CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN NAM GIAI ĐOẠN 2015-2020
3.4. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng của huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới
3.4.4. Một số giải pháp khác
Ngoài những giải pháp trên, còn có các giải pháp khác mang tính định hướng, khuyến khích nhằm nâng cao tính tự giác tuân thủ quy định của pháp luật trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng như sau:
3.4.4.1. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
Để đủ khả năng đảm nhiệm việc quản lý quy hoạch xây dựng thì đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cần phải đáp ứng cả yêu cầu về số lượng lẫn năng lực chuyên môn.
- Xem xét số lượng cán bộ hợp lý: Về số lượng, cần có đủ cán bộ chuyên trách để quản lý quy hoạch trên một địa bàn (huyện, xã), trong đó cần nhiều nhất là cán bộ chuyên trách kiểm tra việc thực hiện.
- Có chế độ đào tạo thường xuyên, hiệu quả: Để nâng cao năng lực chuyên môn, giúp cán bộ quản lý luôn cập nhật công nghệ, kỹ thuật mới, không bị lạc hậu so với các quy định vừa ban hành, tạo tính cạnh tranh trong công việc cần phải có chế độ đào tạo thường xuyên, hiệu quả.
+ Cơ quan quản lý nhà nước cần liên kết với các cơ sở đào tạo, các hiệp hội nghề nghiệp để tổ chức những khóa học định kỳ chuyên ngành cho cán bộ quản lý QHXD (nhà nước lẫn tư nhân). Cần quy định số giờ học tối thiểu trong một năm (cả được cử đi lẫn tự học) mà một cán bộ phải học phù hợp với lĩnh vực của mình (ví dụ như đề án 1961 của Học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị).
+ Thường xuyên kiểm tra và phối hợp kiểm tra các đồ án QHXD được triển khai trên địa bàn: Chính việc thường xuyên kiểm tra thực địa cũng là một phương cách giúp cán bộ quản lý cập nhật, nâng cao trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, tạo tính cạnh tranh trong họat động quản lý.
- Để đảm bảo các yêu cầu trên cần sự quan tâm của UBND tỉnh, huyện và các sở chuyên ngành như: Bố trí nguồn kinh phí tổ chức tập huấn để nâng cao năng lực của cán bộ công chức từ huyện đến xã,… liên quan đến công tác quản lý quy hoạch xây dựng.
3.4.4.2. Xây dựng kế hoạch, chương trình hình động nhằm huy động các nguồn lực xã
hội để thực hiện hiệu quả triển khai đầu tư các dự án của đồ án quy hoạch xây dựng
93
- UBND huyện xây dựng kế hoạch kêu gọi đầu tư từ nguồn lực xã hội theo các hình thức đầu tư như: BT, BOT,… để triển khai kêu gọi đầu tư. Trong kế hoạch xác định danh mục dự án kêu gọi đầu tư, xác định rõ các thông số kỹ thuật của dự án, xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư và đa dạng hình thức ưu đãi đảm bảo tính khả thi để tạo sự hấp dẫn cạnh tranh trong công tác kêu gọi đầu tư, đăng tải thông tin dự án kêu gọi đầu tư trên cổng thông tin điện tử để nhà đầu tư biết có nhu cầu tham gia đầu tư.
- Có kế hoạch cụ thể cải cách thủ tục hành chính kêu gọi đầu tư, thủ tục đầu tư thuận lợi nhất để nhà đầu tư triển khai đầu tư nhanh nhất, có sự khớp nối chung mục đích, chung lợi ích giữa nhà đầu tư, các ngành chức năng và chính quyền địa phương.
- Tranh thủ các nguồn vốn chương trình mục tiêu của Chính phủ, Bộ ngành Trung ương, tỉnh và các nguồn vốn tài trợ của nước ngoài phù hợp với mục tiêu dự án mà huyện đang cần triển khai nhanh chóng lập thủ tục để được chấp thuận nguồn vốn tài trợ để thực hiện dự án.
- Triển khai đầu tư theo quy hoạch có sự tham gia của tư nhân (Nhà nước – Tư nhân - Cộng đồng): Việc đầu tư cơ sở hạ tầng theo ĐAQH để thuận tiện cho việc quản lý, đòi hỏi nguồn lực rất lớn, đây là bài toán hết sức nan giải của chính quyền địa phương trong những năm qua, trong khi đó nhu cầu của doanh nghiệp và người dân để ổn định sản xuất, kinh doanh và ở là rất lớn. Vì vậy, huyện cần có sự phối hợp với tư nhân, cộng đồng để thực hiện đầu tư; khuyến khích người dân đầu tư sử dụng đất nông nghiệp khi chưa tiến hành đầu tư các dự án, tránh tình trạng bỏ hoang hóa đất nông nghiệp (ví dụ như đổi đất lấy công trình; Nhà nước thực hiện quản lý, đầu tư với nguồn tài chính là các hộ gia đình có nhu cầu đóng góp; Nhà nước mượn kinh phí, quỹ đất của người dân có thời hạn đầu tư).
