CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN NAM GIAI ĐOẠN 2015-2020
3.1. Thực trạng quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện Thuận Nam
3.1.3. Công tác quản lý nhà nước đối với quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện
a. Tiến độ cấp giấy phép
- Công tác cấp giấy phép xây dựng ngày càng được phân cấp mạnh cho Ủy ban nhân dân huyện và xã thực hiện nên phần nào đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Đồng thời với việc đơn giản các thủ tục hành chính, công khai các quy định; thực hiện theo quy trình ISO; nâng cao nhận thức về pháp luật và chuyên môn của của đội ngũ cán bộ công chức, cũng như nhận thức của các tổ chức,
63
doanh nghiệp và người dân nên số lượng chủ đầu tư chấp hành việc xin phép xây dựng đã tăng lên qua các năm, số liệu giấy phép xây dựng được cấp trên tổng mét vuông sàn xây dựng được thể hiện thông qua bảng sau:
Năm
Số lƣợng giấy phép xây dựng đã cấp
(Giấy phép)
Tổng diện tích sàn xây dựng (ngàn m2 sàn XD)
2010 16 2,42
2011 16 2,32
2012 18 3,29
2013 22 4,83
2014 26 6,49
2015 28 7,69
* Nguồn: Sở Xây dựng và Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Thuận Nam
Bảng 3.1. Thống kê số liệu cấp phép xây dựng nhà ở từ năm 2010 đến năm 2015 - Bảng số liệu trên cho thấy nhu cầu về xin phép xây dựng ngày càng tăng nhưng do ảnh hưởng của nền kinh tế, hạn chế thông tin về quy hoạch và lực lượng cán bộ đảm nhiệm về công tác cấp phép còn mỏng, ít, chuyên môn nghiệp vụ thiếu nên chưa đáp ứng được tiến độ, quy trình đã đề ra.
b. Đánh giá chung về tình hình cấp phép xây dựng
- Ưu điểm: Thủ tục hành chính trên lĩnh vực cấp phép xây dựng ngày càng đơn giản, rõ ràng và đã phân cấp mạnh cho huyện, xã nên người dân thực hiện thủ tục này được thuận lợi hơn.
Việc Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định quy định về cấp phép xây dựng được xem là một trong những bước tiến về mặt chính sách trong công tác quản lý xây dựng. Một trong những nội dung quan trọng của quyết định này là khu vực đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở nếu có nhu cầu thì có thể được cấp giấy phép xây dựng tạm.
- Nhược điểm: Trong thực tế công tác cấp phép xây dựng ở huyện Thuận Nam vẫn còn một số vấn đề tồn tại gây khó khăn cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân (đối
64
với công trình theo quy định không yêu cầu thẩm tra, tuy nhiên do sợ trách nhiệm lại yêu cầu tổ chức cá nhân thuê đơn vị thẩm tra mới tiến hành cấp phép, làm chậm thời gian và tốn tiền của Chủ đầu tư); tình trạng xây dựng không phép, sai phép vẫn còn xảy ra nhiều nơi nhất là những khu vực dân cư phát triển (xã Cà Ná, Phước Nam là 02 khu vực định hình phát triển đô thị của huyện). Sở dĩ còn tồn tại một số vấn đề đó là do nhiều nguyên nhân, có thể phân loại các nguyên nhân chủ yếu như sau:
+ Nhận thức và hiểu biết pháp luật liên quan đến công tác cấp phép xây dựng của các chủ đầu tư và cán bộ công chức thực hiện công tác cấp phép xây dựng chưa đầy đủ nên khi thực hiện còn lúng túng hoặc thực hiện không đúng theo quy định.
+ Trong quá trình lập dự án, thiết kế công trình do chủ đầu tư không nghiên cứu kỹ để đưa ra nhiệm vụ thiết kế chuẩn xác, nên sau khi đã được thỏa thuận về quy hoạch, kiến trúc để lập dự án; chủ đầu tư lại tự điều chỉnh thiết kế công trình dẫn đến phải lấy ý kiến thỏa thuận lại hoặc phải có văn bản hướng dẫn chỉnh sửa thiết kế làm kéo dài thời gian xét cấp giấy phép xây dựng.
