CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN NAM GIAI ĐOẠN 2015-2020
3.4. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng của huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới
3.4.2. Giải pháp về cách thức quản lý nhà nước
Xét hiện trạng kinh tế - xã hội nói chung và ngành xây dựng của Việt Nam nói riêng, đối với từng nội dung thực thi quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng, sẽ chia ra những đề xuất ưu tiên thực hiện ngay (ngắn hạn) và các đề xuất cho tương lai xa hơn (dài hạn).
a. Ban hành, phổ biến, hướng dẫn các quy định pháp luật
Để khắc phục những tồn tại trong công tác ban hành, phổ biến, hướng dẫn các quy định pháp luật liên quan đến quản lý QHXD, xây dựng theo quy hoạch, cấp phép quy hoạch và cấp phép xây dựng..., cần thực hiện những biện pháp là: Ngắn hạn: Thống nhất hóa quy định; quy định chu kỳ cho việc sửa đổi. Dài hạn: Phân quyền ban hành quy định.
- Thống nhất hóa quy định: Kèm theo quyền ban hành chính sách, quy định, mỗi tỉnh/huyện hoặc vùng (gồm nhiều tỉnh lân cận, huyện lân cận) cần tổng hợp, thống nhất tất cả các quy định liên quan về công tác quản lý QHXD áp dụng trên địa bàn của mình vào một bản duy nhất.
Ví dụ nếu ở huyện Thuận Nam tập hợp tất cả quy định liên quan đến QHXD vào một bộ quy định gọi là “Quy tắc quản lý QHXD của huyện Thuận Nam”; khi đó, các đơn vị, cá nhân liên quan chỉ phải căn cứ vào bộ quy định duy nhất này trong hoạt động có liên quan đến quy hoạch xây dựng và kiểm soát quá trình quy hoạch, không phải cùng lúc đối chiếu nhiều văn bản pháp quy khác nhau như hiện nay.
- Quy định về chu kỳ cho việc sửa đổi văn bản pháp lý
+ Đối với các văn bản pháp lý, cần quy định một chu kỳ cho việc đánh giá sự phù hợp để có điều chỉnh, thay thế, nhằm đáp ứng tình hình thực tế; ví dụ một văn bản pháp lý sẽ được đánh giá lại sau 3 đến 5 năm từ ngày ban hành. Song song đó là thực hiện thông báo rộng rãi tiến trình cũng như những nội dung dự định thay đổi sắp tới trong các quy định pháp lý.
+ Biện pháp trên sẽ có lợi ích là tiếp thu được nhiều ý kiến góp ý, giúp các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng (là người chịu ảnh hưởng của những quy
86
định) có thời gian chuẩn bị để thích ứng, khắc phục tình trạng “gây bất ngờ”; tăng cường hiệu quả phổ biến, đảm bảo sự thành công của việc ban hành quy định.
- Phân quyền ban hành quy định: Về lâu dài, chính quyền cấp tỉnh/huyện cần được quyền ban hành những chính sách, quy định về quản lý quy hoạch xây dựng phù hợp với tình hình địa phương, chỉ cần không thấp hơn yêu cầu trong các quy định pháp lý cao hơn. Ví dụ Ủy ban nhân dân huyện có thể ban hành quy định khắt khe hơn các địa phương khác đối với điều kiện hành nghề thiết kế, thẩm định quy hoạch xây dựng trên địa bàn.
b. Kiểm tra sự tuân thủ quy định về quy hoạch xây dựng
Để công tác kiểm tra được thực hiện hiệu quả, khắc phục những tồn tại hiện nay, cần phải xem công tác kiểm tra như một loại dịch vụ bắt buộc mà chủ đầu tư phải tiến hành để chứng minh sự tuân thủ của mình đối với các quy định về QHXD. Theo hướng này, có các đề xuất sau cho công tác kiểm tra như sau:
Quy định rõ quy trình kiểm tra: Cần quy định rõ trình tự tiến hành kiểm tra gồm
- Lập kế hoạch kiểm tra: Căn cứ vào loại và quy mô, tính chất của các đồ án QH xây dựng mà người kiểm tra sẽ xác định số lần và nội dung kiểm tra, chủ yếu là ở các bước chuyển giai đoạn từ khi khảo sát lập nhiệm vụ...cho đến khi triển khai. Khi đã hình thành được hệ thống kiểm tra, nếu quy hoạch này được Chủ đầu tư (không phải là cơ quan quản lý Nhà nước) kiểm tra, phải gửi kế hoạch này cho cơ quan quản lý nhà nước để quản lý, theo dõi.
- Tiến hành kiểm tra: Khi đồ án QHXD tới thời điểm cần kiểm tra (như kế hoạch đã lập), chủ đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước và địa phương phải tạm dừng thực hiện ngay các công việc đang thực hiện cho công tác kiểm tra.