3.4.4.3. Chế độ khuyến khích về vật chất
- Mức thu nhập là một trong những điều kiện thu hút được người có năng lực tham gia công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý quy hoạch xây dựng nói riêng, đặc biệt ở cấp độ kỹ thuật và chuyên nghiệp, cũng như khuyến khích tinh thần làm việc.
Đồng thời cũng phải chú ý là cần phải cân đối giữa thu nhập của thành phần tư nhân (cộng đồng) với cán bộ nhà nước, không bị chênh lệch và mức thu nhập này ít nhất phải sát với mức trên thị trường lao động, thực hiện được điều này sẽ hạn chế được
94
tiêu cực, thúc đẩy tính tự giác học tập nâng cao trình độ, tìm tòi, học hỏi không ngừng của người làm công tác quản lý QHXD.
- Để thực hiện được mức thu nhập nêu trên mà không làm tăng gánh nặng cho ngân sách, giải pháp hiệu quả nhất là xem việc cấp phép quy hoạch, cấp phép xây dựng là một dịch vụ bắt buộc và chủ đầu tư, đơn vị phải trả phí để thực hiện. Khi đó, sẽ có một nguồn thu không nhỏ từ hoạt động này. Ngoài ra còn các biện pháp khác để tăng thu cho hoạt động quản lý xây dựng như tăng phí cấp phép xây dựng theo quy mô công trình (không cào bằng mức thu như hiện nay), tăng mức phạt theo quy mô vi phạm, theo mức tăng trưởng của nền kinh tế v.v....
3.4.4.4. Tổ chức đánh giá, biểu dương, khen thưởng
- Thường xuyên nghiêm túc đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch của thời kỳ trước, những tồn tại, thiếu xót, thành công hay thất bại trong việc thực hiện các quy hoạch đặc biệt là các chỉ tiêu và tính khả thi của các quy hoạch trình duyệt, rút kinh nghiệm để hoàn thiện công tác lập và thẩm định điều chỉnh quy hoạch.
- Trên cơ sở kế hoạch hàng năm, quy định quản lý các đồ án QHXD được duyệt, tổ chức sơ kết, tổng kết quý, năm. Từ đó, tôn vinh, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, biểu dương đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác quản lý QHXD trên địa bàn huyện làm động lực cho việc quản lý ngày một tốt hơn.
3.4.4.5. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, tổ chức và người dân
- Tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo kết hợp tăng cường công tác tuyên truyền, toàn bộ các cấp, các ngành, tổ chức và người dân đều vào cuộc tham gia xây dựng nếp sống văn minh, sống và làm việc theo quy định.
- Tăng cường tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và người dân địa phương thấy được sự cần thiết, quan trọng của công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cũng như quản lý xây dựng theo quy hoạch nhằm huy động mọi thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng, giám sát, tham gia cùng nhà nước quản lý tốt QHXD cũng như nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
- Tạo sự gắn kết, phối hợp, vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị: Các phòng, ban
95
huyện và các địa phương để đẩy mạnh công tác triển khai các dự án có tính nhạy cảm, phức tạp, dự án khó khăn trong công tác GPMB và tái định cư nhiều, đảm bảo tiến độ, chất lượng yêu cầu.
Đây là giải pháp trọng tâm, then chốt. Công tác tuyên truyền có hiệu quả sẽ góp phần hạn chế việc phát sinh các vi phạm, các quy định trong quy hoạch xây dựng, giảm áp lực giải quyết cho các cơ quan chức năng và giảm thiệt hại về vật chất cho xã hội. Do đó việc tuyên truyền phải được thường xuyên, liên tục. Hình thức cần đa dạng, phong phú. Nội dung cần tập trung vào việc công bố quy hoạch, các quy định về việc cấp phép, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ đầu tư khi tiến hành xây dựng công trình, việc xử lý vi phạm của các cấp có thẩm quyền,...
3.4.4.6. Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý xây dựng
- Trong xu thế phát triển hiện nay, hiện đại hóa nền hành chính là tất yếu. Huyện Thuận Nam mặc dù đã có chủ trương xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về đất đai, xây dựng để làm công cụ quản lý nhà nước và là phương tiện hữu hiệu để người dân có thể truy xuất thông tin dễ dàng nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện được. Do đó, cần phải triển khai việc cập nhật dữ liệu, thiết lập cơ sở dữ liệu chuyên ngành, liên thông giữa các cơ quan hành chính (từ huyện đến xã) thậm chí với các công ty tư nhân để có thể dễ dàng thực hiện trong công tác báo cáo, thực hiện nhận hồ sơ qua mạng và cần phải đưa việc sử dụng GIS trở thành quen thuộc trong ngành xây dựng và quản lý hệ thống dữ liệu.