+ Các thủ tục mà pháp luật khác có liên quan quy định nhưng không rõ, còn chồng chéo làm phát sinh các thủ tục, khó khăn trong thực hiện. Từ đó, cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải yêu cầu chủ đầu tư tự thỏa thuận với các cơ quan liên quan trước khi nộp hồ sơ xin phép xây dựng. Ví dụ: Văn bản cung cấp các chỉ tiêu kiến trúc – quy hoạch, văn bản thỏa thuận về chiều cao công trình với Cục Tác chiến – Bộ Quốc phòng (đối với những công trình vượt chiều cao tĩnh không theo quy định), văn bản thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy.
+ Công tác quy hoạch xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư, quy hoạch chi tiết xây dựng còn thiếu dẫn đến phải thỏa thuận nhiều, quy hoạch đã được duyệt nhưng chưa công bố công khai theo quy định, sự phối hợp giữa cơ quan cấp phép xây dựng và cơ quan phê duyệt quy hoạch chưa tốt dẫn đến tình trạng cơ quan cấp phép không có đầy đủ thông tin để xem xét, giải quyết nên phải hỏi cơ quan quản lý quy hoạch và các cơ quan liên quan làm mất rất nhiều thời gian.
Công tác tổ chức thực hiện tại các cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng chưa thật sự tốt, việc thụ lý hồ sơ chưa kịp thời, thời gian gửi văn bản yêu cầu chủ đầu tư bổ
65
sung hồ sơ hoặc lấy ý kiến của cơ quan liên quan không đảm bảo thời gian theo quy định.
3.1.3.2. Tình hình quản lý trật tự xây dựng a.Thực trạng quản lý trật tự xây dựng
- Trong năm 2010, số vụ vi phạm xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn huyện là 58 trường hợp (ra quyết định xử phạt là 55 trường hợp, buộc tháo dỡ là 44 trường hợp). Một trong những biện pháp là hành lang pháp lý đã đầy đủ hơn, quyết liệt xử lý, tổng số tiền phạt là 33.300.000 đồng.
- Trong năm 2011, số vụ vi phạm xây dựng không phép, sai phép là 34 trường hợp (ra quyết định xử phạt là 28 trường hợp, buộc tháo dỡ là 24 trường hợp giảm 41,4% so với 58 vụ việc trong năm 2010). Một trong những biện pháp là hành lang pháp lý đã đầy đủ hơn, quyết liệt trong công tác kiểm tra, xử lý, tổng số tiền phạt là 52.600.000 đồng.
- Tuy nhiên, trong những năm từ 2012-2015 tình hình xây dựng không phép, sai phép lại có xu hướng gia tăng 219 trường hợp (trong đó: 2012 là 50 trường hợp, 2013 là 52 trường hợp, 2014 là 57 trường hợp và 2015 là 60 trường hợp), chủ yếu là các trường hợp nhà ở riêng lẻ và ở các khu vực xa khu dân cư (trên đất nông nghiệp), tổng số tiền phạt là 218.300.000 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu về xây dựng tăng nhưng cơ quan nhà nước lại hạn chế về quyền được cấp phép xây dựng của người dân vì thuộc khu vực chưa có quy họach chi tiết, biện pháp chế tài tuy có nhưng thiếu điều kiện bắt buộc để người dân thực hiện.
Hình 3.7: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai - xây dựng.
Hình 3.6: Thi hành cưỡng chế tháo dỡ nhà xây dựng trái phép tại xã Nhị Hà
66
b. Đáng giá chung về tình hình quản lý trật tự xây dựng - Ưu điểm của việc quản lý trật tự xây dựng:
+ Lực lượng cán bộ làm công tác về quản lý xây dựng được chú trọng bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ hàng năm.
+ Hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, biện pháp chế tài đủ mạnh để mang tính răn đe.
+ Người dân ngày càng có ý thức về việc tuân thủ nội dung của giấy phép xây dựng đã được duyệt.
- Khuyết điểm của việc quản lý trật tự xây dựng:
+ Cơ quan nhà nước, Ủy ban nhân dân các xã xử lý vi phạm xây dựng còn thiếu kiên quyết, vẫn còn tình trạng bao che cho xây dựng không phép, sai phép.
