CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
2.2. Nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng
2.2.5. Quản lý quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt
- Việc cấm mốc giới xây dựng ngoài thực địa được thực hiện đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng.
- Cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng được duyệt gồm chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng, ranh giới vùng cấm xây dựng theo hồ sơ mốc giới được phê duyệt.
- Thời gian lập và phê duyệt hồ sơ mốc giới không quá 30 ngày, kể từ ngày đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt. Việc cắm mốc giới ngoài thực địa phải được hoàn thành trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hồ sơ mốc giới được phê duyệt.
2.2.5.2. Quản lý chỉ giới, mốc giới (chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, hành lang đất cho hạ tầng,...)
- Ủy ban các cấp, các chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân tổ chức quản lý các chỉ giới và mốc giới xây dựng đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
- Mốc giới phải bảo đảm độ bền vững, có kích thước theo tiêu chuẩn và được ghi các chỉ số theo quy định, dễ nhận biết, an toàn cho người, phương tiện giao thông qua lại và phù hợp với địa hình, địa mạo khu vực cắm mốc.
34
- Khi quy hoạch xây dựng được điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh chỉ giới và mốc giới theo quy hoạch điều chỉnh.
- Người nào có hành vi cắm mốc chỉ giới, cốt xây dựng sai vị trí, di dời, phá hoại mốc chỉ giới, cốt xây dựng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2.2.5.3. Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng
- Việc cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng được thực hiện dưới các hình thức:
Công khai đồ án QHXD; giải thích QHXD; cung cấp thông tin bằng văn bản.
- Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận, xử lý và cung cấp các thông tin bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân và chậm nhất là 15 ngày khi có yêu cầu. Các thông tin về địa điểm xây dựng, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, cốt xây dựng và thông tin khác có liên quan đến đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt do mình quản lý.
2.2.5.4. Lập kế hoạch thực hiện và quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan - Lập kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.
+ Các đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chung xây dựng xã sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải được lập kế hoạch để thực hiện quy hoạch.
+ Bộ Xây dựng chủ trì lập và phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh thuộc trách nhiệm mình tổ chức lập; chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng lập và phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng đối với các đồ án thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong ranh giới hành chính do mình quản lý.
+ Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lập và phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng đối với các đồ án thuộc thẩm quyền của mình phê duyệt.
35
- Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan quy hoạch xây dựng: Nghiên cứu từ Nghị định số 38/NĐ-CP về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, có thể đúc kết việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan quy hoạch xây dựng như sau:
+ Đối với không gian đồ án: Không gian tổng thể và các không gian cụ thể được quản lý theo đồ án quy hoạch, quy định quản lý quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các khu vực gồm: Khu vực mới phát triển; khu vực bảo tồn; khu vực khác; khu vực giáp ranh; đảm bảo tính liên hệ, kết nối chặt chẽ về không gian, cảnh quan cho những vùng giáp ranh; kết hợp điều kiện địa hình, hệ thống cây xanh, mặt nước, hệ thống giao thông hiện có tạo ra không gian nối kết liên thông tự nhiên, cải thiện môi trường; cần khai thác hợp lý cảnh quan thiên nhiên nhằm tạo ra giá trị thẩm mỹ, gắn với tiện nghi, nâng cao hiệu quả sử dụng không gian và bảo vệ môi trường.
+ Đối với cảnh quan của đồ án: Cảnh quan quy hoạch do cơ quan quản lý trực tiếp quản lý. Chủ sở hữu các công trình kiến trúc, cảnh quan có trách nhiệm bảo vệ, duy trì trong quá trình khai thác, sử dụng; việc xây dựng, cải tạo, chỉnh trang các công trình kiến trúc phải được cấp có thẩm quyền cho phép; đối với những khu vực có cảnh quan gắn với di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, khu vực bảo tồn, thì phải căn cứ Luật Di sản văn hóa và các quy định hiện hành, phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức nghiên cứu, đánh giá về giá trị trước khi đề xuất giải pháp bảo tồn và khai thác phù hợp.
+ Đối với kiến trúc đồ án: Các công trình kiến trúc khi xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp phải phù hợp với quy hoạch, thiết kế được duyệt, tuân thủ giấy phép xây dựng và các quy định tại quy định quản lý quy hoạch; không được chiếm dụng trái phép không gian nhằm mục đích tăng diện tích sử dụng công trình; diện tích, kích thước khu đất xây dựng công trình hoặc nhà ở phải đảm bảo phù hợp theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định tại quy định quản lý quy hoạch ban hành; đối với các công trình xây dựng được cấp phép xây dựng mới bên trong khu vực đã được công nhận là di sản văn hóa phải nghiên cứu hình thức kiến trúc phù hợp, sử dụng vật liệu tương đồng về màu sắc, chất liệu với công trình di sản của khu vực; mặt ngoài công trình kiến trúc không được sử dụng màu sắc, vật liệu gây ảnh hưởng tới thị giác, sức khoẻ con người, yêu cầu về vệ sinh và an toàn giao thông.