- Báo cáo kết quả kiểm tra: Nếu kết quả kiểm tra cho thấy việc triển khai các đồ án quy hoạch xây dựng đã tuân thủ quy định, người kiểm tra sẽ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Trường hợp phát hiện có sai sót, điểm không phù hợp, người kiểm tra phải báo cáo và có kiến nghị đề xuất xử lý cụ thể cho từng đồ án quy hoạch.
c. Trao quyền chủ động cho địa phương chủ động thành lập đoàn kiểm tra khi chọn người kiểm tra
87
- Khi đã hình thành được hệ thống kiểm tra, địa phương sẽ được chủ động chọn cơ quan quản lý nhà nước hoặc kiểm tra tư nhân (đơn vị có năng lực) để thực hiện kiểm tra trong quá trình triển khai quy hoạch, là một dịch vụ bắt buộc nhưng có hai đối tượng cùng thực hiện là cơ quan nhà nước cấp trên và địa phương có tham gia của cộng đồng.
- Điều này tạo ra sự linh hoạt trong thực hiện kiểm tra, giảm gánh nặng cho cơ quan quản lý nhà nước; ngoài ra còn tạo sự cạnh tranh giữa cơ quan nhà nước và kiểm tra tư nhân, thúc đẩy nâng cao trình độ năng lực.
d. Xử lý vi phạm
Mục đích cuối cùng của việc xử lý vi phạm là buộc đối tượng vi phạm phải tuân thủ quy định và ngăn ngừa vi phạm khác. Để đạt mục tiêu này, việc xử lý vi phạm cần theo các đề xuất sau: Ngắn hạn: Xử lý được các hành vi xảy ra, mức phạt phải tương ứng với quy mô vi phạm, huy động được các lực lượng chức năng tham gia xử lý. Dài hạn: Có sự tham gia của các hiệp hội nghề nghiệp.
- Xử lý được các hành vi xảy ra: Cần quy định đủ biện pháp xử lý đối với tất cả vi phạm có khả năng xảy ra, để không còn tình trạng có vi phạm nhưng không xử lý được do chưa có quy định hoặc nể nan. Ví dụ tình trạng quy hoạch được phê duyệt nhưng một số Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn không tiến hành cắm các mốc theo quy định với lý do chưa bố trí kinh phí dẫn đến khó khăn cho địa phương trong việc quản lý.
- Mức phạt linh họat: Cần chấm dứt tình trạng cùng một vi phạm sẽ bị phạt với mức như nhau bất kể quy mô sai phạm, sẽ không có tác dụng răn đe và thiếu công bằng.
Mức phạt cần tính tăng lũy tiến theo quy mô với số tiền phạt cụ thể phải đủ lớn để đối tượng bị xử lý cảm thấy bị thiệt hại nhiều hơn là lợi ích thu được từ việc vi phạm.
Đồng thời mức phạt có thể được quy định bằng hệ số, gia tăng theo sự phát triển của nền kinh tế.
- Huy động được các lực lượng chức năng khác tham gia xử lý
+ Ngoài hình thức phạt tiền, còn các biện pháp xử lý khác như cấm hành nghề, tịch thu phương tiện vi phạm, cưỡng chế thực hiện tuân thủ quy định.... Để thực hiện những
88
biện pháp này, cần sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng khác như công an, thuế, các đơn vị cung cấp điện – nước, cơ quan cấp phép kinh doanh v.v...
+ Tuy nhiên, hiện nay sự tham gia của những đơn vị này còn hạn chế, thường chỉ xảy ra khi có chỉ đạo từ Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã. Nhưng xét về bản chất, việc thực hiện chỉ đạo này của chính quyền chưa đủ căn cứ pháp luật chặt chẽ, vì việc cấp phép kinh doanh, cung cấp điện nước... là căn cứ vào những quy định luật pháp khác, vào hợp đồng giữa các bên (quan hệ giao dịch dân sự), nên những quan hệ này chỉ thay đổi (ngưng hợp đồng) khi có thỏa thuận của hai bên hoặc quyết định của tòa án.
Vì vậy, cần đưa hệ thống tòa án tham gia vào quy trình xử lý vi phạm, để trong trường hợp đối tượng vi phạm không thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về tuân thủ quy định, thủ tục tiếp theo là đưa ra tòa để có quyết định pháp lý buộc đối tượng vi phạm thực hiện cũng như buộc những cơ quan chức năng khác có trách nhiệm tham gia xử lý.
- Có sự tham gia của các hiệp hội nghề nghiệp
+ Để các hội nghề nghiệp có thể tham gia vào việc xử lý vi phạm, cần nâng cao vai trò của những tổ chức này, như giao chức năng cấp chứng chỉ hành nghề cho kỹ sư, kiến trúc sư; chịu trách nhiệm tổ chức các chương trình đào tạo bắt buộc; hoặc quy định các cá nhân hay doanh nghiệp phải là thành viên của hội nghề nghiệp thì mới được tham gia một số hoạt động xây dựng v.v....
+ Khi đó, những hội nghề nghiệp cũng có thể tham gia xử lý vi phạm, nhất là đối với cá nhân qua những biện pháp như rút chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hay khai trừ tư cách hội viên (đồng nghĩa việc không được tham gia một số hoạt động nghề nghiệp)...