+ Dù đã được bồi dưỡng nghiệp vụ về xây dựng nhưng lực lượng quản lý xây dựng ở các xã đa phần đều yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
+ Sự chồng chéo về quy trình xử phạt theo các Nghị định xử phạt và quy định cưỡng chế làm cho việc thực hiện cưỡng chế công trình xây dựng không thực hiện được khi mới vừa xây dựng. Đồng thời, sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong quá trình xử phạt vi phạm xây dựng chưa tốt, như theo quy định tại Nghị định 180/NĐ-CP thì cơ quan công an phải có trách nhiệm chốt chặn không cho chuyên chở vật tư vào nơi đang vi phạm về xây dựng tuy nhiên thực tế thì đa phần các cơ quan công an không thực hiện theo như quy định.
+ Một bộ phận người dân sống trong các khu quy họach treo kéo dài do nhu cầu về nhà ở đã thực hiện hành vi xây dựng không phép, không tuân thủ các quy định của pháp luật
+ Biện pháp chế tài tuy đã được điều chỉnh nhưng lại thiếu điều kiện ép buộc người dân thực hiện, ví dụ như khi tiến hành xử phạt hành vi xây dựng không phép thì mức phạt trung bình là 12.500.000 đồng hoặc xử phạt vi pham sử dụng đất không đúng mục đích là 1.250.000 đồng, nhưng đa phần người dân không tự giác đóng phạt, các cơ quan nhà nước chỉ tiến hành vận động đóng phạt chứ chưa có biện pháp để người dân tự giác đóng phạt.
67 3.1.3.3. Tình hình quản lý quy hoạch xây dựng a. Thực trạng quản lý
- Trong những năm qua đi theo đường lối của Đảng, được sự quan tâm nhiều mặt của Trương ương, tỉnh, đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Đảng bộ chính quyền và nhân dân huyện Thuận Nam đã nỗ lực, quyết tâm thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong công tác quản lý đất đai và tài nguyên thiên nhiên, nổi bật là công tác quản lý quy hoạch. Đến nay, hầu hết diện tích đất của huyện đã được quy hoạch (sử dụng đất, nông thôn mới, QHXD...) đã đạt được một số kết quả như sau:
- Hầu hết các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đến thời điểm hiện tại vẫn phù hợp định hướng phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, một số đồ án đã được Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt quyết định điều chỉnh tổng thể để phù hợp với biến động hiện trạng sử dụng đất (3/41 đồ án).
- Các khu chức năng như: Khu công nghiệp, khu đô thị, trung tâm văn hóa thể dục thể thao, Y tế, giáo dục, thương mại dịch vụ và du lịch (dọc tuyến đường ven biển)... Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị được quy hoạch đồng bộ, nhiều đồ án QHXD, trong đó có những đồ án tạo tiền đề cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện..., tạo điều kiện để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng. Hoàn thành công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo tiến độ đề ra; tổ chức lập đề án theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới, lựa chọn nội dung để vận động xây dựng nông thôn mới đảm bảo quy định hiện hành. Việc phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện khai thác hợp lý các nguồn lực, phát huy lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự liên kết trong vùng, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất một cách bền vững; phục vụ tốt cho công tác xây dựng nông thôn mới theo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
- Ủy ban nhân dân huyện đã phối hợp với Sở chuyên ngành và chỉ đạo UBND các xã thực hiện cắm mốc, công bố quy hoạch (trên cơ sở điều lệ quản lý được phê duyệt đạt 70%) và cung cấp thông tin quy hoạch, kiến trúc cho một số đơn vị xây dựng, các Chủ
68
đầu tư và người dân…theo sự phân cấp về công tác quản lý quy hoạch để giải quyết về xây dựng, khiếu nại…
- Thường xuyên chỉ đạo rà soát, kiến nghị điều chỉnh các quy hoạch không phù hợp, đồng thời bổ sung quy hoạch các khu còn thiếu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư và định hướng phát triển trong thời gian đến.
b. Đáng giá chung về tình hình quản lý - Ưu điểm
+ Các đồ án Quy hoạch đã được phê duyệt đều đảm bảo chất lượng, phù hợp định hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; luôn có sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan và cộng đồng dân cư trong quá trình lập quy hoạch để đáp ứng nhu cầu thực tế, nâng cao chất lượng và tính thống nhất giữa các loại quy hoạch.