36
2.2.5.5. Quản lý các dự án công trình theo quy hoạch xây dựng
- Việc quản lý đầu tư xây dựng phải căn cứ vào quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Việc đầu tư mới, sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2.2.5.6. Cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép
- Cấp phép xây dựng: Quản lý xây dựng theo quy hoạch là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này thì việc xét duyệt và cấp phép xây dựng đóng vai trò hàng đầu, là bước cần thiết đầu tiên để quản lý xây dựng theo đúng quy hoạch, đảm bảo phát triển theo định hướng, mục tiêu kinh tế xã hội của chính quyền đặt ra. Mặt khác, công tác cấp phép xây dựng còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ cảnh quan, phát triển đồng bộ các mặt kinh tế với các vấn đề môi trường, giao thông và các vấn đề xã hội khác.
+ Chính phủ quy định chi tiết về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép xây dựng đối với từng loại giấy phép xây dựng, từng loại công trình.
+ Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết mẫu đơn đề nghị, bản vẽ thiết kế trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
+ Cơ quan cấp phép được quy định tại các Nghị định, Thông tư và Quyết định của UBND các tỉnh.
- Điều chỉnh, gia hạn và thu hồi giấy phép xây dựng
+ Mỗi công trình chỉ được đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng đã được cấp 01 lần.
Trường hợp điều chỉnh từ 02 lần trở lên thì phải đề nghị cấp giấy phép mới theo quy định.
+ Công trình do cơ quan nào cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan đó có quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.
37
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi giấy phép xây dựng do cấp dưới cấp không đúng quy định.
- Quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép: Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13. Quá trình quản lý trật tự theo giấy phép xây dựng gồm một số nội dung:
+ Địa chỉ, địa điểm và tên của chủ đầu tư xây dựng; vị trí xây dựng, tên công trình xây dựng.
+ Cốt xây dựng, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng...,tổng diện tích xây dựng, điện tích xây dựng tầng một (tầng trệt), số tầng xây dựng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum) và chiều cao công trình.
Hình 2.2. Sơ đồ quản lý quy hoạch xây dựng 2.2.5.7. Quản lý lưu trữ hồ sơ tài liệu quy hoạch được duyệt
- Cơ quan, tổ chức, chủ đầu tư lập quy hoạch xây dựng phải thực hiện việc lưu trữ hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước
Lập quy hoạch xây dựng
Quản lý quy hoạch xây dựng
Quản lý khai thác, sử dụng cung cấp dịch vụ công cộng
Nhiệm vụ QHXD
Đồ án QHXD
Lập nhiệm vụ, xin ý kiến, thông qua, chỉnh sửa...
Thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ QH…
Lập đồ án QH, xin ý kiến, thông qua, chỉnh sửa...
Thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ QH…
Công bố QHXD, cấm mốc giới, cung cấp thông tin về QHXD…
Quản lý ĐTXD theo quy hoạch
Quản lý hệ thống hạ tầng, môi trường
38
- Cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng, cơ quan quản lý đất đai các cấp có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ quy hoạch xây dựng và cung cấp tài liệu lưu giữ này cho cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2.2.5.8. Rà soát đánh giá, điều chỉnh, bổ sung đồ án quy hoạch xây dựng
- Rà soát quy hoạch xây dựng nhằm kiểm soát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt và là một trong những căn cứ để quyết định việc điều chỉnh quy hoạch; Nội dung báo cáo rà soát quy hoạch xây dựng bao gồm: Rà soát tình hình lập, triển khai các quy hoạch có liên quan, các dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được duyệt và kế hoạch thực hiện quy hoạch; Đánh giá các mục tiêu đã thực hiện, các tác động, hiệu quả của việc thực hiện theo quy hoạch được duyệt;
Phân tích những yếu tố mới trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực lập quy hoạch; các kiến nghị và đề xuất. Hồ sơ báo cáo rà soát quy hoạch xây dựng gồm: Văn bản báo cáo, bản vẽ in màu tỷ lệ thích hợp, các văn bản pháp lý có liên quan.
- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
+ Việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng phải trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng, kết quả thực hiện quy hoạch hiện có, xác định rõ yêu cầu cải tạo, chỉnh trang của khu vực để đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu về sử dụng đất, giải pháp tổ chức không gian, cảnh quan đối với từng khu vực; giải pháp về cải tạo hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển.
+ Quy hoạch xây dựng điều chỉnh, bổ sung phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định; nội dung không điều chỉnh của đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt vẫn được thực hiện.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân phê duyệt quy hoạch nào thì điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở ý kiến cơ quan thẩm định.