai về chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về QHXD.

3.2.1.2. Tình hình sử dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng tại huyện Thuận Nam

a. Về chương trình quản lý hồ sơ và chương trình quản lý văn bản

- Hiện các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện từ phòng, ban đến UBND các xã đều áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý là phần mềm lõi gồm chương trình quản lý hồ sơ và chương trình quản lý văn bản để thực hiện công tác quản lý hành chính nhà nước chủ yếu là về mặt công văn đi đến, luân chuyển hồ sơ và sử dụng trong quy trình liên thông (chưa liên thông về quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng).

- Tuy nhiên, phần mềm này chưa thực sự đạt hiệu quả trong công tác quản lý vì các lỗi sau:

72

+ Báo cáo chưa đầy đủ; lỗi timeout (hết giờ, rớt mạng) khi tra cứu số lượng lớn, hoặc nhiều người cùng sử dụng; chức năng theo dõi ý kiến chỉ đạo chưa đạt hoàn toàn yêu cầu; thống kê tình hình xử lý chưa đúng;

+ Về công tác triển khai thì gặp một số vướng mắc tại các đơn vị hành chính như sau:

Tốc độ hiệu chỉnh còn chậm; vấn đề quản lý văn bản cập nhật tại mỗi đơn vị khi hiệu chỉnh đó chính là khi sửa lỗi chương trình làm phát sinh lỗi mới, sửa được lỗi mới gặp lại lỗi cũ.

- Về việc thực hiện kết nối liên thông trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thì đã liên thông được các Sở, ngành và các đơn vị, Ủy ban nhân dân các xã của huyện thông phần mềm quản lý văn bản với văn phòng ủy ban (phần mềm TD office).

b. Về chương trình thực hiện quy trình liên thông trong công tác quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng

- Các phòng: Kinh tế và Hạ tầng, Tài nguyên và Môi trường,Trung tâm phát triển quỹ đất, Văn phòng Đăng ký đất đai và Ủy ban nhân dân các xã đều có quy chế, xây dựng quy trình, nghiệp vụ thụ lý hồ sơ, ứng dụng quản lý chất lượng ISO trong quản lý và điều hành. Quy trình “một cửa” đã được cải tiến trong khâu nhận – trả và theo dõi tiến độ hồ sơ. Tuy nhiên, hệ thống phần mềm lõi chỉ hoạt động được khoảng 20% công suất, công tác tra cứu, thống kê, liên kết giữa các giao diện còn hạn chế, chức năng phân quyền cho các phòng, ban để thực hiện công tác kiểm tra còn giới hạn.

- Hiện nay, việc tra cứu quy hoạch thông qua công nghệ thông tin là chưa được áp dụng, các tổ chức và cá nhân muốn tìm hiểu chủ yếu là lên trực tiếp các Phòng, ban để trao đổi. Việc triển khai quy trình liên thông một cửa giữa xã và các đơn vị trên địa bàn huyện chưa được thực hiện. Nguyên nhân chính là phần nhiều cán bộ xã chư được đào tạo công nghệ thông tin chuyên ngành.

c. Đánh giá chung về tình hình ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý‎ quy hoạch và cấp phép xây dựng

- Công nghệ thông tin và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện, mục tiêu là hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông là yếu tố có ý

73

nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông phải gắn với quá trình đổi mới và bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với điều kiện thực tế, phải được lồng ghép trong các chương trình, hoạt động chính trị, quản lý, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ và an ninh quốc phòng.

- Từ khi mới thành lập, huyện Thuận Nam đã có kế hoạch là 100% các phòng, ban và UBND các xã sẽ ứng dụng GIS xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, kết nối qua mạng truyền dẫn tốc độ cao và cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho người dân. Điều này giúp cơ quan quản lý nhà nước xử lý dữ liệu nhanh, chính xác, đồng thời các cấp lãnh đạo cũng có thông tin đầy đủ, kịp thời. Tuy nhiên, cho đến nay điều này vẫn chưa thực hiện được. Người dân chưa được cung cấp thông suốt các thông tin về quy họach, về tiến độ giải quyết hồ sơ theo nhu cầu của người dân mà cụ thể là hồ sơ đề nghị cung cấp thông tin về quy hoạch và cấp phép xây dựng, chưa đáp ứng được với nhịp độ phát triển chung của tốc độ phát triển công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện thuận nam, tỉnh ninh thuận (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)