+ Đã kịp thời cụ thể hóa các văn bản của Trung ương quy định về công tác quản lý QHXD trên địa bàn; phân công, phân cấp thẩm quyền trong công tác quản lý đầu tư xây dựng; chú trọng kiểm soát, nâng cao về chất lượng công tác lập, thẩm định các quy hoạch và hiệu quả sử dụng đất, vốn đầu tư, chống thất thoát, lãng phí nguồn tài nguyên và trong đầu tư xây dựng, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn nhà nước.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý quy hoạch và hướng dẫn nghiệp vụ chức năng quản lý nhà nước đối với các địa phương. Kết quả, trật tự trong hoạt động quy hoạch và quản lý quy hoạch đã có sự chuyển biến tích cực rõ nét, số trường hợp vi phạm trên địa bàn huyện có sự giảm nhiều, nhất là những năm gần đây.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, chương trình, đề án phát triển điểm dân cư, điểm đô thị; khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Khuyết điểm:
+ Chất lượng một số đồ án quy hoạch còn thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa thực hiện vai trò định hướng và đảm bảo tính đồng bộ trong quá trình xây dựng, cải tạo và chỉnh trang điểm dân cư, đô thị. Nhiều đồ án còn thiếu sự kết hợp phát triển của các công trình xây dựng với công hạ tầng kỹ thuật.
69
+ Việc công khai quy hoạch xây dựng và cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng chưa kịp thời, thường xuyên và rộng rãi. Thông tin của một số đồ án chưa được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng. Vì thế, một số tổ chức và cá nhân còn chưa nắm được các thông tin về đồ án quy hoạch xây dựng, nhiều nhà đầu tư chưa được cung cấp đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, chưa được hướng dẫn chi tiết các quy định về quy hoạch, kiến trúc đô thị và các quy định liên quan đến nhu cầu lập dự án đầu tư xây dựng.
+ Nhiều khu vực như: Cà Ná, Phước Dinh, Phước Diêm, có khả năng thu hút đầu tư xây dựng lớn nhưng chưa được khai thác, nhiều cơ hội đầu tư xây dựng bị bỏ lỡ do có một số dự án “treo” mà sau nhiều năm, nay chưa điều chỉnh xử lý… Công tác kiểm tra giám sát thực hiện quy hoạch xây dựng chưa được phát huy hiệu quả. Chế tài xử lý đối với những trường hợp vi phạm còn hạn chế, thiếu tính răn đe. Từ thiếu sót này mà nhiều trường hợp xây dựng sai quy hoạch vẫn còn tái diễn như bê tông hóa lấn lướt cây xanh, xây dựng không theo giấy phép, tự cơi nới vi phạm quy hoạch dẫn đến phá vỡ kiến trúc, cảnh quan. ..
+ Việc phát hiện xử lý vi phạm chưa kịp thời và triệt để. Tình trạng xây dựng không phép, sai phép sai quy hoạch, xây dựng đón đền bù trong vùng đã có quy hoạch được duyệt và công bố còn diễn ra ở một số xã: Phước Diêm, Phước Dinh… Đồng thời với đó là công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa sâu rộng và chưa đạt hiệu quả mong muốn. Một số xã chưa huy động được hệ thống chính trị và nhân dân địa phương tham gia gánh vác vài trò của mình trong hoạt động quản lý.
+ Việc tổ chức thực hiện chưa hợp lý, cụ thể: Công tác quy hoạch xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư, quy hoạch chi tiết xây dựng còn thiếu dẫn đến phải thỏa thuận nhiều, quy hoạch đã được duyệt nhưng chưa hoặc chậm công bố công khai theo quy định, sự phối hợp giữa cơ quan cấp phép xây dựng và cơ quan phê duyệt quy hoạch chưa tốt dẫn đến tình trạng cơ quan cấp phép không có đầy đủ thông tin để xem xét, giải quyết nên phải hỏi cơ quan quản lý quy hoạch và các cơ quan liên quan làm mất rất nhiều thời gian; Công tác tổ chức thực hiện tại các cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng chưa thật sự tốt, việc thụ lý hồ sơ chưa kịp thời, thời gian gửi văn