- Việc áp dụng GIS trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng mang lại hiệu quả và tính khả thi cao. Việc ứng dụng công nghệ sẽ giải quyết được các vấn đề sau:
+ Quản lý tập trung các thông tin quy hoạch. Tạo môi trường đơn giản, thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng các thông tin quy hoạch. Phục vụ nhanh chóng các nhu cầu về khai thác thông tin, tin học hóa quá trình giải quyết các thủ tục hành chính.
+ Với lãnh đạo: Cung cấp thông tin đa chiều, tổng hợp và thuộc nhiều chủ đề khác nhau, thông tin mang tính tri thức hỗ trợ việc ra quyết định.
+ Với đơn vị quản lý quy hoạch xây dựng cung cấp một hệ thống thông tin thống nhất từ việc khởi tạo dữ liệu, quản lý cập nhật dữ liệu đến các hình thức khai thác dữ liệu
96 theo yêu cầu nghiệp vụ.
+ Với các đơn vị có nhu cầu sử dụng thông tin quy hoạch xây dựng: Được cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng theo chức năng nhiệm vụ của mình.
+ Với cộng đồng: Cung cấp một kênh tra cứu thông tin về quy hoạch xây dựng, thông tin về khu vực ở hoặc khu đất dự kiến sẽ đầu tư, đồng thời biết được trạng thái xây dựng của lô đất nhà mình như thế nào.
- Việc xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu tốt cũng đồng nghĩa tạo tiền đề cho các thành phần tư nhân tham gia vào công tác quản lý quy hoạch xây dựng.
3.4.4.7. Tăng cường đẩy mạnh cải cách hành chính
- Các quy trình cấp phép quy hoạch, cấp giấy phép xây dựng được xây dựng theo hướng cải cách hành chính sẽ nâng cao hiệu quả chất lượng công việc và rút ngắn thời gian giải quyết thụ lý hồ sơ. Và điều này sẽ giúp cho chủ đầu tư không có tâm lý ngại khó khăn trong việc xin phép mà sẽ được tạo điều kiện giải quyết một cách thuận lợi nhanh chóng.
- Cần đẩy mạnh và thực hiện tốt hơn nữa cơ chế cải cách hành chính một cửa, một cửa liên thông qua 3 mục tiêu sau:
+ Giải quyết đúng luật pháp: Tất cả các yêu cầu theo quy trình đã được công bố công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi nhận hồ sơ xử lý.
+ Không gây phiền hà cho chủ đầu tư: Cán bộ nhận hồ sơ phải am hiểu các quy định, tránh nhận rồi lại trả do thiếu hiểu biết.
+ Giải quyết thủ tục đảm bảo đúng chế độ nhanh chóng: Xây dựng quy trình để rút ngắn thời gian giải quyết nếu có thể để tạo sự đồng tình của các tổ chức cá nhân, xây dựng văn hóa xin lỗi công khai khi giải quyết chậm trễ các hồ sơ theo quy định.
- Ứng dung công nghệ thông tin trong việc giải quyết hồ sơ hành chính, thưc hiện nghiêm túc việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 của UBND huyện.
Xây dựng hoàn chỉnh các quy trình giải quyết hồ sơ trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng.
97 Kết luận chương 3
- Qua nghiên cứu quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng và những yêu cầu cấp thiết đặt ra trong thời gian đến trên địa bàn huyện Thuận Nam cho thấy đây là một công tác hết sức phức tạp nhưng lại vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết tình trạng bức xúc của địa phương. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải đầu tư công sức, thời gian để giải quyết công việc một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Là một huyện phía Nam phát triển nhiều thành phần kinh tế quan trọng, là khu vực công nghiệp, thương mại – dịch vụ và năng lượng của tỉnh, Thuận Nam sẽ sẽ góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của Tỉnh.
- Phải xem công tác quản lý quy hoạch xây dựng như một dịch vụ bắt buộc chủ đầu tư phải thực hiện, người thực hiện kiểm tra không chỉ là cơ quan quản lý nhà nước mà cả cộng đồng dân cư. Như vậy, gánh nặng kiểm soát sẽ được san sẻ, hình thành được một hệ thống kiểm soát chất lượng xây dựng, tận dụng hiệu quả mọi nguồn lực xã hội.
- Đối với bộ máy quản lý nhà nước, cần thay đổi cách thức quản lý quy hoạch xây dựng theo hướng có kế hoạch từ ban hành, thay đổi quy định pháp lý đến kiểm tra.
- Việc xử lý vi phạm cần tăng nặng hơn mức phạt để có tính răn đe và tạo công bằng.
Ngoài ra, nhằm tận dụng sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước liên quan trong xử lý vi phạm, cần đưa hệ thống tòa án vào quá trình xử lý, xem như một thủ tục bình thường.
Tạo điều kiện cho các hiệp hội nghề nghiệp cùng cơ quan quản lý nhà nước xử lý vi phạm.
- Vai trò định hướng của cơ quan nhà nước cần phát huy hơn nữa, nhằm tạo tác động tích cực nâng cao chất lượng các đồ án quy hoạch và công tác quản lý quy hoạch xây dựng, tính tự giác chấp hành quy định của các thành phần tham gia.
98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